Chuyên đề Phòng, chống buôn bán người

Trong những năm gần đây, tình hình hoạt động tội phạm buôn bán người nói chung, buôn bán phụ nữ, trẻ em nói riêng ở nước ta diễn biến phức tạp. Tính chất, quy mô và thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức chặt chẽ và xuyên quốc gia.

Điện Biên là tỉnh nằm trong danh sách có tình hình buôn bán người xảy ra phức tạp và có xu hướng gia tăng.

Phụ nữ, trẻ em bị buôn bán trong nước, chủ yếu từ các vùng nông thôn, miền núi ra thành phố, thị xã để làm gái mại dâm.

Còn lại phần lớn phụ nữ, trẻ em bị buôn bán ra nước ngoài, đến nhiều nước khác nhau với nhiều hình thức và mục tiêu khác nhau.

 

ppt42 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Phòng, chống buôn bán người, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN BÁN NGƯỜI TÌNH HÌNH BUÔN BÁN NGƯỜI Trong những năm gần đây, tình hình hoạt động tội phạm buôn bán người nói chung, buôn bán phụ nữ, trẻ em nói riêng ở nước ta diễn biến phức tạp. Tính chất, quy mô và thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức chặt chẽ và xuyên quốc gia. Điện Biên là tỉnh nằm trong danh sách có tình hình buôn bán người xảy ra phức tạp và có xu hướng gia tăng. Phụ nữ, trẻ em bị buôn bán trong nước, chủ yếu từ các vùng nông thôn, miền núi ra thành phố, thị xã để làm gái mại dâm. Còn lại phần lớn phụ nữ, trẻ em bị buôn bán ra nước ngoài, đến nhiều nước khác nhau với nhiều hình thức và mục tiêu khác nhau. Đối tượng phạm tội buôn bán người chủ yếu là những đối tượng không nghề nghiệp hoặc buôn bán tự do qua lại biên giới, chủ chứa mại dâm hoặc môi giới mại dâm… Nạn nhân của tội phạm buôn bán người thường tập trung ở những vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng giáp biên giới. Lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của một số người, đặc biệt là phụ nữ người dân tộc thiểu số có trình độ học vấn thấp, hiểu biết hạn chế, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, thiếu việc làm, do ăn chơi, đua đòi và một số em gái mới lớn có tư tưởng muốn thoát ly khỏi công việc lao động nông nghiệp vất vả tại địa phương…. Bọn tội phạm đã lừa gạt, lôi kéo, hứa hẹn tìm việc làm có thu nhập cao để dụ dỗ, ép buộc, bán số phụ nữ, trẻ em này ra nước ngoài để trục lợi. Một số phụ nữ Việt Nam còn bị lừa bán sang các nước Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc… qua hình thức môi giới hôn nhân. Hậu quả, họ trở thành nạn nhân của các hoạt động mại dâm, hôn nhân cưỡng ép, cuộc sống cực khổ khi làm vợ và lao động bất hợp pháp. Tệ nạn buôn bán người đang là vấn đề nóng bỏng, nhức nhối, ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc của nhiều gia đình, đe dọa đến sự ổn định và trật tự xã hội. Theo thống kê tại tỉnh Điện Biên: - Năm 2009: Số nạn nhân bị BB là…người - Năm 2010: Số nạn nhân bị BB là… người - Năm 2011: Số nạn nhân bị BB là… người Để ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn này mỗi gia đình, cộng đồng và toàn xã hội phải hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của bọn buôn bán người, để từ đó biết cảnh giác, phòng ngừa và đấu tranh chống tệ nạn buôn bán người. Với phương châm “mỗi công dân là một tuyên truyền viên phòng, chống tệ nạn xã hội”, chúng tôi xin đưa ra một số những hiểu biết chung về tệ nạn này như sau: HIỂU BIẾT CHUNG VỀ TỆ NẠN BUÔN BÁN NGƯỜI THẾ NÀO LÀ BUÔN BÁN NGƯỜI? Buôn bán người là việc đưa người đến nơi khác trong nước hoặc ra nước ngoài thông qua việc sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hay những hình thức ép buộc khác bằng thủ đoạn dụ dỗ, lôi kéo, lừa gạt, đe dọa, ép buộc, lợi dụng quyền hành, bắt cóc, xin con nuôi, môi giới hôn nhân trá hình… với mục đích bóc lột sức lao động, lạm dụng tình dục của các nạn nhân. ĐỐI TƯỢNG PHẠM TỘI BUÔN BÁN NGƯỜI Đối tượng buôn bán người chủ yếu là những đối tượng không nghề nghiệp. Buôn bán tự do qua lại biên giới - Chủ chứa mại dâm hoặc môi giới mại dâm Đối tượng phạm tội buôn bán người chủ yếu là những đối tượng không nghề nghiệp hoặc buôn bán tự do qua lại biên giới, chủ chứa mại dâm hoặc môi giới mại dâm… Nạn nhân của tội phạm buôn bán người thường tập trung ở những vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng giáp biên giới. Lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của một số người, đặc biệt là phụ nữ người dân tộc thiểu số có trình độ học vấn thấp, hiểu biết hạn chế, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, thiếu việc làm, do ăn chơi, đua đòi và một số em gái mới lớn có tư tưởng muốn thoát ly khỏi công việc lao động nông nghiệp vất vả tại địa phương…. Bọn tội phạm đã lừa gạt, lôi kéo, hứa hẹn tìm việc làm có thu nhập cao để dụ dỗ, ép buộc, bán số phụ nữ, trẻ em này ra nước ngoài để trục lợi. AI LÀ ĐỐI TƯỢNG BỊ BUÔN BÁN? Bất kỳ ai, nếu thiếu hiểu biết và mất cảnh giác, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. BBN có thể xảy ra trong nước hoặc ra nước ngoài, không chỉ có phụ nữ và trẻ em gái mà nam giới và trẻ em trai cũng có thể bị buôn bán. *PHỤ NỮ: - Phụ nữ nghèo, không có việc làm ổn định, có nhu cầu đi tìm việc làm; - Phụ nữ nhẹ dạ, cả tin, tin theo những lời hứa hẹn về việc làm ổn định, thu nhập cao. - Phụ nữ sống trong gia đình có hoàn cảnh hôn nhân éo le, trắc trở, gia đình không hòa thuận, bị bạo hành; - Phụ nữ sống buông thả, đua đòi, thích hưởng thụ, bị dụ dỗ đi du lịch, tham quan. *TRẺ EM: - Trẻ em sống trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ ly hôn, có bạo hành, thiếu sự quan tâm chăm sóc. - Trẻ em mồ côi, bỏ học, đi lang thang hoặc lao động sớm…. ẢNH MINH HỌA Phụ nữ luôn là nạn nhân của tội phạm buôn bán người Ảnh minh họa Những người thiếu việc làm, hoàn cảnh khó khăn Ảnh minh họa Những người hám lợi Ảnh minh họa Hoàn cảnh éo le, hôn nhân không hòa thuận ẢNH MINH HỌA Phụ nữ luôn nạn nhân của tội phạm buôn bán người Ảnh minh họa Trẻ em lang thang, cơ nhỡ NHỮNG KẺ BUÔN BÁN NGƯỜI THƯỜNG CÓ THỦ ĐOẠN GÌ ? Kẻ buôn bán người có thể là người xa lạ, bạn bè hoặc người hàng xóm, thậm chí cả người thân. Những thủ đoạn của chúng thường là: - Hứa hẹn tìm việc làm nhàn hạ có thu nhập cao trong các nhà máy, cửa hàng, giúp việc nhà (ở trong nước hoặc nước ngoài). - Lợi dụng việc xuất khẩu lao động để lừa đảo, hoặc đi du lịch ở nước ngoài. - Rủ đi làm ăn xa, buôn bán gần biên giới, đi chơi xa rồi ép buộc, dọa dẫm, lấy giấy tờ tùy thân của nạn nhân để nạn nhân hoàn toàn bị lệ thuộc. - Môi giới hôn nhân với người nước ngoài. - Mua chuộc bằng cách giúp đỡ tiền bạc rồi ràng buộc vào cảnh nợ nần, bắt nạn nhân phải phụ thuộc vào chúng. - Thông qua việc nhận con nuôi rồi mang bán. - Đóng giả làm người tình, đưa đi chơi, đi làm ăn rồi mang bán. - Bắt cóc, ép buộc, cưỡng bức, cho uống thuốc mê với người lớn và cho quà bánh, đồ chơi đối với trẻ em. Đi bằng nhiều phương tiện khác nhau, qua nhiều nơi để không nhớ được đường. - Làm quen qua mạng Internet và điện thoại để lừa bán. CUỘC SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI SAU KHI BỊ BUÔN BÁN. * TRONG NƯỚC: - Bị bóc lột sức lao động. - Bị bán vào các ổ mại dâm. * RA NƯỚC NGOÀI: - Lấy chồng già, tật nguyền, nghèo, ở cùng sâu, vùng xa. - Phải sống chung với người mà mình không yêu, trở thành người hầu hạ. Phải phục vụ tình dục cho nhiều người trong gia đình họ. - Bị đưa vào làm trong nhà chứa, làm mại dâm. - Ép buộc phải làm việc, bị bóc lột sức lao động, bị hành hạ, đánh đập. - Sức khỏe suy giảm, mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây qua đường tình dục và HIV/ AIDS. - Bị truy đuổi và xử phạt vì cư trú trái phép. - Sống trong tâm trạng lo âu, sợ hãi, bị cấm liên lạc với gia đình, người thân và ít có cơ hội được trở về nhà. PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM HÃY BIẾT CÁCH TỰ BẢO VỆ MÌNH - Nên biết rằng thậm chí người thân trong gia đình và bạn bè cũng có thể lừa gạt bạn để đưa bạn vào làm một công việc nặng nhọc trái với ý muốn ở trong nước hoặc nước ngoài. - Nên biết rằng chủ lao động có thể không giữ đúng cam kết về tiền lương và điều kiện làm việc - Không nên cho con đi làm xa gia đình khi con chưa đủ 18 tuổi. - Tham khảo ý kiến của mọi người, thông báo cho gia đình biết bạn sẽ đi đâu, đi với ai trước khi đi xa. Tìm hiểu kỹ về nơi mà bạn sẽ đến làm việc, công việc phải làm, điều kiện làm việc, thời gian, tiền công…. - Thông báo địa chỉ, số điện thoại cho gia đình khi có thay đổi chỗ ở, nơi làm việc và giữ liên lạc thường xuyên với gia đình. - Tuyên truyền cho những người xung quanh biết và cảnh giác với nạn buôn bán người. Buôn bán người được xếp vào loại tội ác chống lại con người, bởi nó xâm phạm nghiêm trọng tới quyền con người, trong đó có những quyền cơ bản nhất như quyền tự do đi lại, quyền được bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, quyền lao động…Tệ nạn buôn bán người đang là vấn đề nóng bỏng, nhức nhối, ảnh hưởng xấu đến đời sống của nhiều gia đình, đạo đức xã hội. Hậu quả của nạn buôn bán người đối với nạn nhân và gia đình nói riêng, đối với xã hội nói chung rất nặng nề. Nạn BBN luôn là vấn đề nhức nhối, quan tâm của xã hội ĐỪNG TRỞ THÀNH NẠN NHÂN CỦA BUÔN BÁN NGƯỜI VÌ THIẾU HIỂU BIẾT CÁC THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN 1. Thông tư số 116/2007 ngày 27/9/2007 Hướng dẫn nội dung chi, mức chi cho công tác tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về tái hòa nhập cộng đồng theo QĐ số 17/2007 ngày 29/1/2007. 2. Thông tư liên tịch số 113/2010 sửa đổi, bổ xung TTLT số 116/2007 ngày 27/9/2007 hướng dẫn nội dung chi, mức chi cho công tác xác minh, tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về tái hòa nhập cộng đồng theo QĐ 17. 3. Thông tư số 03/2008 ngày 08/5/2008 hướng dẫn trình tự thủ tục xác minh, tiếp nhận phụ nữ trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về. CHUYÊN ĐỀ PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM KHÁI NIỆM Xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE) xảy ra khi một người/ hoặc một nhóm người: Lớn tuổi hơn, cao lớn hơn, khỏe mạnh hơn Sử dụng sức mạnh, quyền lực hoặc tiền bạc… Lợi dụng sự tôn trọng, lòng tin và sự ngây thơ của trẻ em. Lừa gạt, ép buộc, hoặc dụ dỗ trẻ em tham gia vào hoạt động tình dục. PHÂN LOẠI 1. Xâm hại/ Lạm dụng tình dục trẻ em Loạn luân Hiếp dâm Dâm ô Giao cấu với trẻ em 2. Bóc lột tình dục trẻ em Mại dâm trẻ em Mua bán trẻ em làm nô lệ tình dục - Sử dụng trẻ em làm mẫu để sản xuất và kinh doanh văn hóa phẩm đồi trụy, khiêu dâm. NHẬN DIỆN TRẺ CÓ NGUY CƠ BỊ XHTD Tất cả trẻ em Không phân biệt dân tộc, giới tính, độ tuổi, học vấn, hoàn cảnh gia đình, tôn giáo. NHẬN DIỆN NHÓM TRẺ CÓ NGUY CƠ CAO Trẻ đường phố Trẻ lao động sớm Trẻ mồ côi Trẻ sống trong gia đình mà bố mẹ ly dị hoặc tái hôn Trẻ sống trong môi trường nhiều tệ nạn ( có người hoạt động mại dâm, sử dụng ma túy, hoặc vi phạm pháp luật…) - Nhóm trẻ thiểu năng NHẬN DIỆN ĐỐI TƯỢNG XÂM HẠI Có thể là tất cả Không loại trừ ai Đặc biệt là những người mà không ai ngờ tới, dễ gây mất cảnh giác. Họ hàng, người thân trong gia đình Hàng xóm Bạn bè Người quen biết của cha mẹ hoặc gia đình Người hoàn toàn xa lạ Người thích quan hệ tình dục với trẻ em Người có thù oán với gia đình - Những kẻ mua bán người (ma cô, chủ chứa, môi giới …). THỦ ĐOẠN CỦA KẺ XÂM HẠI Khéo léo làm quen, tìm cách kết bạn Biết cách lấy lòng tin của trẻ và gia đình Giúp tạo công ăn việc làm Giúp tiền chữa bệnh Tặng quà, bánh Hứa giúp tìm việc lương cao hơn Rủ trẻ đi chơi, cho ăn uống Khen ngợi trẻ Dùng thuốc mê - Lợi dụng lúc trời tối, trên những con đường vắng. 3 BƯỚC DẪN ĐẾN VIỆC XÂM HẠI TÌNH DỤC Bước 1: Lời nói ngọt ngào, êm tai: dành những câu khen tặng. Bước 2: Sự va chạm/ hăm dọa: Cố ý hay vô tình vuốt ve, âu yếm, nhìn trìu mến, nắm tay, vuốt tóc, hôn lên tay, trán, mắt, má, môi, ôm vào lòng, gây kích thích/ hăm dọa… Bước 3: Chiếm đoạt: Sẽ khó lòng thắng lại HẬU QUẢ ĐỂ LẠI CHO TRẺ SAU KHI BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC Có thể tiếp tục bị xâm hại và lạm dụng lần thứ 2, 3, 4… Có thể bị nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây qua đường tình dục. Có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai Dễ bị tai biến sản khoa, chấn thương tâm lý Bỏ học sớm, mất tương lai Bị mua bán và trở thành nô lệ tình dục CÁC TÌNH HUỐNG CẦN LƯU Ý ĐỂ PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI TÌNH DỤC Đi một mình về khuya hoặc ở nơi vắng vẻ Đến những nơi phong cảnh hữu tình với người khác phái. Ở trong phòng, hoặc ở nhà một mình với người khác phái. Sử dụng rượu bia hoặc thuốc kích thích Cẩn thận với thuốc mê Nhận tiền, quà tặng của người lạ, người mới quen Nhận lời đi chơi xa, đi ăn một mình với người khác phái. Xem phim ảnh, sách báo không lành mạnh. Ăn mặc hở hang - Để người khác đụng chạm vào vùng nhạy cảm của cơ thể. TRẺ CẦN LÀM GÌ KHI GẶP NHỮNG TÌNH HUỐNG NGUY CẤP? Tránh tối đa những tình huống nguy cơ Dứt khoát không để bất cứ ai chạm vào vùng nhạy cảm của cơ thể. Bình tĩnh, thoát khỏi nơi đó. La lớn để tìm sự giúp đỡ. - Báo ngay cho cha mẹ, thầy cô hoặc người có thể tin cậy. NHỮNG ĐIỀU CẦN GHI NHỚ Để giúp các em tự bảo vệ mình tránh khỏi xâm phạm tình dục, hướng dẫn các em cần ghi nhớ một số điều sau: 1. Nên tin vào linh tính của mình: Khi cảm thấy có điều gì đó không bình thường có thể xảy ra, dù chưa biết linh tính đó có chính xác hay không, các em cũng phải cảnh giác, chủ động nghĩ cách phòng tránh để thoát ra khỏi các tìh huống đó. 2. Khi gặp những tình huống mà cảm thấy không bình thường, có thể gây nguy hại cho mình, nên từ chối để tự bảo vệ mình. 3. Khi không muốn, không ai có quyền tùy tiện động chạm, sờ mó vào bộ phận kín của cơ thể hoặc có bất kỳ hành động thô lỗ nào. 4. Nên tránh những tình huống không có lợi, tránh xa những người và những nơi cảm thấy không an toàn mà cảm thấy sợ hãi hoặc bị đe dọa. 5. Không nên giữ bí mật những gì làm cho mình sợ hãi và đau đớn. Nên kể cho những người lớn mà các em tin cậy biết để họ có thể giúp đỡ, bảo vệ các em và trừng phạt kẻ có tội. 6. Những phản ứng nên có khi bị rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục: Khi có ai đó sờ mó, đụng chạm hoặc vô tình tìm cách vồ túm lấy mình, phải kêu lên và chạy xa càng nhanh càng tốt. Nếu bị đe dọa phải kêu to và phản đối kịch liệt hoặc khéo léo tránh xa. Nếu cảm thấy mình đang bị người lạ theo, hãy vào cửa hàng, cơ quan hoặc nhà gần đó để giúp đỡ. - Bỏ qua mọi quy định thông thường để giữ an toàn như đạp vào cửa kính, xô đổ đồ đạc để báo động cho mọi người biết. CÁC BẬC CHA MẸ CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM Dậy các em không được đi chơi hoặc nhận quà của người lạ. - Khi đưa trẻ đi chơi hoặc đến chỗ đông người cần căn dặn kỹ trẻ em nếu bị lạc phải gặp ai và làm gì (bảo vệ, công an). Dạy các em cảnh giác với người lạ, không đi theo họ , không nhận quà. Cảnh giác với người khác khi bố mẹ vắng nhà. Cần cảnh giác, tránh xa người lớn có ý định muốn dẫn các em đến nơi hoang vắng, tối tăm hoặc đi lúc đêm tối. CẦN PHẢI BÁO TIN CHO AI KHI BIẾT VỤ VIỆC ( XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM) Công an và các lực lượng cảnh sát tại địa phương. - Bộ đội biên phòng. Chính quyền địa phương. Bộ phận chuyên trách phòng chống tệ nạn xã hội. - Phòng lao động – Thương binh và xã hội huyện. Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Điện Biên. Điện thoại: 02303 825860. Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • pptPhong chong mua ban nguoi CC Dien Bien.ppt