Chuyên đề : Những vấn đề cơ bản khi dạy toán lớp 1

I.Mục tiêu dạy môn toán lớp 1: Dạy toán lớp 1 nhằm giúp hs:

+ Về kiến thức:

- Học sinh bước đầu nắm được một số kiến thức cơ bản, đơn giản về đếm, đọc viết, so sánh các số trong phạm vi 100, cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100.

-Độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20cm, biết xem đồng hồ, biết một số hình, hình học, biết giải toán có lời văn.

 

ppt21 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1833 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề : Những vấn đề cơ bản khi dạy toán lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN NGỌC BÌNH ---------------*****--------------- CHUYÊN ĐỀ : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN KHI DẠY TOÁN LỚP 1 Năm học 2012 - 2013 I.Mục tiêu dạy môn toán lớp 1: Dạy toán lớp 1 nhằm giúp hs: + Về kiến thức: - Học sinh bước đầu nắm được một số kiến thức cơ bản, đơn giản về đếm, đọc viết, so sánh các số trong phạm vi 100, cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100. -Độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20cm, biết xem đồng hồ, biết một số hình, hình học, biết giải toán có lời văn. + Về kĩ năng: - Hình thành và rèn luyện các kĩ năng thực hiện đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 100. - Cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100, đo và ước lượng độ dài đoạn thẳng, nhận biết hình vuông hình tam giác, hình tròn, điểm , đoạn thẳng. - Giải một số dạng toán đơn giản về cộng trừ, bước đầu biết diễn đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và thực hành. Tập trung vào các kĩ năng cơ bản. + Về thái độ: - Giáo dục cho học sinh tính chính xác, tính khoa học. II. Dạy cấu tạo số trong môn toán lớp 1: 1.Mục tiêu: Giúp HS -Đếm, đọc, viết thành thạo các số đến 100. -Biết so sánh, sắp xếp các số theo thứ tự xác định. - Nhận biết bước đầu về cấu tạo thập phân của một số. 2. Nội dung dạy học: - Sau tiết “Chuẩn bị để học số” HS sẽ học lần lượt các số ( theo thứ tự phép đếm) từ 1 đền 9; rồi đến số 0, số 10; sau đó là từ 11 đến 19; các số tròn chục; các số có hai chữ số; số 100. 3. Phương pháp dạy học tiến hành cụ thể như sau: a. Hình thành khái niệm: - Đối với các bài từ số 1 đến số 5: Thông qua việc đếm trực tiếp số lượng của các tập hợp có số đồ vật tương ứng. Chẳng hạn, để hình thành số 5: yêu cầu HS lấy ra 4 hình tam giác; lấy thêm 1 hình tam giác; đếm tất cả số hình tam giác và nói: “Có tất cả 5 hình tam giác”.Sau đó để củng cố nhận thức, cho HS quan sát các tranh minh họa trong sách ( 1 chấm tròn thêm 4 chấm tròn là 5 chấm tròn; 3 que tính thêm 2 que tính là 5 que tính). Qua việc quan sát tranh HS thấy được các tập hợp cùng có số lượng phần tử (là 5) và ghi lại số lượng của các tập hợp đó bằng chữ số 5. -Đối với các bài từ 6 đến 10: Đếm thêm 1 là hoạt động chủ yếu để giới thiệu số mới, theo nghĩa “số liền sau”. . Đối với bài số 0: Cần làm cho HS thấy được số 0 cũng là một số chỉ số lượng của một tập hợp đặt biệt (không có phần tử nào). Đồng thời số 0 là số bé nhất trong dãy số đang học. -Đối với bài các số có hai chữ số và các số tròn chục: +Các số có hai chữ số: Gộp các bó chục que tính và các que rời. Chẳng hạn, để hình thành số 11: Gộp 1 bó chục que tính và 1 que rời. Hỏi có tất cả là bao nhiêu que tính?( mười một que tính) ghi lại số lượng đó bằng hai chữ số 1 và 1 ; đọc số vừa được hình thành “ mười một” -Đối với bài số 100: Cho HS biết số 100 là số liền sau của số 99 nên số 100 bằng số 99 cộng 1. *Chú ý: Hướng dẫn HS đọc các số như: “hai mươi mốt” “năm mươi tư” và “bốn mươi lăm” b. Đếm, đọc, viết các số đến 100. -Tập cho HS đọc số và viết các chữ số đúng dạng, đúng qui trình. Cần hướng dẫn tỉ mỉ, sửa chữa các sai sót như viết ngược số, viết không đúng qui trình. -Chú ý tập đếm thành thạo trong phạm vi 100. Thông qua việc tập đếm, HS biết cách xác định đúng số lượng của một tập hợp, từ đó hiểu được nghĩa thực của phép đếm và nắm được thứ tự, vị trí của từng số trong dãy số. c. So sánh, sắp xếp các số theo thứ tự xác định -Cho HS quan sát các tranh vẽ hoặc thao tác trên các mẫu vật để nhận biết thứ tự của các số; số liền trước, số liền sau; và cách so sánh các số. d. Nhận biết bước đầu về cấu tạo thập phân; giá trị vị trí của các chữ số. -Thông qua các hoạt động trực quan để nhận biết về các số chục và số đơn vị trong cấu tạo thập phân của các số có hai chữ số. Ví dụ: Bài Phép trừ dạng 17 – 7 HDHS lấy 1 chục que tính và 7 que tính rời. Vậy có tất cả bao nhiêu que tính? HS trả lời 17 que tính.Vậy 17 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? ( 1 chục và 7 đơn vị) -Sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số để so sánh các số có hai chữ số, để phân biệt sự khác nhau của từng cặp số trong các trường hợp như sau: 62 và 68; 36 và 56; 89 và 90. 4. Các dạng bài tập thường sử dụng trong dạy học số: a. Hình thành khái niệm số. Đếm, đọc, viết các số đến 100 -Dạng bài tập về đếm, đọc , viết và cấu tạo của các số - Xác định số lượng của một nhóm đồ vật: *Đếm số lượng đồ vật rồi điền số tương ứng vào ô trống (VD: Bài tập 1 bài “ Mười một , Mười hai”, yêu cầu HS đếm số ngôi sao từng hình rồi điền số thích hợp vào ô trống) * Nối nhóm đồ vật với số chỉ số lượng thích hợp( VD: Bài tập 3 bài “ Mười ba, mười bốn, mười lăm”. *Đếm số hình, số đoạn thẳng, số chấm tròn….rồi điền vào ô trống hoặc nối theo mẫu. -Cho một số nào đó, hãy tìm số lượng các đồ vật tương ứng. Chẳng hạn khoanh tròn vào số đồ vật tương ứng hoặc vẽ thêm số chấm tròn (VD: Bài tập 2 bài “Mười một , mười hai” Yêu cầu HS vẽ thêm chấm tròn) hoặc tìm ví dụ về tập hợp các đồ vật ở xung quanh có số lượng là số đang học. b. Về thứ tự và so sánh các số: -Đếm và đọc ngược lại một dãy số cho trước. Đếm số lượng, viết số chỉ tương ứng, sau đó xác định thứ tự của số vừa viết. -Điền số vào các vạch trên tia số(VD: Bài tập 4 bài “Mười một, mười hai” , yêu cầu HS điền số còn thiếu vào tia số) -Xác định số lớn nhất và số bé nhất trong một dãy số (VD: Bài tập 4 bài :Mười một, mười hai”, khi HS điền số còn thiếu vào tia số xong GV yêu cầu HS xác định số bé nhất trên tia số đó là số 0, số lớn nhất là số 12, số liền trước số 12 là số 11 và số liền sau số 11 là số 12) -Xếp các số theo thứ tự nhất định (Từ bé đến lớn và ngược lại) -Cho 2 số, nêu kết quả so sánh bằng cách”nói” hoặc điền dấu>, 9 ; 3 5 -Tính rồi điền dấu , = vào ô trống. Ví dụ: 2 + 3 …4 ; 15 … 10 + 4 c. Về cấu tạo thập phân của số và giá trị vị trí của các chữ số. -Nhận biết số chục và số đơn vị trong một số có hai chữ số. Phân tích số có hai chữ số thành số chục và số đơn vị; gộp số chục và số đơn vị thành số có hai chữ số. d. Cộng (trừ) số có 2 chữ số với số có 1 chữ số. Đối với dạng toán này , để học sinh nắm vững kiến thức mới GV cho HS thực hành trên que tính để hình thành kiến thức. Tiếp theo GV hướng dẫn học sinh cách đặt tính và cách tính. Ví dụ : Để học sinh biết: 17 – 7 = ? -GV HD HS thực hành trên que tính để rút ra kết luận 17 – 7 = 10 -Tiếp theo HD HS cách đặt tính và cách tính 17 – 7 theo cột dọc. e. Giải toán có lời văn: Nội dung dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1 được xếp thành 2 giai đoạn : Giai đoạn 1, giai đoạn “ chuẩn bị giải toán có lời văn” học sinh được làm quen với các “ tình huống’’ của bài toán được diễn tả qua các tranh vẽ hoặc tóm tắt đề toán . Đối với dạng hình vẽ , yêu cầu HS quan sát tranh , phân tích nội dung tranh , nêu đề toán phù hợp với hình vẽ , viết phép tính thích hợp. Đối với tóm đề toán, HS chỉ dựa vào tóm tắt viết phép tính thích hợp. Ví dụ: Bài tập 3( Phép trừ dạng 17 -7) HS dựa vào tóm tắt đề toán để viết phép tính thích hợp. Giai đoạn 2, “ chính thức học giải toán có lời văn” học sinh biết thế nào là bài toán có lời văn( cấu tạo bài toán gồm 2 phần: bài toán cho biết gì và bài toán hỏi gì?. Từ đó học sinh biết cách giải và trình bày bài giải. III. Một số phương pháp dạy học chủ yếu toán lớp 1: a. Phương pháp trực quan: -Khi dạy bài “Cấu tạo số” GV thường sử dụng phương pháp trực quan (Vật mẫu hoặc que tính) để hình thành khái niệm số cho HS. -Đối với “Giải bài toán có lời văn” cho HS lớp 1 thường sử dụng phương pháp trực quan giúp HS tìm hiểu đề bài, tóm tắt đề toán thông qua việc sử dụng tranh ảnh, vật mẫu , sơ đồ….giúp HS dễ hiểu đề bài hơn từ đó tìm ra đường lối giải một cách thuận lợi. Đặc biệt trong sách giáo khoa Toán 1 có hai loại tranh vẽ giúp HS “Giải toán có lời văn”đó là: Một loại gợi ra phép cộng, một loại gợi ra phép trừ. Như vậy chỉ cần nhìn vào tranh vẽ HS đã định ra được cách giải bài toán. Trong những trường hợp này bắt buộc GV phải sử dụng tranh vẽ và phương pháp trực quan. b.Phương pháp vấn đáp: -Sử dụng khi HDHS tìm hiểu, phân tích đề bài, tìm đường lối giải, chữa bài làm của HS… Ví dụ: Bài phép trừ dạng 17 – 7 , bài tập 3 cho học sinh phân tích tóm tắt đề toán , tìm cách giải , chữa bài làm của học sinh. c. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề: -Với mục đích giúp các em khắc sâu những kiến thức về”Giải toán có lời văn” trong quá trình giảng dạy GV nên áp dụng phương pháp dạy học này. -GV có thể tạo tình huống có vấn đề bằng cách cho sẵn lời giải, HS tự đặt phép tính hoặc cho sẵn phép tính HS đặt câu lời giải. -Với những tình huống khó có thể phối hợp với các phương pháp khác để giúp HS thuận lợi cho việc làm bài: Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp kiến tạo… Một số điểm lưu ý khi dạy toán lớp 1. -Sách giáo khoa Toán 1 được biên soạn như các phiếu bài tập.Với sự HD của GV trong quá trình dạy học , HS sử dụng phiếu này để thực hiện các hoạt động học tập như làm ngay vào sách giáo khoa, tô màu, vẽ thêm chấm tròn, vẽ thêm hình vuông….,nếu có điều kiện thì GV cho HS làm vào phiếu bài tập mà GV đã chuẩn bị sẵn. Riêng các bài tập dạng “Đặt tính rồi tính” và “Giải toán có lời văn” HS phải làm vào vở hoặc bảng con. Ví dụ: Bài Phép trừ dạng 17- 7: ở bài tập 1 yêu cầu học sinh tính, HS có thể làm ngay vào sách giáo khoa , bài tập 3 đọc tóm tắt bài toán , viết phép tính thích hợp, học sinh làm vào bảng con. -Trong môn Toán những bài tập cần làm GV giải quyết hết trong tiết học, ngoài ra những bài tập còn lại nếu không giảm tải, còn thời gian GV nên hoàn thành hết trong tiết học. Những bài tập bỏ hẳn trong công văn 5842 không thực hiện trong tiết học. Ví dụ :Trong bài: Phép trừ dạng 17 – 7 Bài tập 1chỉ yêu cầu làm 3 cột nhưng em nào làm xong có thể làm 2 cột còn lại. Bài tập 2 chỉ yêu cầu làm cột 1 và 3, cột 2 giảm tải nhưng có thời gian nên GV cho HS hoàn thành ngay trong tiết học. IV. Quy trình dạy học: * LOẠI BÀI MỚI 1. Ổn định tổ chức. 2. Bài cũ: - HS làm bài tập tiết trước 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học b. Hình thành kiến thức mới: -GV nêu kế hoạch tổ chức và hướng dẫn từng hoạt động học tập của HS theo chuẩn kiến thức kĩ năng c. Thực hành: -GVHD HS thực hiện lần lượt từng bài tập trong SGK + HS nêu yêu cầu bài tập và tiến hành làm bài tập. Các bài tập GV tổ chức cho HS làm với nhiều hình thức khác nhau ( Làm vào SGK hoặc vở; phiếu BT; Đố bạn; Làm bảng nhóm; Làm bảng lớp…..) -Lớp theo dõi nhận xét -GV nhận xét ghi điểm -Các bài giảm tải dành cho HSKG( HDHS giải ngay tại lớp nếu còn thời gian) 4. Củng cố - Dặn dò: - GV chốt lại nội dung kiến thức vừa học bằng nhiều hình thức (Trò chơi hoặc hỏi đáp) -Dặn dò HS về nhà hoàn thành các bài tập vừa học và chuẩn bị bài sau -Đối với HSKG về nhà làm tiếp bài tập giảm tải mà ở lớp chưa hoàn thành *LOẠI BÀI LUYỆN TẬP 1.Ổn định tổ chức: 2. Bài cũ: - HS làm bài tập ở tiết trước. 3. Luyện tập: - GVHD cho HS thực hiện lần lượt bài tập trong SGK + HS nêu yêu cầu BT và tiến hành làm BT + Các bài tập GV tổ chức cho HS làm với nhiều hình thức khác nhau (Làm vào SGK hoặc vở; phiếu bài tập; đố bạn; làm bảng nhóm; làm bảng lớp…) -Lớp theo dõi nhận xét -Giáo viên nhận xét ghi điểm. -Các bài giảm tải dành cho HSKG(HDHS giải ngay tại lớp nếu còn thời gian) 4.Củng cố -Dặn dò: -GV chốt lại nội dung kiến thức vừa học bằng nhiều hình thức( trò chơi họăc hỏi đáp) Dặn HS về nhà hoàn thành các bài tập vừa học và chuẩn bị bài sau. -Đối với HSKG về nhà làm tiếp bài tập giảm tải mà ở lớp chưa hoàn thành.

File đính kèm:

  • pptChuyen de Toan lop 1.ppt
Giáo án liên quan