Chuyên đề Rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 1 thông qua tiết kể chuyện

Trên thực tế hiện nay, nhiều học sinh của chúng ta khi kết thúc trong học phổ thông thậm chí cả những người trưởng thành rồi mà vẫn rất vụng về, thiếu tự tin và "ngại" phát biểu trước đám đông. Vậy làm thế nào để những thế hệ tiếp sau có khả năng diễn đạt, tự tin, mạnh dạn hơn trước đông người. Muốn có điều đó chúng ta phải dạy cho các em, tạo điều kiện cho các em được "nói" nhiều từ khi các em bắt đầu đến trường.

Như chúng ta đã biết năm học 2002 - 2003, lớp 1 tiến hành dạy và học theo sách giáo khoa mới với 2 định hướng lớn của môn Tiếng Việt là:

+ Coi trọng đồng thời cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết

+ Coi trọng đồng thời cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

- Vậy việc rèn các kỹ năng này đó là kỹ năng nghe, nói như thế nào thông qua các phân môn cụ thể ?

Ở lớp 1, giai đoạn học chữ học sinh đã biết nghe, tập nói theo chủ đề. Giai đoạn sau học chữ hai kỹ năng này được nâng cao lên một bước đó là học sinh đã nói được những câu, đoạn bài về thiên nhiên, gia đình, trường học, thiếu nhi, có sử dụng các ngữ liệu dễ hiểu, trong sáng và có ý nghĩa giáo dục. Vậy trong một tiết kể chuyện việc rèn kỹ năng nghe, nói được tiến hành như thế nào cho hợp lý, tạo điều kiện cho nhiều học sinh được nói ? đó là vấn đề mà tổ lớp 1 chúng tôi trăn trở, suy nghĩ và quyết định thực hiện chuyên đề này, chuyên đề "Rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 1 thông qua tiết kể chuyện".

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 1 thông qua tiết kể chuyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i- đặt vấn đề Trên thực tế hiện nay, nhiều học sinh của chúng ta khi kết thúc trong học phổ thông thậm chí cả những người trưởng thành rồi mà vẫn rất vụng về, thiếu tự tin và "ngại" phát biểu trước đám đông. Vậy làm thế nào để những thế hệ tiếp sau có khả năng diễn đạt, tự tin, mạnh dạn hơn trước đông người. Muốn có điều đó chúng ta phải dạy cho các em, tạo điều kiện cho các em được "nói" nhiều từ khi các em bắt đầu đến trường. Như chúng ta đã biết năm học 2002 - 2003, lớp 1 tiến hành dạy và học theo sách giáo khoa mới với 2 định hướng lớn của môn Tiếng Việt là: + Coi trọng đồng thời cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết + Coi trọng đồng thời cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. - Vậy việc rèn các kỹ năng này đó là kỹ năng nghe, nói như thế nào thông qua các phân môn cụ thể ? ở lớp 1, giai đoạn học chữ học sinh đã biết nghe, tập nói theo chủ đề... Giai đoạn sau học chữ hai kỹ năng này được nâng cao lên một bước đó là học sinh đã nói được những câu, đoạn bài về thiên nhiên, gia đình, trường học, thiếu nhi, có sử dụng các ngữ liệu dễ hiểu, trong sáng và có ý nghĩa giáo dục. Vậy trong một tiết kể chuyện việc rèn kỹ năng nghe, nói được tiến hành như thế nào cho hợp lý, tạo điều kiện cho nhiều học sinh được nói ? đó là vấn đề mà tổ lớp 1 chúng tôi trăn trở, suy nghĩ và quyết định thực hiện chuyên đề này, chuyên đề "Rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 1 thông qua tiết kể chuyện". ii- nội dung 1- Sách giáo khoa: - Năm học 2002 - 2003 lớp 1 tiến hành học theo sách giáo khoa mới. Các câu chuyện không được in thành tập như sách lớp 1 trước đây mà các văn bản này đã được chọn lọc, cô đọng và gần gũi với các em. Các câu chuyện được in trong sách giáo khoa nhằm giúp cho các em có kỹ năng nghe và từ đó muốn thể hiện mình các em tập nghe, tập kể. - Sách giáo khoa phần 1 có 15 truyện được thể hiện trong 15 bài ôn tập. Mỗi truyện là một nội dung trong bài ôn tập, được dạy trong khoảng từ 10 - 12 phút. Mỗi truyện có 4 (thậm chí 5,6) bức tranh minh hoạ cho nội dung chính. - Sách giáo khoa phần 2 có 12 truyện, mỗi truyện được dạy thành 1 tiết học độc lập, gắn liền với các tranh minh hoạ có màu sắc hài hoà phù hợp với các đặc điểm học sinh tiểu học, dưới mỗi bức tranh có ghi các câu hỏi giúp học sinh tái hiện được nội dung của từng đoạn, toàn truyện. 2- Vai trò của tranh - cách đọc "tranh" - Tranh trong phần kể chuyện có một nhiệm vụ rất quan trọng là giúp trí tưởng tượng của các em hình dung thế giới trong truyện, các chi tiết trong truyện như một cuốn phim hoạt hình. Chính vì vậy đường nét, màu sắc của tranh giúp các em cảm nhận thấy gần gũi, với thế giới của mình hơn. Sự cách điệu trong tranh được thể hiện ở màu sắc, đường nét nhằm để: + Thể hiện 1 ý tưởng, lưu ý 1 chi tiết. VD: Những giọt nước mắt của vợ chồng Ngỗng trong hình 2 mục kể chuyện Ngỗng và Tép (SGK - Tr. 17) + Nhân hoá các vai động vật VD: Thỏ có y phục và đi bằng hai chân như người trong truyện Rùa và Thỏ (SGK - Tr.54) Vì vậy khi kể chuyện người giáo viên cần khắc sâu các chi tiết đáng ghi nhớ để các em có thể nhớ được nội dung truyện. - Ngoài ra ở một số tranh còn có thêm các "bong bóng lời" hoặc "bong bóng ý" giáo viên có thể cho các em làm bài tập ghi lời vào trong các "bong bóng" còn để trống ấy. - Trong 1 tiết kể chuyện không nhất thiết phải sử dụng các tranh phóng to. Nếu có điều kiện mà sử dụng được là điều tốt còn không có điều kiện ta có thể sử dụng trực tiếp các tranh trong sách giáo khoa. iii- phương pháp 1- Các phương pháp. - Giờ dạy kể chuyện không phải là giờ giáo viên trình diễn nghệ thuật kể chuyện mà là cách thức tổ chức giờ học của giáo viên để sau khi nghe chuyện học sinh nào cũng nhơ được nội dung chính của câu chuyện. Tfư đó các em có nhu cầu, có khả năng và có điều kiện được thể hiện mình qua lời kể trước các bạn. Đó chính là điều khác biệt giữa nghe kể chuyện ở trường và nghe ông bà, bố mẹ kể chuyện ở nhà. - Các phương pháp thường được sử dụng là: a) Trực quan: Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải biết khai thác tranh minh hoạ với mục đích làm cho học sinh nhớ truyện, đồng thời khơi gợi trí tưởng tượng, sự sáng tạo của các em. Sau khi kể chuyện lần 1 giáo viên sẽ kể chuyện lần 2 hoặc lần 3, kể từ đoạn kết hợp giới thiệu các hình ảnh trong từng tranh. Bằng cách này học sinh sẽ được kỹ năng nghe. Khi học sinh kể lại từng đoạn truyện theo tranh, lời giới thiệu các hình ảnh trong tranh của thầy cô giáo cũng là gợi ý các em kể chuyện tự nhiên, sáng tạo không máy móc, rập khuôn từng câu, từng chữ câu chuyện đã nghe. Chúng ta không nên quên rằng giọng kể của cô giáo cũng là một "trực quan". b) Thực hành giao tiếp Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải tạo điều kiện cho mọi học sinh ở các trình độ khác nhau ít nhiều đều được thực hành kể chuyện, nói về nội dung câu chuyện các em có thể về nhà tiếp tục kể lại câu chuyện cho người thân. c) Cùng tham gia Học sinh lớp 1 chưa thể tự tổ chức hoạt động theo nhóm, song dưới sự hoạt động của thày, cô giáo, các em sẽ rất hào hứng tham gia các trò chơi. Ví dụ kể chuyện tiếp sức (theo đoạn), kể chuyện phân vai, đóng vai, dựng hoạt cảnh. Các hình thức hợp tác thực hiện một nhiệm vụ học tập ở mỗi tiết học cần thay đổi để tạo sự đổi mới hấp dẫn. d) Kết hợp các phương pháp đàm thoại, giảng giải, hỏi đáp. 2- Sự chuẩn bị của giáo viên. Để thực hiện tốt việc rèn luyện kỹ năng nghe, nói cho học sinh trong giờ kể chuyện, giáo viên cần: + Nắm vững mục tiêu của tiết học + Chuẩn bị tốt ĐD minh hoạ + Bài soạn tỉ mỉ, chi tiết + Trong tiết kể chuyện thì lời kể của giáo viên đóng vai trò rất quan trọng, chính vì vậy mà giáo viên phải có kỹ thuật kể và tập kể nhiều làn trước giờ lên lớp. Khi kể cần chú ý: + Giờ kể chuyện cũng là giờ luyện nói nên phải "tròn vành rõ chữ" tức là phải phát âm chính xác các âm tiết, không ngọng, không nói nhanh quá hay chậm quá. + Khi kể phải diễn cảm bằng ngữ điệu phù hợp với hành động, tâm trạng của nhân vật giọng kể phải tự nhiên. + Điểm xuyết một vài động tác cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn. Ví dụ: Cau mày (tức giận), miệng tươi lên một chút (vui vẻ, phấn khởi), giơ 1 ngón tay lên (hãy chú ý); lắc đầu (không bằng lòng); gật gật đầu (đồng ý). 3- Phương pháp rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh a) Rèn luyện kỹ năng cho học sinh: qua việc nghe giáo viên kể, xem bằng hình, đèn chiếu. b) Rèn kỹ năng nói cho học sinh bằng nhiều hình thức: - Cho học sinh kể lại từng đoạn - Cho học sinh kể lại toàn truyện (tóm tắt hoặc chi tiết) - Cho học sinh kể theo cách phân vai VD: Truyện Rùa và Thỏ, Trí khôn - Cho học sinh kể theo cách tự thuật: Cô chủ không biết quý tình bạn, Bông hoa cúc trắng. - Cho học sinh tập nhận xét, đánh giá cách kể chuyện của bạn. iv- ví dụ minh hoạ Tiết kể chuyện: Rùa và Thỏ (tuần 23 SGK - Tr.54) Kể chuyện rùa và thỏ i- mục tiêu - Học sinh nghe kể và nhớ được cốt truyện - Học sinh kể lại được từng đoạn truyện và toàn bộ câu chuyện theo tranh (kể chi tiết hoặc tóm tắt), bước đầu học sinh biết đổi giọng để phân biệt lời kể của Rùa, của Thỏ và của người dẫn chuyện. - Học sinh hiểu được ý nghĩa giáo dục của truyện: Chớ chủ quan, kiêu ngạo, chậm như Rùa nhưng kiên trì và nhẫn nại ắt sẽ thành công. ii- đồ dùng dạy học - 4 tranh trong sách giáo khoa minh hoạ cho 3 đoạn của câu chuyện. - Mai Rùa, mũ Rùa, mũ Thỏ để học sinh tập kể chuyện theo cách phân vai. - Bảng phụ ghi các câu hỏi cho học sinh nhận xét. - Que chỉ. iii- tiến trình 1- Nhiệm vụ của phân môn 2- Bài mới HĐ 1 (1): Giới thiệu truyện để học sinh nắm được tên câu truyện HĐ 2: Giáo viên kể chuyện - Giáo viên kể chuyện lần 1 kết hợp với 1 vài động tác của đầu, tay cho hấp dẫn. - Giáo viên kể chuyện lần 2 kết hợp sử dụng từng tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ nội dung truyện. Khi kể giáo viên lưu ý thể hiện rõ giọng của từng nhân vật trong từng đoạn, gữa các đoạn phải có sự chuyển ý để học sinh có hứng thú nghe kể tiếp. HĐ 3: Học sinh tập kể chuyện a) Hướng dẫn học sinh hỏi nhau các câu hỏi trong sách giáo khoa - Giáo viên yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa tr.54: Từng cặp quay vào nhau hỏi nhau theo các câu hỏi cuối tranh. b) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung từng tranh và kể chuyện theo tranh. - Lượt 1: Giáo viên cho học sinh quan sát và kể lại từng tranh * Học sinh quan sát tranh 1 + 2: + Bức tranh vẽ cảnh gì ? + Thỏ nói gì với Rùa ? + Bức tranh 2 vẽ cảnh gì ? + Rùa trả lời thế nào ? + ở đoạn này giọng của Rùa như thế nào ? giọng của Thỏ thế nào ? giọng của người dẫn chuyện như thế nào ? * Giáo viên gọi 1 em kể lại đoạn 1 và hướng dẫn học sinh nhận xét theo các câu hỏi gợi ý: + Bạn đã nớ nội dung truyện chưa ? + Bạn kể thừa hoặc thiếu chi tiết nào ? + Bạn kể đã hay chưa ? * Học sinh quan sát tranh 3 và hỏi : + Bức tranh vẽ cảnh gì ? + Thỏ làm gì khi Rùa cố sức chạy ? + ở đoạn này giọng kể của các nhân vật cần thể hiện như thế nào ? * Giáo viên gọi 1 học sinh kể lại đoạn 2 và hướng dẫn học sinh nhận xét theo các câu hỏi gợi ý * Học sinh quan sát tranh 4 và hỏi: + Bức tranh vẽ cảnh gì ? + Kết thúc cuộc thi, ai thắng cuộc ? + ở đoạn này giọng kể của các nhân vật cần thể hiện như thế nào ? * Giáo viên gọi 1 học sinh kể lại đoạn 3 và hướng dẫn học sinh nhận xét theo các câu hỏi đã gợi ý. * Lượt 2: Giáo viên gọi 3 em, mỗi em tự chọn kể nội dung của 1 đoạn. Trong khi học sinh kể không dừng lại để chỉnh sửa. - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung cho lời kể của các bạn. - Giáo viên chốt lại phần kể theo tranh khen những học sinh kể hay. c- Kể toàn truyện. - Giáo viên gọi học sinh nhìn tranh kể lại nội dung của toàn bộ câu chuyện. - Hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung về cách kể chuyện, nội dung của truyện. d- Kể theo cách phân vai. - Giáo viên cho 2 em tự chọn cách vai Rùa, Thỏ, giáo viên là người dẫn chuyện. - Cả nhóm hội ý, giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhân vật. - Học sinh biểu diễn - hướng dẫn học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét chung, khuyến khích các em tập kể để có thể kể tốt hơn. HĐ4: Hướng dẫn học sinh hiểu ý nghĩa truyện và liên hệ thực tế. + Trong truyện em thích nhất nhân vật nào ? vì sao ? + Truyện này khuyên các em điều gì ? + Trong học tập tính kiên trì được biểu hiện như thế nào ? + Em hãy kể những tấm gương kiên trì trong lớp ? + Em hãy kể những tấm gương kiên trì mà em biết ? 3- Củng cố dặn dò: Giáo viên tổng kết tiết học, nhận xét giờ học và dặn dò về nhà. v- bài học sư phạm 1- Về cách sử dụng tranh: Nếu có điều kiện các đồng chí có thể đóng tranh thành tập, làm như vậy vừa không mất thời gian cho các thao tác treo, cất tranh vừa giành nhiều thời gian cho học sinh tập kể. 2- Về tiến trình lên lớp: Qua các tiết dạy cụ thể, tôi thấy cách tổ chức một giờ học hợp lý lôi cuốn là giáo viên phải biết phân bố thời gian cho các hoạt động một cách hợp lý, biết nhấn vào các yêu cầu trọng tâm của bài học làm sao để giờ học nhẹ nhàng mà hiệu quả. Cụ thể các hoạt động được tiến hành như sau: a) Nếu nhiệm vụ của phân môn hoặc kiểm tra bài cũ (2 phút) Học sinh nhắc lại tên và ý nghĩa của truyện đã nghe tuần trước. b) Bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu truyện (1 phút) Mục tiêu: Học sinh nắm được tên câu chuyện. Hoạt động 2: Giáo viên kể chuyện (5 - 7 phút) - Giáo viên kể chuyện lần 1 kết hợp với 1 vài động tác cho câu chuyện thêm hấp dẫn. - Giáo viên kể chuyện lần 2 kết hợp với các tranh minh hoạ. Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ được nội dung chính của truyện. Hoạt động 3: Học sinh kể theo đoạn, toàn truyện, có thể nâng cao hơn trong cách kể chuyện là kể phân vai, kể tự thuật hoặc dựng cảnh ( 20 - 22 phút) Mục tiêu: Học sinh nhớ được nội dung và các đối tượng đều có thể tham gia kể hoặc nhận xét. Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa truyện và liên hệ thực tế (3 phút) Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu ý nghĩa giáo dục của truyện và qua đó biết liên hệ thực tế. c) Củng cố dặn dò: Giáo viên tổng kết giờ học, dặn dò về nhà (2 phút) 3- Về cách trình bày bảng: Tôi ghi bảng như sau: Thứ.........ngày........tháng......năm 2005 Kể chuyện Tên câu chuyện ý nghĩa:................................................ iv- kết luận Qua những tiết học cụ thể học sinh học tập rất sôi nổi, thích thú, các em thi nhau tập nói, tập kể. Đặc biệt có sự khuyến khích của giáo viên, ngay cả những học sinh nhút nhát cũng muốn tham gia kể hoặc nhận xét bạn của mình. Như vậy trong mỗi giờ kể chuyện giáo viên có thể rèn cho các em không chỉ kỹ năng nghe, nói mà giáo viên còn có thể rèn cho các em tính tự tin, bạo dạn trước động người, có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ của chính mình. Hơn thế nữa lên các lớp trên các kỹ năng nghe, kể vẫn tiếp tục được rèn luyện với các hình thức đa dạng phong phú hơn chắc rừng sẽ hỗ trợ nhiều cho các giờ tập làm văn nói và khả năng nói sau này của các em. Trên đây là một số ý kiến của tôi trong việc rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh thông qua giờ kể chuyện. Chắc hẳn nó sẽ còn có những hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp để chuyên đề của tôi được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Cẩm Giàng, ngày tháng năm 2007 Người viết Nguyễn Thị Hiền Phòng giáo dục huyện cẩm giàng trường tiểu học lương điền ***** sáng kiến kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 1 thông qua tiết kể chuyện ***** Người viết: Nguyễn Thị Hiền Năm học: 2006 - 2007

File đính kèm:

  • docde tai lop1.doc
Giáo án liên quan