Chuyên đề: Phần lý thuyết của học sinh trong giờ học Toán

 A.PHẦN MỞ ĐẦU

I/ Lý do chọn đề tài:

1/ Nhận thức về vai trò nhiệm vụ của việc dạy học toán:

 - Toán học có vai trò to lớn trong đời sống khoa học- kỹ thuật hiện đại. Kiến thức và phương pháp học toán là công cụ thiết thực giúp học sinh học tập các môn khác, giúp học sinh hoạt động có hiệu quả trong mọi lĩnh vực của đời sống, sản xuất. Dưới Toán học, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Dù các bạn phục vụ ở ngành nào thì các kiến thức và phương pháp toán học cũng cần cho các bạn”.

 

ppt46 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề: Phần lý thuyết của học sinh trong giờ học Toán, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiệt liệt chào mừng các thầy giáo, cô giáo đến tham dự chuyên đềNhiệt liệt chào mừng các thầy giáo, cô giáo đến tham dự chuyên đề !Phũnggiỏodục Mờ LinhTrường Tiểu học Kim Hoa B nhiệt liệt chào mừng các thầy giáo, cô giáo đến tham dự chuyên đề !Nhiệt liệt chào mừng các thầy giáo, cô giáo đến tham dự chuyên đề !Chuyờn đề: Phần lý thuyết của học sinh trong giờ học ToỏnNguyễn Thị SơnNguyễn Thị Thanh LừngTháng 12 năm 2011Nhóm trình bày:nhiệt liệt chào mừng các thầy giáo, cô giáo đến tham dự chuyên đề!Nhiệt liệt chào mừng các thầy giáo, cô giáo đến tham dự chuyên đề !Chào mừng các thầy giáo,cô giáo về dự chuyên đề! A.phần mở đầuI/ Lý do chọn đề tài:1/ Nhận thức về vai trò nhiệm vụ của việc dạy học toán: - Toán học có vai trò to lớn trong đời sống khoa học- kỹ thuật hiện đại. Kiến thức và phương pháp học toán là công cụ thiết thực giúp học sinh học tập các môn khác, giúp học sinh hoạt động có hiệu quả trong mọi lĩnh vực của đời sống, sản xuất. Dưới Toán học, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Dù các bạn phục vụ ở ngành nào thì các kiến thức và phương pháp toán học cũng cần cho các bạn”.Môn toán có khả năng to lớn là giúp cho học sinh phát triển các năng lực và phẩm chất trí tuệ . Một trong những nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt của việc dạy học toán là phát triển ở mọi học sinh năng lực học toán trên cơ sở đó mà phát hiện và bồi dưỡng HS có năng khiếu toán, góp phần tích cực vào nhiệm vụ bồi dưỡng nhân tài để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.Nhiệm vụ của GV dạy toán là: nghiên cứu những mặt năng lực còn yếu của học sinh để tìm cách giúp các em phát triển các mặt năng lực này. Mặt khác, tìm xem HS có năng lực về mặt nào nhiều nhất để giúp các em phát triển mặt năng lực mạnh ấy Có như vậy mới giúp được tất cả HS phát triển được năng lực của mình đến mức độ tối đa, đảm bảo cho mọi HS nắm được một công cụ quan trọng trong khoa học kỹ thuật và đời sống hiện tại , đồng thời góp phần phát hiện, đào tạo nhân tài toán học ngay từ trong trường phổ thông (Vấn đề cá biệt hoá việc dạy học Toán (1)) - Việc tìm cách giúp các em phát triển các mặt năng lực nói chung và năng lực học toán nói riêng được thông qua PPDH tích cực.2/ Nhận thức về đổi mới PPDH: Đổi mới cách thực hiện PPDH là vấn đề then chốt của chính sách đổi mới giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới cách thực hiện PPDH sẽ làm thay đổi tận gốc nếp nghĩ, nếp làm của các thế hệ học trò – chủ nhân tương lai của đất nước. Như vậy đổi mới PPDH sẽ tác động vào mọi thành tố của quá trình GD- ĐT. Nó tạo ra sự hiện đại hoá của quá trình này. Về mặt bản chất đổi mới PPDH là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương Về mặt bản chất đổi mới PPDH là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực chủ động và sáng tạo của HS. Như vậy mục đích cuối cùng của đổi mới phương pháp dạy học là làm thế nào để HS phải thực sự tích cực, chủ động, tự giác, luôn trăn trở tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và cả lĩnh hội cả cách thức để có được tri thức ấy nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Trong luật GD, khoản 2, điều 28 đã ghi : “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS ; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học , môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS. ” Như vậy phát huy tính tích cực học tập của HS trong giờ học toán nói riêng và các môn học khác nói chung là rất cần thiết nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của HS, thực chất là tính tích cực nhận thức được đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. 3. Cơ sở lý luận: - Xuất phát từ vị trí của giáo dục tiểu học là đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người, đặt nền tảng vững chắc cho GD phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, chuẩn bị bước đầu cho đào tạo nhân lực , phát triển và bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. - Xuất phát từ nhiệm vụ, chủ đề năm học 2008 – 2009, triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng GD toàn diện.- Xuất phát từ nhiệm vụ dạy toán ở tiểu học là hướng dẫn và tổ chức cho mọi HS tham gia tích cực các hoạt động học tập, chủ động lĩnh hội kiến thức và kỹ năng cơ bản một cách đầy đủ, chính xác, đồng thời thông qua đó để phát triển một cách tích cực năng lực trí tuệ của HS.- Xuất phát từ định hướng đổi mới PPDH ở tiểu học theo hướng phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình lĩnh hội tri thức. - Xuất phát từ một số đặc điểm tâm lý, nhu cầu nhận thức của HS tiểu học là từ nhu cầu tìm hiểu những sự vật hiện tượng riêng lẻ (lớp 1 và lớp 2) đến nhu cầu phát hiện những nguyên nhân, quy luật và các mối liên hệ, quan hệ (lớp 3, lớp 4, lớp 5). 4.Cơ sở thực tế: - Trong phong trào đổi mới PPDH, một số không ít GV có tâm huyết với nghề, có hiểu biết sâu sắc về bộ môn, có tay nghề khá và nhạy cảm trước yêu cầu của xã hội đã thực hiện nhiều giờ dạy tốt, nâng cao được chất lượng học tập của HS phản ánh được tinh thần và xu thế mới. Tuy nhiên, có một số không ít giáo viên hiện nay thực hiện cách dạy thông báo kiến thức có sẵn, tính áp đặt cao, chưa kính thích HS hoạt động thực sự, dẫn đến chất lượng giờ dạy kém hiệu quả. - Một nét nổi bật hiện nay là nói chung HS chưa biết cách tự học, chưa học tập một cách tích cực, chưa mạnh dạn, tự tin, còn ỷ lại trông chờ vào lời giải của thầy, của bạn.- Thực tế chất lượng GD đại trà, chất lượng HSG của không ít các nhà trường trên địa bàn Thị xã Phúc Yên chưa cao. Xuất phát từ những lý do trên, nhóm chúng tôi xin trình bày một số vấn đề về phát huy tính tích cực môn toán Tiểu học. II/ Đối tượng và phạm vi triển khai: - Giáo viên và học sinh tiểu học. - Các trường Tiểu học của Thị xã Phúc Yên. III/ Nhiệm vụ của chuyên đề: 1/ Chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề phát huy tính tích cực của mọi học sinh trong giờ dạy- học môn toán, giúp HS chủ động tiếp thu được kiến thức, kỹ năng cơ bản một cách chắc chắn và bền vững. 2/ Vận dụng PPDH tích cực, làm ĐDDH phục vụ các hoạt động học tập của HS trong giờ dạy- học toán ở Tiểu học 3/Tổ chức triển khai thực hiện chuyên đề “Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy – học toán” đối với giáo viên và học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Phúc Yên. B/ Nội dung chuyên đề I/ Đặc trưng cơ bản để nhận định tính tích cực của HS trong giờ học Toán: 1/ Thế nào là PPDH phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học toán? Tích cực là một đặc điểm vốn có của con người, thể hiện ở chỗ tích cực tiếp thu có chọn lọc tất cả những tác động bên ngoài đề sáng tạo và xây dựng nhân cách riêng của mình. Nguồn gốc của tích cực là nhu cầu. Khi nhu cầu nhận thức xuất hiện thì nó sẽ thúc đẩy hoạt động học tập. Tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan mật thiết với động cơ học tập tạo ra hứng thú là tiền đề của tính tự giác. Hứng thú và tự giác là những yếu tố quan trọng tạo nên tính tích cực. Trong quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng kỹ xảo ở HS, tính tích cực được thể hiện từ cấp độ thấp đến cấp độ cao nhất như sau: - Bắt chước: HS gắng sức làm theo các mẫu hành động của thầy, của bạn, ... -Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề, tìm kiếm những cách giải quyết khác nhau về một vấn đề. - Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu. Trong quá trình dạy học, GV là chủ thể tổ chức, điều khiển và HS là chủ thể hoạt động học tập tích cực, chủ động và sáng tạo. 2/ Dấu hiệu đặc trưng cơ bản để nhận định tính tích cực của học sinh trong giờ học toán: - Học sinh có nhu cầu và hứng thú học tập. - Học sinh cả lớp cùng tham gia các hoạt động học tập đa dạng và phong phú dưới sự tổ chức của giáo viên. - Qua các hoạt động học tập, HS được rèn luyện phương pháp tự học (tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động). Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. - Kết hợp đánh giá của thầy với sự đánh giá của trò. Qua các hoạt động học tập, HS được rèn luyện phương pháp tự học (tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động). - Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. Kết hợp đánh giá của thầy với sự đánh giá của trò. II/ Những PPDH truyền thống và tích cực thường được vận dụng trong giờ học Toán ở tiểu học: 1/ PPDH truyền thống + PP thuyết trình + PP giảng giải minh hoạ. + PP gợi mở vấn đáp. + PP trực quan. + PP thực hành luyện tập. 2/ Một số PPDH tích cực + Dạy học theo nhóm trong môn toán. + Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. + Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học môn toán ở tiểu học. a/ Các tình huống sư phạm dạy học theo nhóm có hiệu quả: - Khi tiến hành một công việc phức tạp, gồm nhiều vấn đề nhỏ hơn, một người không làm hết trong khoảng thời gian ngắn. VD: Bài tập vận dụng tính tỷ số % ở lớp 5:Vùng 1Tổng diện tích cả vùng Diện tích ao hồĐất rừng Đất rừng Đất trồng trọtDiện tích34250 km23000 km2 3000 km25000 km2Đất để ởPhần trăm100%2000 km2Vùng 2 Tổng diện tích cả vùng Diện tích ao hồ Đất rừngĐất trồng trọt Đất để ởDiện tích 54890 km2 4400 km2 7000 km2 1200 km2Phần trăm 100% - Tổ chức thảo luận nhằm định hướng và đưa ra cách giải quyết một vấn đề nào đó. VD: So sánh 2 phân số khác mẫu số (trang 121, Toán 4) - Tổ chức thực hành đo các đại lượng. VD: HS lớp 3 thực hiện nhiệm vụ: đo và thống kê số liệu chiều cao của từng bạn trong lớp. - Cần tổ chức thử nghiệm nhiều trường hợp. VD: Tìm công thức tính diện tích hình chữ nhật. - Tổ chức thực hiện nhiệm vụ học tập theo từng cặp nhằm kiểm tra lẫn nhau trong cặp. VD: cho học sinh đổi chéo vở, kiểm tra kết quả làm bài vở của nhau. - Tổ chức trò chơi theo nhóm. VD: Trò chơi đô-mi-nô toán, trò chơi tập trung,... b/ Các tình huống sư phạm dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. - Xây dựng tình huống có vấn đề thực tiễn. VD: Khi dạy xong phép chia có dư, GV cho HS giải bài toán: “Cần chở 57 HS qua sông bằng thuyền, mỗi thuyền chở được 8 HS. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu thuyền chở HS qua sông cùng một lúc?” - Tạo tình huống có vấn đề từ kiến thức học hằng ngày: b/ Các tình huống sư phạm dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. - Xây dựng tình huống có vấn đề thực tiễn. VD: Khi dạy xong phép chia có dư, GV cho HS giải bài toán: “Cần chở 57 HS qua sông bằng thuyền, mỗi thuyền chở được 8 HS. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu thuyền chở HS qua sông cùng một lúc?” - Tạo tình huống có vấn đề từ kiến thức học hằng ngày: VD: Khi học sinh học đến phép cộng trong phạm vi 5. Các bài tập (không có vấn đề): 1 + 3 = ? 3 + 2 = ? Các bài tập( có vấn đề): 3 + ... = 5 2+ ... = 3 - Yêu cầu HS sử dụng phương pháp tương tự để xây dựng kiến thức mới. VD: Dựa vào cách xây dựng bảng nhân, đến lớp 3, GV có thể đặt vấn đề để HS tự lập bảng nhân 6, 7, 8, 9 - Lật ngược một câu khẳng định đã biết: VD: Số tự nhiên chia hết cho 9 thì chia hết cho 3. Lật ngược lại: Số chia hết cho 3 thì chia hết cho 9 có đúng không? - Tổ chức hoạt động khái quát hoá. VD: Viết tiếp thêm 3 số trong dãy số sau: 1; 1; 2; 3; 5;.... HS quan sát, thử tìm mối quan hệ giữa các số trong dãy và nhận xét: 2 = 1 + 1 nên 5 + 3 = 8 3 = 2 + 1 8 + 5 = 13 5 = 3 + 2 13 + 8 = 21 Dãy số có thể viết tiếp: 1; 1; 2; 3; 5; 8; 13; 21; .... Các tình huống có vấn đề nhằm phát triển trí tưởng tượng không gian của học sinh.VD: Tìm diện tích của miếng bìa có các kích thước theo hình vẽ dưới đây - Tổ chức hoạt động trên các đồ thật, mô hình để rút ra một tri thức toán học. VD: Giới thiệu hình vuông, hình tròn, hình tam giác(Toán 1). c/ Một số ví dụ vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học môn toán ở tiểu học. VD1: Hình thành quy tắc tính giá trị biểu thức có chứa dấu ngoặc (Tr 81, Toán 3). - Tính giá trị biểu thức: 30 +5 : 5 Đặt vấn đề: thực hiện phép cộng 30 + 5 trước, sau đó mới thực hiện phép chia cho 5, các em có thể thêm ký hiệu vào biểu thức như thế nào? +B1: HS tự đề xuất phương án giải quyết. +B2: Thống nhất các ý tưởng để đưa ra một quy ước chung, phù hợp với hệ thống kí hiệu toán học. VD2: Dạy học bài: “Diện tích hình chữ nhật” (152 – Toán 3) - Ôn tập, tái hiện: + Tính chu vi hình chữ nhật. + Diện tích của một hình và phương pháp tính diện tích một hình bằng cách đếm số ô vuông phủ kín hình đó. - Nêu vấn đề: Để tính diện tích hình chữ nhật, ngoài cách “trực tiếp” đếm số ô vuông phủ kín hình đó ra, còn có thể tìm được cách tính “gián tiếp” hay không? - Tập hợp các ý tưởng chung của các HS, so sánh các ý tưởng đó và đề xuất một ý tưởng chung của cả lớp (hoặc cả nhóm) + Đếm số ô vuông. + Nhận xét về mối quan hệ giữa S ; a và b . VD: 3 x 4 = 12 - Dự đoán (đề xuất giả thiết) quy tắc tính diện tích hình chữ nhật + HS dự đoán S = chiều dài x chiều rộng. + Phát biểu quy tắc. - HS kiểm tra giả thiết : HS làm bài tập (trên phiếu), thảo luận, phân tích kết quả, trình bày nhóm, cả lớp rồi rút ra quy tắc tính (tri thức mới). Giáo viên nói, viết lên bảng quy tắc tính. - Vận dụng tính diện tích một số hình chữ nhật đơn giản. d/ Hình thức tổ chức trò chơi trong học tập môn toán: - Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung tri thức gắn với hoạt động học tập của học sinh. - Tác dụng của trò chơi học tập + Làm thay đổi hình thức học tập , học sinh tiếp thu kiến thức tự giác và tích cực hơn, vui hơn, cởi mở hơn. + HS rèn luyện, củng cố kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo thúc đẩy hoạt động trí tuệ. + Giúp HS phát triển một cách tự nhiên, có hiệu quả, biết tương tác lẫn nhau và tự chủ trong học tập. Những yêu cầu để trò chơi học tập đạt hiệu quả cao: + Trò chơi phải có mục đích học tập (củng cố, bổ sung kiến thức gì?) + Trò chơi phải được chuẩn bị tốt (yêu cầu, mục đích giáo dục, phương tiện phục vụ trò chơi) + Trò chơi phải thu hút được nhiều học sinh tham gia + Nếu thấy HS thờ ơ không tham gia chơi cần xem lại cách tổ chức hoặc trò chơi không hấp dẫn. III/ Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học Toán sẽ đem lại lợi ích gì cho thầy và trò? 1/ Đối với thầy: + Đạt được mục đích dạy học cụ thể đã đề ra và có thể đo được kết quả ấy. + Nâng cao được chất lượng giờ dạy. + GV được HS tin tưởng, tôn trọng và quý mến. + Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò. + Xây dựng được sự thống nhất cao trong lớp. + Được sự ủng hộ, đồng tình từ phía gia đình HS và xã hội 2/ Đối với trò: + Có nhiều cơ hội hợp tác, chia sẻ và bày tỏ, được mọi người quan tâm, tôn trọng và lắng nghe. + Tích cực, chủ động trong học tập. + Tự tin trước mọi người. + Có khả năng tự học, tự đánh giá. + Phát huy hết tiềm năng, sự sáng tạo của bản thân. + Biết yêu cuộc sống, quê hương, đất nước. Đạt được những kết quả trên, tức là chúng ta thực hiện được mục tiêu GD tiểu học đặt ra; giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đặc điểm, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học THCS. IV/ Xây dựng môi trường daỵ và học toán hiệu quả: Trong một tiết dạy toán, cần đảm bảo không khí môi trường lớp học, tổ chức dạy và học, xây dựng kế hoạch dạy toán, nhận xét và đánh giá. Bốn vấn đề này được liên kết chặt chẽ với nhau để tạo nên một môi trường học tập đồng bộ. a/Không khí môi trường lớp học: không khí học tập trong các giờ học toán cần phải sôi nổi. Học sinh cần được tham gia một cách tích cực. Do vậy, môi trường các em đang học phải là môi trường tin tưởng và tôn trọng. Có nghĩa là cần phải có sự tin tưởng giữa GV và HS ; giữa các em đối với nhau; giữa phụ huynh, thầy cô và các em. b/ Tổ chức dạy và học: Trong quá trình dạy học, giáo viên thực sự là chủ thể tổ chức` các hoạt động học tập cho học sinh, tạo cơ hội cho học sinh học tập theo từng cá nhân, từng cặp trong nhóm hoặc cả lớp để tìm tòi, rèn kiến thức, kỹ năng cơ bản và khả năng vận dụng kiến thức toán vào thực tế. c/ Khi xây dựng kế hoạch dạy học toán cần lưu ý: Tạo cơ hội cho các em được nói, đọc, suy nghĩ, so sánh, viết, nghe, góp ý kiến, đưa ra giả thuyết, tổng hợp, đánh giá và đưa ra kết luận chứ không phải chỉ thực hiện những công việc như tính toán các con số và các ký hiệu để có đáp số đúng. VD: Qua việc trao đổi và lắng nghe ý kiến của nhau, các em sẽ biết: Chấp nhận và tôn trọng ý kiến của người khác. Nói lên được phương pháp và cách giải của mình. Đưa ra nhiều cách giải của một bài toán, cao hơn nữa là biết đưa ra nhiều cách làm cùng một công việc. Đánh giá và góp ý lẫn nhau một cách nghiêm túc. Khi lắng nghe các em, giáo viên có thể: Biết được những gì các em đã hiểu và hiểu chưa đúng. Nhận thấy và đánh giá được một cách rõ ràng kết quả diễn đạt, bài giải của học sinh. Khuyến khích các em đưa ra giải thích và trình bày rõ ràng, hợp lý. Khuyễn khích sự tôn trọng và hỗ trợ giữa các học sinh với nhau. Đồng thời động viên các em thử thách khả năng của nhau. d/ Nhận xét, đánh giá: Giáo viên nhận xét, đánh giá được nhiều vấn đề tuỳ theo mục đích khác nhau thông qua việc lắng nghe và trao đổi với các em khi các em đang thực hiện công việc hoặc qua phân tích những điều các em ghi chép, qua các bài viết, bài trình bày và những lời giải thích của các em. Hầu hết những thông tin mà giáo viên tìm hiểu được đều có thể đem ra trao đổi lại với các em và rất có giá trị trong việc lên kế hoạch dạy học tiếp theo nhằm quyết định hình thức tổ chức các hoạt động nên cho các em làm việc độc lập hay theo nhóm với mục đích rèn luyện suy nghĩ của các em, mở rộng và thử thách khả năng, củng cố hiểu biết của các em. Sử dụng bảng kiểm tra, quan sát và lắng nghe, các bài làm mẫu, kiểm tra chính thức và không chính thức, tất cả những điều này góp phần xác định kết quả học tập của các em, ghi nhận và báo cáo thành tích học tập của các em một cách hiệu quả. c. các giải pháp thực hiện: i ) công tác triển khai thực hiện chuyên đề: - Triển khai chuyên đề tới đối tượng giáo viên các trường tiểu học của Mờ Linh. - Tuỳ thuộc vào nội dung, chương trình, từng đối tượng học sinh mà mỗi giáo viên triển khai các yêu cầu đề cập trong chuyên đề một cách linh hoạt sáng tạo. - Mỗi giáo viên cần chuẩn bị chu đáo nội dung dạy học, phương tiện, đồ dùng dạy học cho mỗi giờ lên lớp, phù hợp với từng đối tượng học sinh, đạt yêu cầu kiến thức kỹ năng cơ bản cua môn học và yêu cầu nội dung chuyên đề đặt ra. - Giáo viên tự giác, tích cực đổi mới phương pháp dạy học thông qua hoạt động xây dựng kế hoạch bài học ( soạn giáo án ) và tổ chức dạy học trên lớp. ii ) công tác chỉ đạo thực hiện chuyên đề: Ban giám hiệu các trường chịu trách nhiệm tổ chức triển khai chuyên đề đến giáo viên. - Thường xuyên thăm lớp, dự giờ, đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy theo định hướng nêu trên. - Tổ chức khảo sát, kiểm định chất lượng dạy – học thường xuyên nhằm điều định cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh. - Tổ chức rút kinh nghiệm việc triển khai và thực hiện chuyên đề. Tài liệu tham khảo 1. SGK, SGV Toán Tiểu học – Nhà xuất bản GD. 2. Đổi mới PPDH ở Tiểu học ( Dự án PTGVTH- Nhà xuất bản GD ). 3. Đổi mới phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục tích cực ( Vụ GDTH- Nhà xuất bản GD năm 2008 ). 4. Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Toán và TV ở Tiểu học ( Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển – năm 2002 ). 5. Luật GD năm 2005. Mục lục A/ Phần mở đầu. I. Lý do chọn đề tài. II. Đối tượng, phạm vi triển khai. III. Nhiệm vụ của chuyên đề. B/ Nội dung chuyên đề. I. Đặc trưng cơ bản để nhận định tính tích cực của học sinh trong giờ học toán. II. Những phương pháp dạy học truyền thống và tích cực thường được vận dụng trong dạy học toán ở tiểu học. III. Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học toán sẽ dem lại lợi ích gì cho thầy và trò. IV. Xây dựng môi trường dạy và học toán hiệu quả. C/ Các giải pháp thực hiện. I. Công tác triển khai thực hiện chuyên đề. II. Công tác chỉ đạo thực hiện chuyên đề.Kớnh chỳc cỏc thầy cụ mạnh khoẻ

File đính kèm:

  • pptchuyen de toan 5.ppt