Chuyên đề Phương pháp lập công thức hoá học 8

Cùng với sự tiền bộ khoa học kĩ thuật, kinh tế, nhận thức các nước trên thế giơi. Để nền kinh tế việt Nam hội nhập được với các nước trên thế giới cần phải nâng cao chất lượng của ngành giáo dục.Bởi vì, con người là nguồn nhân lực, là động lực chủ yếu để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Để nâng cao chất lượng của ngành giáo dục cần phải trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất và đổi mới phương pháp dạy học trong các trường học, để nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường học.Tuy nhiên, trog những năm gần đây, chất lượng bộ môn Hoá học ở trường THCS Đinh Trang Thượng còn thấp, chủ yếu do những nguyên nhân sau:

-Đặc thù của bộ môn là thí ngiệm, thực hành nhưng phòng thí nghiệm và cơ sở vật chất chưa đầy đủ.

 -Lần đầu tiên học sinh được tiếp cận với bộ môn hoá học nên còn rất nhiều bở ngỡ.

 -Trên điạ bàn trường THCS Đinh Trang Thượng, học sinh chủ yếu là con em đồng bào dân tộc ít người. Nên trong học tập các em rất thụ động, ỷ lại.

-Mặt khác, những khó khăn về kinh tế cũng là nguyên nhân dẫn đến các bậc phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học của con em.

 -Các em chưa tổ chức cách học nhóm. Vì đa số nhà của các em phân bố rải rác.

 Qua thời gian giảng dạy bộ môn Hoá học khối 8-9 ở trường. Tôi đã nhận thức được thực trạng này và bản thân tự rút ra một vài kinh nghiệm nhỏ. Do đó tôi đã mạnh dạn thực hiện chuyên đề:”PHƯƠNG PHÁP LẬP CÔNG THỨC HOÁ HỌC 8 ĐỐI VỚI HỌC SINH DÂN TỘC”. Nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế trong việc học. Đối với kiến thức Hoá học 8, cách lập công thức hoá học là kiến thức hết sức quan trọng, lànền tảng cơ sở để học tốt các phần tiếp theo của bộ môn Hoá học ở trường THCS và bậc PTTH.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phương pháp lập công thức hoá học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đơn vị : Trường THCS Đinh Trang Thượng Giáo Viên : NGUYỄN TẤN TÙNG CHUYÊN ĐỀ HOÁ HỌC “PHƯƠNG PHÁP LẬP CÔNG THỨC HOÁ HỌC 8” A/ ĐẶT VẤN ĐỀ. Cùng với sự tiền bộ khoa học kĩ thuật, kinh tế, nhận thức các nước trên thế giơiù. Để nền kinh tế việt Nam hội nhập được với các nước trên thế giới cần phải nâng cao chất lượng của ngành giáo dục.Bởi vì, con người là nguồn nhân lực, là động lực chủ yếu để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Để nâng cao chất lượng của ngành giáo dục cần phải trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất và đổi mới phương pháp dạy học trong các trường học, để nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường học.Tuy nhiên, trog những năm gần đây, chất lượng bộ môn Hoá học ở trường THCS Đinh Trang Thượng còn thấp, chủ yếu do những nguyên nhân sau: -Đặc thù của bộ môn là thí ngiệm, thực hành nhưng phòng thí nghiệm và cơ sở vật chất chưa đầy đủ. -Lần đầu tiên học sinh được tiếp cận với bộ môn hoá học nên còn rất nhiều bở ngỡ. -Trên điạ bàn trường THCS Đinh Trang Thượng, học sinh chủ yếu là con em đồng bào dân tộc ít người. Nên trong học tập các em rất thụ động, ỷ lại. -Mặt khác, những khó khăn về kinh tế cũng là nguyên nhân dẫn đến các bậc phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học của con em. -Các em chưa tổ chức cách học nhóm. Vì đa số nhà của các em phân bố rải rác. Qua thời gian giảng dạy bộ môn Hoá học khối 8-9 ở trường. Tôi đã nhận thức được thực trạng này và bản thân tự rút ra một vài kinh nghiệm nhỏ. Do đó tôi đã mạnh dạn thực hiện chuyên đề:”PHƯƠNG PHÁP LẬP CÔNG THỨC HOÁ HỌC 8 ĐỐI VỚI HỌC SINH DÂN TỘC”. Nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế trong việc học. Đối với kiến thức Hoá học 8, cách lập công thức hoá học là kiến thức hết sức quan trọng, lànền tảng cơ sở để học tốt các phần tiếp theo của bộ môn Hoá học ở trường THCS và bậc PTTH. B/CÁCH TIẾN HÀNH. I/Yêu cầu đối với Giáo viên và Học sinh. 1.Đối với giáo viên. -Chuẩn bị kĩ bài giảng, nghiên cưu kĩ các dạng bài tập phù hợp với trình độ của học sinh. -Sử dụng các câu hỏi mở, để kích thích tư duy và gây hứng thú học tập cho các em. -Cuối mỗi tiết học, giáo viên dành thời gian để củng cố kiến thức bằng các bài tập nhỏ và nhắc nhở các em giải bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập có liên quan. -Sau khi hướng dẩn giải một bài tập nào đo ùthì cần định hướng cho các em rút ra phương pháp Chung, để giải các bài tập tương tự. -Thường xuyên tìm tòi các tài liệu Sách, báo ……có liên quan đến bộ môn học để nâng cao kiến thức, đồng thời tìm ra phương pháp truyền đạt kiến thức tối ưu, giúp các em mềm dẻo, linh hoạt khi gặp các bài tập khó. -Tăng cường biểu diển thí nghiệm và thực hành trên lớp hoặc sử dụng tranh ảnh để minh hoạ cho tiết dạy. 2.Đối với Học sinh. -Học bài, làm bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. -Trong lớp, phải chú ý nghe giảng, ghi chép theo cách hiểu của mình sao cho nắm kiến một cách lôgíc, chặt chẽ và có hệ thống. -Về nhà làm các bài tập từ dể đến khó. Thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm ở anh, chị và bạn bè -Khi làm bài tập cần: +Đọc và phân tích kĩ đề +Tóm tắt các dữ kiện đề bài cho và yêu cầu trả lời +Xác định dạng bài tập và áp dụng phương pháp để giải +Lập luận logíc, tính toán cẩn thận, chính xác II/ Phân dạng bài tập. 1/ Lập công thức hoá học của đơn chất Công thức có dạng là Ax Trong đó: - A là kí hiệu hoá học của nguyên tố - x là chỉ số nguyên tử của nguyên tố a. Đối với Kim loại: x = 1 (chỉ số bằng 1 không ghi) Vậy CTHH của Kim loại có dạng là A (Chính là KHHH của nguyên tố) Ví dụ1: Tìm CTHH của Kẽm? CTHH của Kẽm là Zn (Vì Kẽm là nguyên tố Kim loại) Ví dụ 2: Tìm CTHH của Magiê? CTHH của Magiê là Mg b. Đối với phi Kim loại: x = 2 (trừ C, S, P…x=1) Vậy CTHH cũa phi Kim loại có dạng là: A2 Vídụ 3:Tìm CTHH của nguyên tố Oxi? CTHH của nguyên tố Oxi là: O2 (Vì Oxi là nguyên tố phi Kim loại) Ví dụ 4:Tìm CTHH của nguyên tố Clo? CTHH của nguyên tố là: Cl2 2/ Lập công thức hoá học của hợp chất Công thức có dạng là AxBy ; A xB yCz ……. Trong đó: - A, B, C……lần lượt là KHHH của các nguyên tố A, B, C…… -x, y, z……… lần lượt là chỉ số nguyên tử của các nguyên tố A, B, C……… a. Đối với hợp chất 2 nguyên tố Cách lập: a b Bước 1: Viết CTHH dưới dạng AxBy (a, b lần lượt là hoá trị của A, B) Bước 2: Aùp dụng qui tắc hoá trị x . a = y . b Bước 3: Chuyển thành tỉ lệ x/y = b/a Bước 4: Tìm x =? , y =? Bước 5: Thay x, y vào CTHH AxBy * Trường hợp 1. Hoá trị của hai nguyên tố bằng nhau ( a = b) Ta có x/y =1 à x = 1, y = 1 (chú ý: chỉ số bằng 1 không ghi) Vậy CTHH dạng là AB Ví dụ1. Lập CTHH của Oxít kẽm (được tạo bởi hai nguyên tố là Kẽm (II) và Oxi (II)) Giải Ta thấy hoá trị của Kẽm và Oxi bằng nhau (a = b = 2) Vậy CTHH của Oxít Kẽm là ZnO Ví dụ2. Lập CTHH của axít Clohiđríc (được tạo bởi 2 nguyên tố la øHiđrô (I) và Clo (I)) Giải Do hoá trị của Hiđrô và Clo bằng nhau (a = b=1) Vậy CTHH của axít Clohiđríc có dạng là HCl *Trường hợp 2: Hoá trị của hai nguyên tố không bằng nhau (a # b) + Nếu hoá trị của hai nguyên tố có Ước số Chung thì lấy thương của 2 hoá trị(hoá trị lớn chia cho hoá trị nhỏ) làm chỉ số cho nguyên tố có hoá trị nhỏ hơn còn chỉ số của nguyên tố kia bằng 1 Tức là: x/y = b/a = b’/a, (a,, b’ phải là số nguyên dương) à x = b’ ; y = a, Vậy CTHH có dạng là Ab’Ba’ Ví dụ1. Lập CTHH của Oxít Cacbon được tạo bởi hai nguyên tố ( biết C có hoá trị IV ) Giải Công thức dạng Chung là: C xOy Ta thấy hoá trị của C và Oxi có ƯSC nên chỉ số của nguyên tố Oxi là 2 (Vì 6/2 = 2 tức là: x/y = II/IV = ½ à x =1; y = 2 ) Vậy CTHH của Oxít Cacbon là: C O2 Ví dụ 2: Lập CTHH của Oxít lưu huỳnh được tạo bởi hai nguyên tố (S có hoá VI ø Oxi có háo trị II) Giải - Công thức dạng Chung là: SxOy -Ta thấy hoá trị của 2 nguyên tố S và O có ƯSC nên chỉ số của nguyên tố Oxi là 3 (vì 6/2 = 3 à x = 1; y = 3) -Vậy CTHH là: SO3 +Nếu hoá trị của hai nguyên tố không đơn giản nhau được thì lấy hoá trị của nguyên tố này là chỉ số của nguyên tố kia A a à CTHH có dạng là AbBa B b Ví dụ 1:Lập CTHH của Nhôm Oxít (biết nhôm có hoá trị III) Giải Al III àCTHH là Al2O3 O II  Ví dụ 2:Lập CTHH của Oxít Phốtpho (biết Phốtpho có hoá trị V) Giải P V à CTHH là: P 2 O5 O II b. Đối với hợp chất 3 nguyên tố: thì thường số nguyên tử của 2 loại nguyên tố kết hợp lại với nhau thành một thóm nguyên tử, ta coi cả nhóm nguyên tử tương đương với một nguyên tố. Một số nhóm nguyên tố : +Nitrát (NO3) ; Hiđrôxít (OH) …có hoá trị I + cacbonat(CO3) ; sunphát (SO4) ………có hoá trị II +Phốtphát (PO4)………có hoá trị III * Cách lập CTHH tương tự như các trường hợp của hợp chất 2 nguyên tố Ví dụ 1: Lập CTHH của Kẽm Sunphát được tạo bởi 3 nguyên tố làZn, S, O (biết nhóm sunphát (SO4) có hoá trị II, ZN có hoá trị II) Giải Ta thấy hoá trị của Zn và nhóm SO4 bằng nhau (a = b = 2) nên CTHH là Zn SO4 Ví dụ 2: Lập CTHH của muối Nhôm Cacbônát được tạo bởi 3 nguyên tố là Al, C, O(biết nhóm cacbonat(CO3) có hoá trị II và Al có hóa trị III) Giải Ta thấy hoá trị của nhóm CO3 và Al không bằng nhau nên áp dụng sơ đồ chéo Vậy CTHH là Al2(CO3)3 C/ KẾT LUẬN. Sau khi nhận thức được thực trạng trên, tôi đã áp dụng chuyên đề này để cho việc giải bài toán lập công thức hoá học đối với học sinh lớp 8 và thấy đạt được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, đây chỉ là kinh nghiệm của cá nhân tôi, chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các anh chị đồng nghiệp để việc thực hiện chuyên đề này đạt hiệu quả hơn % Di Linh: ngày 28 tháng 2 năm 2005 NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Tấn Tùng

File đính kèm:

  • docChuyende Quan.doc