Loài người đã bước vào thiên niên kỷ thứ III, một nền văn minh tin học, một xã hội xây dựng trên nền tảng tri thức, quyền lực thuộc về trí tuệ. Bàn về tương lai không thể không bàn đến giáo dục bởi “Giáo dục và đào tạo là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai”.
Bác Hồ đã từng nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa”. Con người xã hội chủ nghĩa là những con người phát triển toàn diện, có tư tưởng và tình cảm tốt đẹp, có tri thức và năng lực làm chủ xã hội, làm chủ bản thân, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, phong phú. Là những con người biết kế thừa và phát triển những tinh hoa của dân tộc và thời đại.
18 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 988 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả dạy học môn vật lý trung học cơ sở bằng việc áp dụng bài giảng điện tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ TRUNG HỌC CƠ SỞ BẰNG VIỆC ÁP DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TƯ.Û
A/ CƠ SỞ XUẤT PHÁT CỦA KINH NGHIỆM:
Loài người đã bước vào thiên niên kỷ thứ III, một nền văn minh tin học, một xã hội xây dựng trên nền tảng tri thức, quyền lực thuộc về trí tuệ. Bàn về tương lai không thể không bàn đến giáo dục bởi “Giáo dục và đào tạo là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai”.
Bác Hồ đã từng nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa”. Con người xã hội chủ nghĩa là những con người phát triển toàn diện, có tư tưởng và tình cảm tốt đẹp, có tri thức và năng lực làm chủ xã hội, làm chủ bản thân, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, phong phú. Là những con người biết kế thừa và phát triển những tinh hoa của dân tộc và thời đại. Con người mới là sản phẩm của quá trình cải tạo xã hội mới”. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII của Đảng về phát triển giáo dục đã chỉ rõ:“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, phát triển mạnh về phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên liên tục và rộng khắp trong toàn dân, nhất là trong thanh niên”. Làm thế nào đểâ đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa _ hiện đại hoá đất nước. Muốn vậy cần phải phát huy nguồn lực con người, đào tạo con người năng động, sáng tạo, gắn liền với thực tiễn. Để đáp ứng được điều đó, việc đổi mơí nội dung, phương pháp dạy học đòi hỏi giáo viên và học sinh cần có sự cố gắng nhiều trong việc dạy và học.
Hơn nữa, trong thời đại ngày nay, khi mà khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển buộc con người cần phải có sự năng động, sáng tạo. Vì vậy một yêu cầu không thể thiếu đối với một người học là “Học phải đi đôi vơí hành, phải gắn với thực tế ”. Việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy đòi hỏi người giáo viên và học sinh cần có sự cố gắng nhiều trong việc dạy và học. Làm thế nào để giờ học thật sự sinh động và có hiệu quả ngày càng thiết thực hơn? Ngoài ra, có những điều trong thực tế không thể đưa trực tiếp vào bài học được hoặc những sự việc khó có thể diễn tả bằng lời (chẳng hạn như các hiện tượng Vật lý trong tự nhiên) mà cần phải có sự hỗ trợ của máy tính điện tử. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có thể góp phần giải quyết vấn đề đó. Vì thế việc dạy học bằng bài giảng điện tử với sự hỗ trợ giảng dạy của máy tính điện tử và máy chiếu Projector là một việc làm cần thiết trên sự đổi mới phương pháp dạy học trong thời đại ngày nay.
Một số giáo viên còn bỡ ngỡ trong việc sử dụng máy tính và áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học; cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu thực tế và điều kiện tiếp cận còn khó khăn. Đa số giáo viên và học sinh chưa được tiếp cận rộng rãi với việc dạy và học bằng công nghệ hiện đại này. Chính vì thế việc áp dụng phương tiện thông tin hiện đại vào giảng dạy trong môn Vật lý hiện nay đối với giáo viên và học sinh là một sự cần thiết phải tiếp cận.
Qua quá trình giảng dạy môn Vật lý và trợ giúp một số môn khác ở nhà trường, bản thân người viết đã quan sát, ghi nhận và đúc kết được một số kinh nghiệm và đã thực hiện thành công ở nhiều tiết dạy.
B/ NỘI DUNG:
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1/ Khái niệm Bài giảng điện tử:
Bài giảng điện tử là sự kết hợp giữa các bài giảng truyền thống và thiết bị điện tử, trong đó, người giáo viên thể hiện bài giảng của mình thông qua các đoạn văn bản, các hình ảnh, video, bảng biểu minh họa, các câu hỏi gợi mở, hay các câu hỏi trắc nghiệm...
Bảng dưới đây so sánh các hoạt động của giáo viên trong dạy học truyền thống với các hoạt động mà người giáo viên đã “truyền” vào bài giảng điện tử thông qua các phương tiện điện tử.
Hoạt động của giáo viên
Thể hiện trên máy tính
Thuyết giảng
Ghi âm và phát lại dưới dạng các file audio (mp3)
Đưa ra các câu hỏi gợi mở
Hiển thị các câu hỏi mang tính gợi mở
Viết bảng
Hiển thị các đoạn văn bản
Làm thí nghiệm
Hiển thị video mô phỏng các thí nghiệm
Trình bày các hình ảnh trực quan
Hiển thị các hình ảnh trực quan, video, audio, flash...
Kiểm tra
Các dạng bài thi trắc nghiệm
...
...
2/ Cơ sở lý luận :
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mở cửa để hội nhập với cộng đồng thế giới trong nền kinh tế cạnh tranh quyết liệt, đòi hỏi công tác giáo dục của nước ta phải có những đổi mới sâu sắc và toàn diện nhằm đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa giữ gìn và phát huy được bản sắc dân tộc, vừa có khả năng sáng tạo, có tình cảm thái độ của con người xã hội chủ nghĩa. Ở trường trung học cơ sở, những sự đổi mới đó được thực hiện chủ yếu thông qua việc dạy học các môn học, trong đó có môn Vật lý. Việc đổi mới cần được thực hiện trên cả 3 mặt: nội dung dạy học, phương pháp dạy học và phương tiện dạy học. Cần phải huy động nhiều lực lượng khác nhau của xã hội để thực hiện những sự đổi mới đó. Đối với người giáo viên thì quan trọng nhất là đổi mới phương pháp dạy học vì giáo viên là người trực tiếp tác động đến học sinh và sử dụng những phương tiện mà xã hội cung cấp cho nhà trường để thực hiện thành công mục tiêu dạy học.
Phương pháp dạy học mới làm thay đổi cơ bản vai trò của giáo viên và học sinh. Trong nhà trường truyền thống, giáo viên quyết định tất cả còn học sinh thì thụ động tiếp thu, ghi nhớ, nhắc lại và bắt chước làm theo. Còn trong nhà trường hiện nay, học sinh được đặt vào vị trí trung tâm, bản thân học sinh phải tích cực, tự lực hoạt động để xây dựng, chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực và hình thành tình cảm, thái độ và tạo sự hứng thú trong học tập.
Dạy học Vật lý trước hết là dạy cho học sinh biết cách nhận thức đúng đắn thế giới khách quan, như vậy phải có sự tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh phù hợp với quy luật chung của việc nhận thức. Nghiên cứu Vật lý không phải chỉ nghiên cứu những sự vật, hiện tượng riêng biệt, độc lập, tĩnh tại, mà phải xem xét chúng trong sự tương tác lẫn nhau, trong sự vận động và phát triển. Trong thời đại ngày nay, con người không phải chỉ biết bắt chước những cái mà nhân loại hay người khác đã làm được mà cần phải biết sáng tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần mới. Điều này càng có ý nghĩa hơn trong quá trình hội nhập và cạnh tranh với các nước khác trong cộng đồng thế giới. Dạy học không phải đi sau sự phát triển mà phải đi trước sự phát triển, thúc đẩy, tạo điều kiện cho người học phát triển. Năng lực sáng tạo đó không phải do bẩm sinh mà được hình thành do tác dụng của giáo dục. Dạy học Vật lý không đơn thuần là truyền thụ cho học sinh những kiến thức Vật lý mà thông qua việc dạy học Vật lý phải góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh.
Việc thống nhất giữa mục đích, nội dung, phương pháp là vấn đề có tính nguyên tắc, hình thành các phẩm chất và nhân cách học sinh phải được thực hiện thông qua việc dạy học các kiến thức Vật lý cụ thể. Cần phải lựa chọn trong kho tàng vô cùng phong phú của Vật lý học hiện đại những kiến thức cơ bản nhất, cần thiết nhất cho đời sống và sản xuất để đưa vào nhà trường phổ thông. Một mặt phải nắm vững và làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại mà nhân loại đã tích lũy được, mặt khác phải có tư duy sáng tạo, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam. Người lao động phải có ý thức cộng đồng, tinh thần tập thể vì sự nghiệp chung mà hợp tác giúp đỡ nhau, vừa phải phát huy tính tích cực cá nhân, năng động, chủ động, đem hết tài năng, trí tuệ, sức lực của mình cống hiến cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc học không phải chỉ để biết mà là để làm. Bên cạnh việc làm chủ tri thức khoa học còn phải có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật.
Trong nhà trường truyền thống đã tồn tại lâu đời ở nước ta và thế giới là dạy học theo kiểu giảng giải, minh họa, nhồi nhét; trong đó giáo viên giữ vai trò trung tâm quyết định hết thảy ( từ nội dung dạy học đến cách thức truyền thụ kiến thức, kỹ năng, đánh giá kết quả); còn học sinh thì thụ động, tiếp thu, ghi nhớ, nhắc lại, bắt chước. Cách dạy học như thế đã có những thành công nhất định trong việc giới thiệu cho học sinh những tinh hoa văn hóa nhân loại. Để có thể tồn tại và phát triển trong sự hội nhập và cạnh tranh với cộng đồng quốc tế, xây dựng thành công đất nước trong giai đoạn mới thì cần phải bồi dưỡng cho học sinh năng lực tìm tòi sáng tạo, năng lực tự hành động, năng lực giải quyết vấn đề.
Để học sinh có thể tham gia một cách tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức, cần phải lựa chọn nội dung dạy học đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm hoạt động của từng lớp học sinh. Đối với trường trung học cơ sở cần phải giảm nhẹ những nội dung có tính hàn lâm, không cần thiết đối với đa số người lao động, tăng cường những nội dung có ý nghĩa thực tiễn, gần gũi với cuộc sống hằng ngày và hoạt động sản xuất phổ biến, tạo điều kiện cho học sinh có thể vận dụng kinh nghiệm của mình để giải quyết nhiệm vụ học tập của mình một cách tự tin và có sáng tạo mà môn Vật lý là môn học thực nghiệm có thể góp phần vào việc ấy.
Phương pháp dạy học Vật lý nói riêng và dạy học các môn học khác nói chung của giáo viên thực chất là cách thức giáo viên tổ chức hoạt động nhận thức, dạy học sinh cách tự học. Như vậy muốn xác định được những phương pháp dạy học đúng đắn trước hết giáo viên phải căn cứ vào nội dung học tập, xác định rõ ràng những hoạt động mà học sinh phải tự lực hoạt động để chiếm lĩnh, xây dựng kiến thức, hình thành kỹ năng, phát triển năng lực. Và dĩ nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất cần áp dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy sát với thực tiễn hơn, do đó việc sử dụng bài giảng điện tử là một yêu cầu thiết thực cần phải phổ biến rộng rãi trong nhà trường ngày nay.
II/ MỘT SỐ YÊU CẦU CHUNG:
1/ Đối với giáo viên :
Căn cứ vào mục tiêu dạy học của chương trình và của từng bài, căn cứ vào nội dung của từng bài, vào các phương tiện dạy học có trong nhà trường, xác lập được lôgic của hoạt động nhận thức, con đường tối ưu để chiếm lĩnh kiến thức kỹ năng phù hợp với trình độ học sinh. Trên cơ sở đó định ra những hành động cần phải thực hiện.
Để kích thích và duy trì hứng thú nỗ lực học tập của học sinh, giáo viên cần phải chuẩn bị tạo ra những tình huống học tập kiểu tình huống có vấn đề. Học sinh đứng trước tình huống này sẽ xuất hiện trong óc mâu thuẫn nhận thức, nhu cầu hứng thú nhận thức, sự tò mò muốn tìm hiểu, xây dựng cái mới. Những tình huống này phải nằm trong vùng phát triển gần của học sinh để học sinh có thể tự lực bằng cố gắng của mình mà khắc phục được mâu thuẫn, nắm được kiến thức, kỹ năng mới mà máy tính có thể hỗ trợ tốt qua việc sử dụng bài giảng điện tử. Quá trình học tập sẽ là quá trình nối tiếp của các tình huống có vấn đề từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ bộ phận đến toàn bộ, mở rộng dần vùng phát triển gần.
Vai trò chủ yếu của giáo viên trong kiểu dạy học mới là tổ chức các hoạt động của học sinh trong giờ lên lớp. Tổ chức tình huống có vấn đề. Bằng những thí nghiệm đơn giản giới thiệu một hiện tượng lạ bằng sự mô tả lại một sự kiện, hiện tượng thực tế thể hiện trên màn hình để lôi cuốn học sinh vào công việc nghiên cứu tìm tòi. Do vậy giáo viên cần phải hiểu và bước đầu biết cách soạn bài giảng điện tử ( bài giảng có sự hỗ trợ của máy tính điện tử và máy chiếu Projector (hoặc màn hình lớn)), phải có kế hoạch tổ chức tiết dạy có sử dụng bài giảng điện tử và tạo trực quan sinh động và tạo hứng thú cho học sinh trong bài giảng.
2/ Đối với học sinh:
Bước đầu làm quen với việc học bằng công nghệ thông tin hiện đại. Nhận biết được vai trò thiết thực của việc học bằng công nghệ thông tin hiện đại đối với từng bài học và vai trò của nó đối với thực tiễn. Vì có những hiện tượng vật lý, hay những thí nghiệm ... không thể thực hiện trong tiết học trên lớp mà cần được mô phỏng lại thông qua máy tính. Do đó học sinh sẽ tự so sánh việc lĩnh hội kiến thức và liên hệ thực tế sinh động hơn, có kỹ năng quan sát và tiếp cận thực tế.
Thể hiện sự năng động, sáng tạo, tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức một cách tích cực trong tiết học. Đồng thời phải biết kết hợp “ Học đi đôi với hành”, từ bài giảng điện tử mà có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống chứ không phải chỉ là việc lĩnh hội lý thuyết “suông”.
Có hứng thú học tập bộ môn Vật lý và các môn học khác thông qua bài giảng điện tử. Từ đó giúp cho việc nhận thức của học sinh ngày càng sâu rộng hơn theo từng lớp, từng cấp học.
III/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Chú ý rằng trước khi bắt tay vào xây dựng một bài giảng điện tử, chúng ta nên thiết kế kịch bản của bài giảng để hình dung được những phản xạ thường gặp của học sinh. Quy trình thiết kế kịch bản của bài giảng điện tử môn Vật lý Trung học cơ sở có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và thiết kế bài giảng môn Vật lý thông thường thông qua các hoạt động (soạn giáo án truyền thống).
Bước 2: Thiết kế các hoạt động chính cần trình chiếu: các đoạn văn bản, các hình ảnh, đoạn video, các thí nghiệm, các hiện tượng trong tự nhiên, bảng biểu minh họa, hay các câu hỏi gợi mở, các câu hỏi trắc nghiệm ... theo thứ tự nội dung bài học bằng các phần mềm Flash, Cota Reference, Powerpoint, Violet...
Bước 3: Tạo hiệu ứng trình chiếu hình ảnh, font chữ, âm thanh, màu sắc, thời lượng các hoạt động.... phù hợp, rõ nét, sinh động, có hiệu quả.
Bước 4: Thể hiện tiết dạy trên lớp bằng bài giảng điện tử ( với phương tiện chuẩn bị: máy vi tính, máy chiếu Projector hoặc Tivi...)
Bước 5: Rút kinh nghiệm qua bài giảng trên lớp, từ đó chỉnh sửa kịch bản bài giảng điện tử để thể hiện tốt ở tiết sau.
(Ở đây bản thân người viết xin đính kèm Phụ lục hướng dẫn giáo viên soạn “Bài giảng điện tử” bằng phần mềm Powerpoint ở phần sau).
F Để đạt hiệu quả cao trong việc giảng dạy bằng bài giảng điện tử, giáo viên cần phải chú ý một số vấn đề sau:
+ Phải xác định rõ mục tiêu của từng bài học và bài giảng điện tử phải thể hiện rõ điều đó.
+ Nắm được các bước lên lớp với bài giảng điện tử và biết cách sử dụng máy tính với sự hỗ trợ của máy chiếu Projector.
+ Phải có ý tưởng thể hiện nội dung bài giảng phù hợp.
+ Giảng dạy bằng bài giảng điện tử có sự hỗ trợ của máy tính phải đạt hiệu quả cao hơn so với việc giảng dạy thông thường, phải đảm bảo đúng mục tiêu dạy học đề ra, tránh lạm dụng quá mức mà phản tác dụng.
+ Bài giảng điện tử phải được thể hiện rõ ràng, trong sáng các nội dung và trình tự bài học; không thiết kế quá rườm rà các hình ảnh và màu chữ; tạo hiệu ứng rõ ràng, không nên tạo nhiều kiểu hiệu ứng trong một Slide; không đưa quá nhiều hình ảnh không cần thiết, hình ảnh nhiễu loạn dễ làm học sinh mất tập trung chú ý vào bài học. Hình ảnh có thể scan hoặc chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số rất rõ nét.
a) Thí dụ minh họa 1: Thiết kế kịch bản bài 10: “Nguồn âm” _ Vật Lý 7.
+ Bố trí phòng học có sử dụng máy tính và Projector.
+ Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm theo nhóm ( 6 nhóm).
+ Thiết kế bài dạy bằng máy tính điện tử phù hợp với trình tự nội dung bài học.
+ Trình chiếu trình tự tiến trình bài dạy và nội dung bài học trong suốt quá trình giảng dạy trên lớp.
+ Học sinh kết hợp quan sát, lắng nghe, làm thí nghiệm, thảo luận, ghi bài..... một cách hợp lý.
¯Các hoạt động thể hiện trong bài này:
* Hoạt động 1: Nhận biết nguồn âm.
- Trình chiếu một số hình ảnh nguồn âm như cái trống, đàn ghita.... kết hợp với dụng cụ trực quan để học sinh tìm hiểu rõ khái niệm nguồn âm.
- Học sinh quan sát và lắng nghe với dụng cụ trực quan -> quan sát màn ảnh minh họa.
-> Hạn chế sự thuyết trình, giải thích của giáo viên.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của các nguồn âm.
Tiến hành lần lượt các thí nghiệm:
- Cho học sinh đọc và tìm hiểu lần lượt các thí nghiệm -> trình chiếu hình ảnh các thí nghiệm và các bước tiến hành.
- Học sinh quan sát trên màn hình -> nhận dụng cụ nhóm -> tiến hành thí nghiệm -> nêu kết quả -> các nhóm khác nhận xét .
- Giáo viên trình chiếu kết quả và kết luận chung (Nội dung ghi bảng).
*Hoạt động 3: Vận dụng
- Hướng dẫn học sinh trả lời lần lượt các câu hỏi vận dụng C6, C7, C8, C9 thông qua quan sát hình ảnh trên màn hình kết hợp học sinh thực hiện các yêu cầu đặt ra để giải quyết vấn đề có hiệu quả.
- Củng cố thêm bài học bằng trò chơi ô chữ có nội dung liên quan đến kiến thức đã học.
- Liên hệ thực tế cuộc sống.
¯Thiết kế những Slide bài giảng sau để trình chiếu bài “Nguồn âm”:
b) Thí dụ minh họa 2: Thiết kế kịch bản bài 13: “Công cơ học” _ Vật Lý 8.
¯Các hoạt động thể hiện trong bài này:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu điều kiện để có công cơ học và vận dụng.
- Trình chiếu phần nhận xét với hình vẽ từng trường hợp Hình 13.1 và Hình 13.2.
- Học sinh quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm: chỉ ra điểm giống và khác nhau -> trình chiếu kết quả và nhận xét câu trả lời của các nhóm.
- Học sinh rút ra kết luận -> thể hiện trên màn hình.
- Trình chiếu từng câu C3, C4 với các hình ảnh minh họa -> Các nhóm thảo luận và đưa ra đáp án -> đối chiếu màn hình và tự đánh giá việc nắm kiến thức ở phần 1.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu công thức tính công cơ học.
- Trình chiếu các thông tin trong sách giáo khoa -> giới thiệu công thức tính công.
- Học sinh quan sát trên màn hình -> nắm công thức tính công.
- Trình chiếu phần chú ý về công thức tính công.
-> khắc sâu kiến thức với hình ảnh minh họa.
*Hoạt động 3: Vận dụng
- Hướng dẫn học sinh trả lời lần lượt các câu hỏi vận dụng C5, C6, C7 thông qua quan sát hình ảnh trên màn hình kết hợp học sinh thực hiện các yêu cầu đặt ra để giải quyết vấn đề có hiệu quả.
- Củng cố thêm bài học bằng trò chơi “ Vui để học”.
- Liên hệ thực tế cuộc sống.
¯Thiết kế những Slide bài giảng sau để trình chiếu bài “Công cơ học”:
c) Thí dụ minh họa 3: Thiết kế kịch bản bài 21: “Sơ đồ mạch điện- Chiều dòng điện” _ Vật Lý 7.
¯Các hoạt động thể hiện trong bài này:
* Hoạt động 1: Sử dụng các ký tự quy ước để vẽ sơ đồ mạch điện.
- Trình chiếu bảng ký hiệu một số bộ phận mạch điện -> Học sinh nhận biết -> Vẽ sơ đồ mạch điện hình 19.3
- Trình chiếu sơ đồ mạch điện thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau -> học sinh tự so sánh và chỉnh sửa.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu quy ước chiều dòng điện.
- Trình chiếu thông báo quy ước chiều dòng điện -> học sinh so sánh với chiều dịch chuyển có hướng của các êlectrôn tự do trong dây dẫn kim loại.
( minh họa bằng hình ảnh).
- Áp dụng vào câu C5 -> học sinh thực hiện -> so sánh đáp án thể hiện trên màn hình.
*Hoạt động 3: Vận dụng
- Tìm hiểu đèn pin: Trình chiếu cấu tạo của chiếc đèn pin.
- Học sinh quan sát và trả lời C6.
- Trình chiếu đáp án.
- Mở rộng: Giới thiệu phần “Có thể em chưa biết” _ Liên hệ thức tế.
¯Thiết kế những Slide bài giảng sau để trình chiếu bài “Sơ đồ mạch điện-Chiều dòng điện” :
( Vì nội dung thể hiện trên các Slide được trình chiếu theo trình tự trước sau nên nhiều nội dung được thể hiện chồng lên nhau khi thể hiện ở phần minh họa này).
IV/ HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA VIỆC GIẢNG DẠY BẰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ:
1/ Đối với giáo viên:
Thay vì phấn trắng bảng đen truyền thống, giáo viên chỉ click chuột, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung bài giảng. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đang dần len lỏi vào lớp học phổ thông...Việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính điện tử bằng những đoạn phim minh họa với hình ảnh, âm thanh sống động, bài giảng của giáo viên có thể thu hút sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Tiết lịch sử về chiến thắng Điện Biên Phủ có minh họa phim tư liệu về cuộc chiến với đạn pháo, bơm rơi, âm thanh rền trời... Tiết Địa lý về các ngành kinh kế công nghiệp, học sinh được xem hình ảnh sản xuất với những âm thanh rộn ràng, tất bật ở nhà máy xí nghiệp. Giờ học âm nhạc về đàn bầu, màn hình hiện ra cận cảnh cây đàn và người nghệ sĩ ngồi gảy nên những âm điệu trầm bổng, du dương. Tiết Vật lý mô tả những hiện tượng về điện, những thí nghiệm Vật lý được thể hiện rõ nét và đầy sống động...
Nhiều giáo viên cũng đã bước đầu tiếp cận việc giảng dạy máy tính và cảm thấy rất hữu ích cho dù công sức đầu tư thật lâu. Tuy nhiên, hình thức dạy học này chỉ là một trong những cách hỗ trợ giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, nên nó chỉ thật sự hiệu quả đối với một số bài chứ không phải tất cả chương trình. Ít ai biết rằng để có những tiết dạy hiện đại như thế, nhiều giáo viên đã phải tranh thủ đi học thêm vi tính, miệt mài tập đánh máy, học cách thiết kế giáo án với các phần mềm khác nhau, học cách scan tranh, ảnh, lồng phim tư liệu vào bài giảng...
Từ các bài giảng khó trên thực tế mà phấn trắng bảng đen không thể thực hiện một cách tốt nhất, nhiều giáo viên đã trăn trở “Tại sao không dùng tin học để tạo ra các phầm mềm minh họa cho phần giảng dạy trực tiếp?”. Đó là lý do mà nhiều phầm mềm tin học rất hữu ích phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Chẳng hạn phần mềm Vật lý:Crocodile Physic_v6.05; phần mềm hóa học Crocodile Chemistry-v60.5; phần mềm Địa lý:EarthExplorerDEM... Ngoài ra học sinh có thể tự mở rộng nâng cao thêm kiến thức bằng việc vào các Website giáo dục.
2/ Đối với học sinh:
Giáo viên có vai trò là người hướng dẫn, gợi mở cho học sinh, còn học sinh phải vận dụng hết các kỹ năng nghe, xem, hỏi, tư duy, ghi chép. Thường cuối tiết học, học sinh không những nắm kiến thức trọng tâm của bài học mà còn được xem hình ảnh về cuộc đời, tiểu sử của nhà Bác học. Bài giảng có minh họa bằng âm thanh, hình a
File đính kèm:
- SKKN (07-08)-Hoa.doc