Chuyên đề Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn khối vnen

Trong các hoạt động nhà trường, hoạt động về lĩnh vực chuyên môn là một trong những hoạt động giữ vai trò rất quan trọng. Hoạt động chuyên môn của nhà trường có chất lượng hay không, vấn đề này phụ thuộc ít nhiều vào việc sinh hoạt chuyên môn của các tổ khối. Ngoài ra góp phần đưa hoạt động chuyên môn của nhà trường đi lên; đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì vậy, tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ khối sao cho có chất lượng, hiệu quả đây là vấn đề rất quan trọng, một vấn đề nóng bỏng mà tất cả nhà trường đều phải quan tâm.

Tổ chuyên môn là tổ chức cơ sở của bộ máy chính quyền nhà trường trực tiếp quản lý giáo viên về mặt tư tưởng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kế hoạch giáo dục và giảng dạy, kết quả đào tạo học sinh. Là nơi tổ chức thực hiện chương trình theo nội dung, phương pháp và biên chế đã quy định; nơi triển khai toàn bộ các hoạt động giáo dục tới học sinh. Tổ chuyên môn là nơi tập hợp đoàn kết giáo viên, tiến hành trao đổi chuyên môn, phát huy những sáng kiến kinh nghiệm giáo dục

Đây cũng chính là nơi chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng hiệu quả dạy và học của tổ chuyên môn đối với nhà trường. Đồng thời tổ chuyên môn là nơi kịp thời hổ trợ tay nghề giáo viên, giúp cán bộ quản lý đánh giá xếp loại loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Thật vậy, hoạt động của tổ chuyên môn vô cùng quan trọng, là nền tảng vững chắc cho hoạt động giáo dục nhà trường. Với nội dung đề tài này nhằm thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn giúp cho giáo viên trong tổ có điều kiện học hỏi, trao đổi lẫn nhau và nâng cao tay nghề.

Dưới sự quan tâm lãnh đạo của BGH nhà trường, người tổ trưởng tổ chuyên môn cần phải linh động tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn khối sao cho có chất lượng hiệu quả. Để nâng cao chất lượng giáo dục và tay nghề cho giáo viên trong tổ. Việc sinh hoạt tổ khối đóng vai trò quan trọng phải luôn luôn đổi mới nội dung sinh hoạt cho phù hợp với từng thời điểm của kế hoạch năm học mà ta đã đề ra. Có như vậy thì chất lượng giáo dục ngày càng tiến xa hơn.

Để có kết quả đạt được theo quy định đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng linh hoạt, xác định tốc độ cần đạt sau từng bài học đối với lớp mình phụ trách. Do đó muốn có người thầy giỏi thì người làm công tác chuyên môn phải quan tâm đến đổi mới nền nếp sinh hoạt chuyên môn vì tổ chuyên môn là tổ chức quan trọng của nhà trường, là cầu nối thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá kết quả về nội dung, phương pháp, chương trình ở cấp học một cách sát thực

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn khối vnen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD &Đ U MINH THƯỢNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH MINH THUẬN 5 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TỔ KHỒI 4&5 Minh Thuận 5, ngày 24 tháng 11 năm 2013 Vai trò và trách nhiệm của I. VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TCM TRONG NHÀ TRƯỜNG: Trong các hoạt động nhà trường, hoạt động về lĩnh vực chuyên môn là một trong những hoạt động giữ vai trò rất quan trọng. Hoạt động chuyên môn của nhà trường có chất lượng hay không, vấn đề này phụ thuộc ít nhiều vào việc sinh hoạt chuyên môn của các tổ khối. Ngoài ra góp phần đưa hoạt động chuyên môn của nhà trường đi lên; đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì vậy, tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ khối sao cho có chất lượng, hiệu quả đây là vấn đề rất quan trọng, một vấn đề nóng bỏng mà tất cả nhà trường đều phải quan tâm. Tổ chuyên môn là tổ chức cơ sở của bộ máy chính quyền nhà trường trực tiếp quản lý giáo viên về mặt tư tưởng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kế hoạch giáo dục và giảng dạy, kết quả đào tạo học sinh. Là nơi tổ chức thực hiện chương trình theo nội dung, phương pháp và biên chế đã quy định; nơi triển khai toàn bộ các hoạt động giáo dục tới học sinh. Tổ chuyên môn là nơi tập hợp đoàn kết giáo viên, tiến hành trao đổi chuyên môn, phát huy những sáng kiến kinh nghiệm giáo dục Đây cũng chính là nơi chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng hiệu quả dạy và học của tổ chuyên môn đối với nhà trường. Đồng thời tổ chuyên môn là nơi kịp thời hổ trợ tay nghề giáo viên, giúp cán bộ quản lý đánh giá xếp loại loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Thật vậy, hoạt động của tổ chuyên môn vô cùng quan trọng, là nền tảng vững chắc cho hoạt động giáo dục nhà trường. Với nội dung đề tài này nhằm thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn giúp cho giáo viên trong tổ có điều kiện học hỏi, trao đổi lẫn nhau và nâng cao tay nghề. Dưới sự quan tâm lãnh đạo của BGH nhà trường, người tổ trưởng tổ chuyên môn cần phải linh động tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn khối sao cho có chất lượng hiệu quả. Để nâng cao chất lượng giáo dục và tay nghề cho giáo viên trong tổ. Việc sinh hoạt tổ khối đóng vai trò quan trọng phải luôn luôn đổi mới nội dung sinh hoạt cho phù hợp với từng thời điểm của kế hoạch năm học mà ta đã đề ra. Có như vậy thì chất lượng giáo dục ngày càng tiến xa hơn. Để có kết quả đạt được theo quy định đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng linh hoạt, xác định tốc độ cần đạt sau từng bài học đối với lớp mình phụ trách. Do đó muốn có người thầy giỏi thì người làm công tác chuyên môn phải quan tâm đến đổi mới nền nếp sinh hoạt chuyên môn vì tổ chuyên môn là tổ chức quan trọng của nhà trường, là cầu nối thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá kết quả về nội dung, phương pháp, chương trình ở cấp học một cách sát thực. 1. Yêu cầu phẩm chất năng lực của Tổ trưởng TCM: TỔ TRƯỞNG CM PHẨM CHẤT NĂNG LỰC Có uy tín Đạo đức tốt Lối sống lành mạnh, trung thực Có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tó năng lực Tổ chức các hoạt động CM Có năng lực kiểm tra, đánh giá Tận tâm Có năng lực tư vấn chuyên môn Tư tưởng, chính trị vững vàng Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm Đạt trình độ chuẩn về CM Có năng lực lãnh đạo, quản lý 2. Tăng cường mối quan hệ của Tổ trưởng TCM trong hoạt động quản lý: Quan hệ với HT, PHT Quan hệ với các TTCM khác Quan hệ với GVCN Quan hệ với HĐ trường Quan hệ với Công đoàn, Đoàn, Đội, CB Tham vấn Chấp hành Tham mưu Cầu nối… Chấp hành Tham gia Tham mưu Phối hợp Cam kết thi đua - Chỉ đạo Phối hợp Phối hợp Quan hệ với HT, PHT Quan hệ với HĐ trường 3. Hoạt động quản lý của Tổ trưởng TCM trong nhà trường: 7 Kiểm tra - Kiểm tra đánh giá - Phát huy thành tích - Điều chỉnh những lệch lạc - Xử lý sai phạm Kế hoạch - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác của tổ Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch cá nhân. Tổ chức - Phân công giáo viên Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Đánh giá xếp loại chuẩn nghề nghiệp GVTH. Đề nghị khen thưởng, kỉ luật Thiết lập các mối quan hệ QL và cơ chế hoạt động trong tổ. Tổ chức lao động khoa học Chỉ đạo Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Đôn đốc, động viên tạo động lực Giám sát, uốn nắn Thúc đẩy hoạt động II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT TCM VNEN: -Tổ trưởng là người đứng đầu trong khối, chịu sự quản lý của ban giám hiệu nhà trường. Tổ trưởng có nhiệm vụ truyền lại những chỉ đạo về các hoạt động trong nhà trường trong đó hoạt động dạy học là chính. Tổ chuyên môn là nơi triển khai các hoạt động dạy học trong nhà trường, có quan hệ hợp tác phối hợp với các bộ phận và đoàn thể khác trong nhà trường. Tổ trưởng chuyên môn chính là cầu nối giữa Ban giám hiệu và giáo viên nên cần có sự hiểu biết nhất định về quan hệ quản lý trong nhà trường. Chính vì thế mà ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu cùng phối hợp với công đoàn trường để chọn ra được những khối trưởng thật sự đáp ứng được các yêu cầu công tác. Muốn chỉ đạo tốt hoạt động của tổ, giáo viên có năng lực quản lý được chọn tổ trưởng phải đảm bảo các tiêu chí sau: - Phải là người có tâm với nghề, nhiệt tình trong công tác, chấp hành tốt các quy định của ngành, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. - Người tích cực đi đầu, gương mẫu trong mọi hoạt động, có kiến thức vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, làm việc luôn có kế hoạch. - Người nhiệt tình, kiên quyết, dám quyết định, am hiểu công việc, chịu trách nhiệm với công việc đồng thời có nhiều đóng góp trong việc xây dựng tập thể vững mạnh. - Người bạn đồng hành, đồng chí chân thành, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về tinh thần lẫn vật chất và điều cốt lõi là phải biết động viên tinh thần, khích lệ sự cố gắng phấn đấu của mọi thành viên trong tổ. - Điều quan trọng là người tổ trưởng phải có uy tín, được tập thể tín nhiệm. Biết điều hành các hoạt động của khối một cách khoa học, hiệu quả. 1. Xây dựng và thông qua quy trình họp tổ VNEN: a. Tuyên bố lý do - Kiểm tra số lượng có mặt - vắng mặt, thiệu thành phần và thư kí. b. Nội dung làm việc . Tổ trưởng chuyên môn báo cáo, đánh giá việc giảng dạy, hoạt động của tổ trong 1 tuần qua: Công tác duy trì sĩ số: Đánh giá việc chuyên cần học tập của học sinh trong tuần qua như thế nào? Ví dụ: - Tổng số học sinh khối 4 VNEN: 38 em/2 lớp. - Học sinh đi học đều, đúng giờ, chuyên cần trong học tập: 34/38 em, vắng 4 em có phép 2, lý do bị bệnh và thăm ông bà, không phép 2 em. - Các em đến trường mỗi ngày là một niềm vui. Phản ánh việc giảng dạy một tuần qua: Đánh giá qua một tuần giảng dạy những gì đạt và chưa đạt được? Và cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Ví dụ: - Mời từng đồng chí phát biểu ưu khuyết điểm qua một tuần giảng dạy. - Tổ trưởng cùng các thành viên trong tổ trao đổi tháo gỡ những khó khăn còn vướng mắc gặp phải và cùng giải quyết. - Tổ trưởng đánh giá kết luận chung: Vấn đề khó khăn đã giải quyết, về thực hiện giảng dạy có đúng chương trình hay không?, có thực hiện tốt giờ giấc lên lớp hay không ?, giảng dạy có ĐDDH hay không ?, Dạy có theo quy trình và đúng phương pháp VNEN hay không ? Đánh giá viện thực hiện chương trình giảng dạy tuần 24. - Thực hiện giảng dạy đầy đủ, đúng chương trình. - Thực hiện tốt giờ giấc giảng dạy và đảm bảo: 6/6 đồng chí. Giảng dạy có đầy đủ ĐDDH. Đánh giá thực hiện hồ sơ, sổ sách và viết nhật ký: Tổ trưởng đánh giá toàn bộ hồ sơ sổ sách của GV như sau: - Đánh giá các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định có đầy đủ hay không ? - Công tác cập nhật, nhật ký giảng dạy, nhật ký đánh giá học sinh có đầy đủ không ? Nhật ký giảng dạy có đúng chương trình hay không ? Nhật ký đánh giá học sinh đánh giá có đủ 3 phẩm chất của HS hay không ? (về kiến thức, kĩ năng, về biểu hiện năng lực, về phẩm chất). Ví dụ: - Đồng chí: Nguyễn Thị Đường cập nhật, nhật ký giảng dạy kịp thời, nhật ký đánh giá học sinh theo quy định. HS viết đầy đủ nhật ký 12 em. - Học sinh cập nhật được nhật ký theo theo ý thích và kiểm tra nhật ký của học sinh. Nộp hồ sơ đầy đủ theo quy định. Công tác chủ nhiệm lớp: Tổ trưởng TCM đánh giá toàn bộ các hoạt động về công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. (có làm tốt công tác chủ nhiệm lớp hay không ?, HS có bảo quản tốt tập vở, SGK, có đầy đủ dụng cụ học tập hay không ?, HS có biết thực hành tiết kiệm giấy mực trong học tập hay không ?, đánh giá về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo HS yếu có hiệu quả hay không ?, cách nhận xét đánh giá bài làm của học sinh trong vở như thế nào?,...) Ví dụ: - Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Giáo dục được tác phong đạo đức cho học sinh lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô: 38/38 em đạt 100%. - Học sinh thực hiện tốt việc thực hành tiết kiệm giấy mực trong học tập: 35/38 em đạt 92.11%. - Biết giúp đỡ bạn vươn lên trong học tập 29/38 em đạt 76.32% - Giáo dục học sinh chấp hành tốt ATGT: 38/38 em đạt 100%. Công tác khác: Đánh giá lại các mảng công tác mà tuần trước đã đưa ra có đạt được hay không ? Cần nêu rõ cụ thể để khắc phục cho tuần sau. Kế hoạch giảng dạy tuần 25 (.../.../2014 đến .../.../2014) Công tác duy trì sĩ số: Đưa ra những biện pháp động viên, khuyến khích học sinh tích cực chuyên cần trong học tập. Ví dụ: - Tiếp tục vận động và nhắc nhở HS đi học đều, đúng giờ, chuyên cần trong học tập. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Thảo luận và lập kế hoạch giảng dạy tuần tiếp theo: (Trọng tâm) - Tổ trưởng mời từng đồng chí trình bày kế hoạch giảng dạy từng môn được Tổ trưởng phân công. - Thảo luận chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy từng môn: + Chương trình của từng bài gắn với từng chủ điểm như vậy có phù hợp chưa? Hay cần điều chỉnh bổ sung ?. + Nội dung trong bài có chỗ nào không phù hợp không ?, có cần điều chỉnh nội dung hay không ?, các hoạt động trong bài học có phù hợp chưa ?, có cần thay đổi hoạt động không ?, các từ ngữ có phù hợp với địa phương chưa?, có cần điều chỉnh hay không ?, các câu văn, đoạn văn (dài quá/ngắn quá) có cần điều chỉnh hay không ?. Các câu đố, bài tập có phù hợp với từng vùng miền, địa phương hay chưa có cần điều chỉnh nội dung không ?. Bàn xem cần phải chuẩn bị đồ dùng, thiết bị dạy học gì, số lượng từng loại là bao nhiêu; trong các hoạt động đó, hoạt động nào cần sử dụng thẻ từ, bảng nhóm, phiếu học tập với số lượng mỗi loại là bao nhiêu?. + Phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy (lôgô) của từng hoạt động như vậy có phù hợp chưa?, có cần điều chỉnh hay không ?, cho phù hợp với đặc điểm của từng lớp để học sinh tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới tốt hơn?. Xem lại từng bài của hoạt động cơ bản phần hướng dẫn học sinh tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới có dài dòng khó hiểu không hay ngắn quá giúp học sinh không hiểu?. Cần điều chỉnh như thế nào cho phù hợp để học sinh đễ hiểu trong việc tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới. Xem phần hoạt động thực hành bài không phù hợp hay dư không cần thiết không ?, trong phần này xem coi bài tập nào phải điều chỉnh nội dung cho phù hợp không ?. Hoạt động ứng dụng như vậy có phù hợp chưa ?, có cần điều chỉnh gì không ?. Ví dụ: Bài 15A: Cánh diều tuổi thơ. Cần điều chỉnh như sau: Tên bài Mục tiêu Hoạt động Nội dung Học liệu Phương án (Điều chỉnh) cho phù hợp Bài 15A Trang 77 HĐ4 Đọc đoạn, bài: Thay nhau đọc từng đoạn nối tiếp hết bài Mỗi em đọc một đoạn nối tiếp nhau hết bài. Đoạn 2: chia ra làm 2 phần: Phần 1 từ đầu đến vì sao sớm. Phần 2 còn lại. Lưu ý: Nếu không điều chỉnh lôgô thì dẫn đến những đối tượng học sinh yếu đọc chậm rất mất nhiều thời gian và gây cho bạn theo dõi nhàm chán, không hiệu quả không cao. Chính vì vậy cần phải điều chỉnh. - Tổ trưởng chuyên môn kết luận từng môn và thống nhất chung cho cả tổ. Thực hiện chương trình giảng dạy: Đưa ra những phương án để thực hiện tốt chương trình giảng dạy. Ví dụ: - Thực hiện giảng dạy đầy đủ, đúng chương trình. - Thực hiện tốt giờ giấc giảng dạy - Giảng dạy phải đảm bảo ĐDDH, dạy theo quy trình và phương pháp VNEN. Công tác hồ sơ, sổ sách, viết nhật ký của GV&HS: - Cập nhật tốt các loại hồ sơ sổ sách theo quy định. - Cập nhật nhật ký chương trình giảng dạy hàng tuần đầy đủ, nhật ký đánh giá của học sinh phải đảm bảo (về kiến thức, kĩ năng, về biểu hiện năng lực, về phẩm chất). - Hướng dẫn học sinh viết nhật ký kịp thời theo ý thích và quyền riêng tư của các em. Công tác chủ nhiệm lớp: Đưa ra những mảng công tác trọng tâm để học sinh thực hiện tốt trong một tuần học. Ví dụ: - Tiếp tục tăng cường làm tốt công tác chủ nhiệm lớp - Giáo dục tác phong đạo đức cho học sinh - Thường xuyên nhắc nhở và giáo dục học sinh phải biết thực hành tiết kiệm giấy mực trong học tập. - Giáo dục học sinh lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô,... - Bảo quản tốt tập vở bao bìa, dán nhãn, sách, dụng cụ học tập,... Công tác khác: Đưa ra những biện pháp thực hiện thêm trong tuần. Ví dụ: - Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật và các hoạt động giáo dục, dạy học,....(nếu có). - Tham gia tốt các hoạt động của nhà trường. - Tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu có hiệu quả nâng cao chất lượng giáo dục. - Giáo dục học sinh biết giúp đỡ nhau cùng vươn lên trong học tập. - Thường xuyên giáo dục học sinh phải giữ gìn vệ sinh chung. Triển khai công văn (nếu có) 2. Dự giờ và trao đổi chuyên môn VNEN: a. Tổ chức dự giờ: Chiều thứ sáu hàng tuần Tổ chuyên môn sinh hoạt: sắp xếp, bố trí lớp và người giảng dạy 1 tiết, để trong tổ để các thành viên trong tổ cùng nhau dự giờ và đánh giá trao đổi rút kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình giảng dạy. Tiến hành họp tổ chuyên môn. b. Hướng dẫn đánh giá tiết dạy VNEN: Người dự không tập trung quan sát, đánh giá hoạt động của giáo viên mà đánh giá quá trình học, kết quả học tập của học sinh. Việc đánh giá dựa vào các bước lên lớp của bài học, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của mỗi nhóm và mỗi học sinh, cần tập trung vào: Học sinh có thực sự tự học không ? Học sinh có tự giác, tích cực không ? Học sinh có thực hiện đúng các bước lên lớp không ? Các nhóm có hoạt động đều tay, sôi nổi không ? Nhóm trưởng điều hành nhóm có tốt không ? Các hoạt động học diễn ra có đúng trình tự và lôgic không ? Học sinh hoàn thành các hoạt động nêu trong sách không ? Học sinh có hiểu bài, nắm được bài, hoàn thành mục tiêu bài học không ? Sự giúp đỡ của nhóm, của GV với HS yếu như thế nào? Câu lệnh cùng những ngữ liệu đã rõ ràng và dễ hiểu đối với HS không ? Thời gian dành cho mỗi hoạt động của bài hợp lí chưa? Nếu chưa hợp lí thì điều chỉnh như thế nào? Lưu ý: Tuy nhiên, Người dự cũng phải quan sát cách GV điều khiển các nhóm tự học. Đó chính là năng lực điều khiển của GV. III. KẾT LUẬN: Tổ chuyên môn là một bộ phận của nhà trường. Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp triển khai các văn bản quy phạm pháp luật và các hoạt động giáo dục, dạy học. Tổ chuyên môn là đầu mối quản lý mà Hiệu trưởng dựa vào đó để quản lý nhà trường trên nhiều phương diện, nhưng cơ bản nhất là hoạt động giáo dục, dạy học và hoạt động sư phạm của GV. TCM là nơi tập hợp, đoàn kết các GV trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ GV trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vì vậy tổ chuyên môn có ý nghĩa cực kì quan trọng trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Thực tế cho thấy trường nào có phong trào chuyên môn mạnh, thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn đều rất chú trọng đến sinh hoạt chuyên môn trong tổ khối. CÂU HỎI THẢO LUẬN 1.Theo quý thầy cô chuyên đề nâng cao chất lượng sinh hoạt Tổ chuyên môn VNEN như vậy có phù hợp chưa ?. Có nội dung nào cần thêm bớt không ?. 2. Quy trình và nội dung của một tiết sinh hoạt Tổ chuyên môn VNEN như vậy có phù hợp chưa ?. Nếu chưa thì cần thêm hoặc bớt nội dung nào?. 3. Theo quý thầy cô để nâng cao tay nghề, trao đổi phương pháp và quy trình giảng dạy chương trình VNEN. Theo cách tiến hành vào buổi chiều thứ sáu bố trí dạy GV dạy từ 1-2 tiết để các đồng chí GV dạy VNEN trao đổi, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình giảng dạy, nhằm giúp GV nắm vững về phương pháp và quy trình giảng dạy. Theo quý thầy cô biện pháp nêu trên có nâng cao được chất lương giảng dạy và có nâng cao chất lượng giáo dục không? TỔ TRƯỞNG PHẠM THANH ĐIỀN

File đính kèm:

  • docCHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT TCM KHO6I1 VNEN.doc
  • mp30.Moi_ngay_den_truong_la_1_niem_vui.mp3
  • pptCHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT TCM KHỐI VNEN.ppt
  • mp3Thầy cô cho em mùa xuân - beat _ 320 lyrics, upload bởi nguyenthixuanbachpuppy.mp3
Giáo án liên quan