I- Đặt vấn đề:
Lí do chọn chuyên đề
- Căn cứ vào thực tế giảng dạy trong những năm qua, chúng ta thấy kiến thức phần phân số lớp 6 cơ bản đã được giới thiệu trong chương trình toán 4, 5 ở tiểu học.
- Trong quá trình giảng dạy của giáo viên cho thấy sự gắn kết kiến thức ở tiểu học với kiến thức mới chưa rõ nét, có tiết còn mờ nhạt. Dẫn tới lãng phí thời gian của tiết học, học sinh chưa luyện giảng nhiều, hạn chế tư duy của học sinh.
16 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Vận dụng phần kiến thức ở tiểu học vào việc dạy chương phân số lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhiệt liệt chào mừng các đồng chí về dự chuyên đề cụm Hướng dẫn thực hiện chuyên đề tổ phổ thông phòng giáo dục thái thụy Nhóm thực hiện chuyên đề I- Đặt vấn đề: Lí do chọn chuyên đề - Căn cứ vào thực tế giảng dạy trong những năm qua, chúng ta thấy kiến thức phần phân số lớp 6 cơ bản đã được giới thiệu trong chương trình toán 4, 5 ở tiểu học. - Trong quá trình giảng dạy của giáo viên cho thấy sự gắn kết kiến thức ở tiểu học với kiến thức mới chưa rõ nét, có tiết còn mờ nhạt. Dẫn tới lãng phí thời gian của tiết học, học sinh chưa luyện giảng nhiều, hạn chế tư duy của học sinh. - Học sinh học ở dưới tiểu học có nhiều thời gian học và làm bài ngay tại lớp nhưng lên lớp 6, các em phải nắm vững kiến thức và kĩ năng giải toán trong một thời gian nhất định. Từ đó yêu cầu giáo viên cần đưa phương pháp dạy tiếp nối phù hợp với đối tượng học sinh. - Kiến thức chương phân số gồm 43 tiết, trong đó 5 tiết dành cho ôn tập cuối năm, 5 tiết luyện tập; 33 tiết lý thuyết là kiến thức cơ bản quan trọng. II- Giải quyết vấn đề: 1- Tình hình thực trạng khi chưa thực hiện chuyên đề: a) Thuận lợi: Đối với giáo viên: - Đội ngũ giáo viên đã được đào tạo cơ bản. - Giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao nghiệp vụ sư phạm.. - Trang thiết bị và đồ dùng dạy học tăng cường, có phòng học bộ môn. - Giáo viên rất ham học hỏi, nghiên cứu soạn bài, thường xuyên sử dụng ĐDDH, dạy đúng phương pháp bộ môn. Đối với học sinh: - Kiến thức học sinh đã được học ở tiểu học là cơ sở cho sự tiếp cận kiến thức ở lớp 6. - Bộ môn toán 6 biên soạn rất phù hợp với lứa tuổi. - ý thức học tập của học sinh lớp 6 rất tích cực, tự giác - Học sinh lớp 6 sớm được làm quen với phương pháp dạy học mới. - Trình độ nhận thức của phụ huynh ngày càng được nâng cao. b) Khó khăn Đối với học sinh: - Kĩ năng và thực hành của học sinh lớp 6 chưa nhanh. - Số lượng bộ môn học trong chương trình cấp 2 nhiều hơn, kiến thức mở rộng hơn nên yêu cầu học sinh cần có tư duy cao hơn. - Học sinh chưa biết chọn lọc kiến thức khi ghi chép, chưa biết lựa chọn phương pháp giải toán. - Hứng thú học tập bộ môn toán 6 chưa được phát huy cao. Đối với giáo viên: - Giáo viên mất nhiều thời gian để nhắc nhở học sinh cách ghi chép, cách trình bày, cách học ở nhà dẫn đến mất thời gian trong phần dạy lí thuyết. - Qua kiểm tra bài cũ thấy học sinh chưa nắm vững kiến thức ở tiểu học nên giáo viên mất thời gian nhắc lại kiến thức cũ. - Giáo viên thường chưa kế thừa và phát huy được những kiến thức học sinh đã học ở tiểu học. - Giáo viên chưa định hướng được rõ nét phương pháp dạy học phù hợp để dạy tiếp nối phần kiến thức cũ với kiến thức lớp 6. - Giáo viên còn dạy chéo ban nên bị hạn chế thời gian nghiên cứu chuyên môn. 2- Các biện pháp giáo dụn và các giải pháp khoa học đã tiến hành. Dựa vào đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 6 ta cần có biện pháp giáo dục hợp lí. - Hệ thống câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu phù hợp với lối tư duy còn đơn giản của học sinh lớp 6. - Nên tạo tình huống có vấn đề trong giảng dạy để kích thích hứng thú học tập của học sinh. - Nên thay đổi hình thức học tập để tránh nhàm chán. - Dạng bài tập đưa ra cần đa dạng và phong phú, có sử dụng phương tiện dạy học hiện đại. - Giáo viên nên thường xuyên động viên, khen ngợi học sinh; hướng dẫn các em cách ghi chép và tự học. - Trong mỗi tiết học giáo viên nên chỉ ra những vấn đề mới về kiến thức so với tiểu học. a) Những điểm cần chú ý về lí thuyết trong chương phân số. Khi dạy lí thuyết giáo viên nên tham khảo lại chương trình đã học ở tiểu học. Từ đó giáo viên cho học sinh ôn lại kiến thức cũ và phát triển rộng thêm kiến thức mới. Dựa vào kiến thức ở tiểu học ta phân ra ba dạng bài liên quan như sau: - Một số bài trong chương: Kiến thức ở lớp dưới, xây dựng trên cơ sở một ví dụ cụ thể, hình vẽ cụ thể và áp đặt ngay kiến thức. Nhưng lên lớp 6 những kiến thức đó đã đưa về dạng công thức tổng quát, có giải thích cơ sở lí luận. -Một số bài trong chương sử dụng hoàn toàn kiến thức ở tiểu học lên lớp 6 chỉ luyện giảng, mở rộng và nâng cao hơn. - Một số bài trong chương một phần lớn kiến thức đã học tiểu học, lên lớp 6 đã bổ sung và mở rộng một phần kiến thức mới. Trong 15 bài trong chương phân số đã trình bày cụ thể trong chuyên đề. Tôi chỉ nêu ra một số bài cụ thể. Bài 5: Quy đồng mẫu số nhiều phân số 1)Tiểu học: + Khái niệm: Viết các phân số đã cho thành các phân số mới bằng phân số ban đầu có mẫu số giống nhau. + Cách quy đồng: - Lấy tử số và mẫu số của phân số 1 nhân với mẫu số của phân số 2. - Lấy tử số và mẫu số của phân số 2 nhân với mẫu số của phân số 1. 2) Lớp 6: Đưa ra một quy tắc chung: Quy đồng 2 hay nhiều phân số. Điều quan trọng là tìm mẫu số chung thông qua tìm BCNN của các mẫu số. ? Nêu các bước quy đồng mẫu số với mẫu số dương. ? Với những phân số có mẫu số âm ta làm như thế nào? (đổi thành phân số có mẫu số dương) ? So sánh cách quy đồng ở lớp 6 với ở tiểu học? - Lớp 6 điểm mới hơn: + Quy đồng mẫu số nhiều phân số một cách dễ dàng. + Mẫu số chung tìm được đơn giản hơn. 4) Bài tập: - Bài tập rèn kĩ năng quy đồng “lưu ý tất cả phải đổi về mẫu dương trước khi quy đồng”. - Bài tập rút gọn trước khi quy đồng. Bài 6: So sánh phân số. 1) Tiểu học: + So sánh phân số cùng mẫu bằng cách so sánh 2 tử số; tử số nào lớn hơn thì phân số lớn hơn. + So sánh phân số không cùng mẫu; Quy đồng mẫu số rồi so sánh các tử số như trên. + So sánh phân số với 1. Tử số lớn hơn mẫu số => phân số > 1. Tử số nhỏ hơn mẫu số => phân số phân số = 1. 2) Lớp 6: Do mở rộng tập số nên cần so sánh các phân số tử mẫu là số nguyên. 3) Biện pháp: *) Kiểm tra: ? Nêu lại cách so sánh phân số ở tiểu học. GV nói: Khi mở rộng tập tập số các phân số tử số và mẫu số là các số nguyên, cách làm trên vẫn đúng. 4) Bài tập: + Luyện kĩ năng so sánh phân số cùng mẫu và khác mẫu. + So sánh bằng sử dụng tính chất bắc cầu: + Bài tập về so sánh phân số với 0, với 1 để thấy quan điểm phân số > 1 ở lớp 6 khác tiểu học; So sánh phân số bằng cách quy đồng tỉ số. Dạng bài tập trong chương Dạng 1: Bốn phép toán cơ bản cộng, trừ, nhân, chia phân số và phối hợp các phép tính. - ở mức độ dễ: Chỉ cộng 2 phân số, trừ 2 phân số, nhân, chia hai phân số. - ở mức độ khó hơn: Tính giá trị của một biểu thức đại số có lết hợp 4 phép tính trên. Đây là dạng toán quan trọng với mục đích rèn kĩ năng tính toán cho học sinh, là cơ sở hình thành các phép toán cộng, trừ , nhân, chia các phân thức đại số lớp 8. Dạng 2: Tìm thành phần chưa biết. ở mức độ dễ: Chỉ có tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ, phép nhân, hoặc phép chia. - ở mức độ khó hơn: Tìm một thành phần chưa biết trong một biểu thức có liên quan nhiều phép tính, có ngoặc. Dạng 3: Rút gọn phân số (dạng 1 biểu thức) Dạng 4: So sánh phân số (dạng một biểu thức) Dạng 5: Các bài toán có liên quan thực tế liên quan đến ba bài toán cơ bản về phân số. Dạng 6: Sử dụng máy tính bỏ túi. IV – Kết thúc vấn đề: Với mục đích giúp học sinh thấy được sự liên quan giữa kiến thức đã được học ở tiểu học với kiến thức lớp 6, đồng thời chỉ ra điểm mới của bộ môn toán 6. Như vậy việc tiếp thu kiến thức của các em nhẹ nhàng hơn, nắm được bản chất của vấn đề. Rèn cho học sinh khả năng tự học, cách trình bày khoa học, lôgic, cẩn thận và cách lựa chọn phương pháp giải hợp lí, rèn được tư duy cho học sinh. Phần giới thiệu về chuyên đề kết thúc Xin chân thành Cảm ơn các đồng chí!
File đính kèm:
- chuyen de Toan 6.ppt