Chuyên đề tích hợp giáo dục đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giờ học ngữ văn cấp trung học cơ sở

Có một lần các cháu thiếu nhi đến thăm Bác. Chú bảo vệ bảo Bác rất bận, không thể tiếp

các cháu được. Bác biết chuyện liền ra đãn các cháu vào. Bác trò chuyện vui vẻ, dặn dò các cháu chăm ngoan, học giỏi, biết vâng lời ông bà cha mẹ, thầy cô. Khi các cháu ra về, Bác tiễn đÕn tận ngõ. Xe từ từ lăn bánh, ngoái lại nhìn các cháu vẫn còn thấy một cụ già hiền từ đøng nhìn theo và vẫy chào tạm biệt.

(Chuyện đời thường của Bác Hồ)

 

ppt25 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1010 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề tích hợp giáo dục đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giờ học ngữ văn cấp trung học cơ sở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội Quận Hai Bà Trưng, ngày 16 tháng 12 năm 2008 Tiết 62: Giáo viên thực hiện: Lê Thị Hằng Trường THCS Lê Ngọc Hân Ôn tập văn bản biểu cảm Đặc điểm cơ bản Cách lập ý và lập dàn bài Cách diễn đạt Mục tiêu cần đạt: Bài tập 1: Đọc kĩ các đoạn văn ở bài tập 1 (phiếu học tập), xác định phương thức biểu đạt của mỗi đoạn và cho biết vỡ sao mà em xác định như vậy? I. Đặc điểm cơ bản của văn bản biểu cảm: 1. Mục đích của văn bản biểu cảm: Có một lần các cháu thiếu nhi đến thăm Bác. Chú bảo vệ bảo Bác rất bận, không thể tiếp các cháu được. Bác biết chuyện liền ra đón các cháu vào. Bác trò chuyện vui vẻ, dặn dò các cháu chăm ngoan, học giỏi, biết vâng lời ông bà cha mẹ, thầy cô... Khi các cháu ra về, Bác tiễn đến tận ngõ. Xe từ từ lăn bánh, ngoái lại nhìn các cháu vẫn còn thấy một cụ già hiền từ đứng nhìn theo và vẫy chào tạm biệt. (Chuyện đời thường của Bác Hồ) Phương thức biểu đạt: Tự sự. Căn cứ xác định: Đoạn văn đã kể lại câu chuyện các cháu thiếu nhi đến thăm Bác Hồ. “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ, râu Bác dài, tóc Bác bạc phơ...”. Trước mắt tôi hiện lên hình ảnh Bác thật hiền từ như một ông Bụt vậy. Nhưng Bác không mặc áo dài thụng, tay chống gậy trúc mà là bộ quần áo kaki đã bạc màu, miệng tươi cười , tay cầm đĩa kẹo để chia cho các cháu thiếu nhi. Hôm qua tôi được điểm mười, nên tôi cũng được Bác chia kẹo. Tôi háo hức mong chờ đến lượt mình. Chao ôi, ánh mắt Bác nhìn tôi mới thật trìu mến và ấm áp làm sao! Tôi ngỡ như ông ngoại đang nhìn tôi vậy. Ôi! Không lẽ đây lại là một giấc mơ sao? Một giấc mơ kỳ diệu mà tôi ước nó sẽ không kết thúc. (Bài làm của học sinh) Phương thức biểu đạt: Biểu cảm Căn cứ xác định: Đoạn văn bộc lộ tình cảm, cảm xúc với Bác Hồ kính yêu. “Tôi đã một lần được đến thăm ngôi nhà sàn - nơi Bác ở và làm việc. Bước qua hàng rào râm bụt xanh mướt điểm những bông hoa đỏ tươi là một căn phòng nhỏ thật đơn sơ giản dị nhưng lại rất gọn gàng, sạch sẽ. Chiếc giường một, chiếc tủ nhỏ, chiếc đài con con đặt ngay ngắn trên chiếc bàn làm việc. Một bình hoa huệ trắng, tinh khiết, toả hương man mát, dìu dịu. Tôi có cảm giác dường như Bác đang đứng rất gần, rất gần đây mìm cười hiền hậu nhìn chúng tôi.” (Bài làm của học sinh) Phương thức biểu đạt: Miêu tả Căn cứ xác định: Đoạn văn đã tái hiện, giúp hình dung cảnh ngôi nhà sàn của Bác. Bài tập 1: “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ, râu Bác dài, tóc Bác bạc phơ...” Trước mắt tôi hiện lên hình ảnh Bác thật hiền từ như một ông Bụt vậy. Nhưng Bác không mặc áo dài thụng, tay chống gậy trúc mà thay vào đó là bộ quần áo kaki đã bạc màu, miệng tươi cười , tay cầm đĩa kẹo để chia cho các cháu thiếu nhi. Hôm qua tôi được điểm mười, nên tôi cũng được Bác chia kẹo. Tôi háo hức mong chờ đến lượt mình để được nhận kẹo của Bác. Chao ôi, ánh mắt Bác nhìn tôi mới thật trìu mến và ấm áp làm sao! Tôi ngỡ như ông ngoại đang nhìn tôi vậy. Rồi Bác ôm tôi vào lòng và thơm lên hai má tôi. Ôi! Không lẽ đây lại là một giấc mơ sao? Một giấc mơ kỳ diệu mà tôi ước nó sẽ không kết thúc. (Bài làm của học sinh) 2. Các cách biểu cảm: Em hãy cho biết trong đoạn văn biểu cảm ở bài tập 1, người viết đã biểu cảm bằng những cách nào? Chỉ ra những từ ngữ, câu văn thể hiện các cách biểu cảm đó? Bài tập 2: Thảo luận nhóm: Theo em văn biểu cảm khác văn tự sự, văn miêu tả như thế nào? Yếu tố tự sự, miêu tả đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm? Cho ví dụ. Điểm khác nhau Giữa văn biểu cảm với văn tự sự và văn miêu tả Miêu tả là yếu tố chính Tự sự là yếu tố chính Vai trò của yếu tố tự sự miêu tả Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, đánh giá Tái hiện sự vật, sự việc cụ thể  hình dung ra sự vật, sự việc đó Kể một câu chuyện (sự việc) có đầu, có cuối  ý nghĩa Mục đích biểu đạt Văn biểu cảm Văn miêu tả Văn tự sự Phương diện Tự sự, miêu tả là những yếu tố phụ làm nền để bộc lộ cảm xúc ...Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. I. Đặc điểm cơ bản của văn bản biểu cảm: 1. Mục đích của văn bản biểu cảm: Biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc 2. Các cách biểu cảm: a) Trực tiếp b) Gián tiếp: - Thông qua miêu tả, tự sự. - Thông qua hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng. II. Cách lập ý và lập dàn bài cho đề văn biểu cảm: Bài tập 4: Điền vào ô trống những cách lập ý đã học: ............. ............. ............. ............. ............. ............. ............. ............. ............. ............. ............. ............. ............. ............. ............. ............. ............. ............. ............. ............. Liên hệ hiện tại với tương lai Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại Tưởng tượng tình huống hứa hẹn, mong muốn Quan sát và suy ngẫm Bài tập 5: “Bác Hồ kính yêu” Lập dàn bài cho đề văn biểu cảm: Tình huống: Nếu tham gia vào diễn đàn “Thiếu nhi Thủ đô thi đua thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy”, em sẽ vận dụng các cách lập ý cho bài văn biểu cảm đã học để trình bày cảm xúc của mình với Bác như thế nào? III. Cách diễn đạt trong bài văn biểu cảm: Bài tập 6: Nhận xét cách diễn đạt (câu văn, lời văn, hình ảnh, các biện pháp tu từ) của tác giả Thép Mới trong đoạn văn sau: “…Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp…”. (Trích “Cây tre Việt Nam") III. Cách diễn đạt trong bài văn biểu cảm: - Từ ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm - Câu văn linh hoạt, có nhịp điệu. - Sử dụng các biện pháp tu từ: điệp ngữ, so sánh, nhân hoá, ẩn dụ... Bài tập 7: Học tập cách diễn đạt của các tác giả qua các văn bản biểu cảm đã học, đã đọc, hãy phát triển một ý trong dàn bài em vừa lập ở BT5 thành một đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu. “Cảnh khuya” là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác Hồ. Người xưa đến với chốn lâm tuyền để lánh đục tìm trong, để được nhàn. Còn Hồ Chí Minh đến với suối rừng Việt Bắc là để lập chiến khu đánh Pháp. Giữa cảnh khuya, có suối, có trăng... đẹp như vẽ nhưng Người vẫn thao thức, vẫn “chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Phải chăng tâm hồn thi sĩ đã hoà vào cốt cách người chiến sĩ? Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước được diễn tả một cách trong sáng, gợi cảm và đầy chất thơ. Bác Hồ yêu nước, thương dân, Bác yêu thiên nhiên, Bác yêu trăng... “Cảnh khuya” như dẫn hồn ta vào những giấc mộng đẹp. Bài thơ là sự kết hợp hài hoà tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của một con người bình dị mà vĩ đại. Đọc thơ Bác, ta càng thêm yêu kính và biết ơn Bác. Tổng kết bài học Mời các em tham gia trò chơi “Tiếp sức” để hoàn thành sơ đồ tổng kết bài học hôm nay Hoạt động tiếp nối (Hướng dẫn về nhà) - Hoàn thành bài tập 5. - Soạn bài: Ôn tập Văn bản trữ tình.

File đính kèm:

  • pptOn tap van bieu cam.ppt