Chuyên đề Kinh nghiệm thực hiện bài dạy ở chương trình lớp 10 thay sách bộ môn ngữ văn

n Chương trình thay sách ở các trường Trung học đã có từ lớp 6, bây giờ đến lớp 10. Tuy nhiên GV cấp 3 mới thực hiện dạy thay sách năm nay ( được khoảng 3 tháng) nên có nhiều vấn đề cần bàn bạc , rút kinh nghiệm với nhau. Do đó hôm nay tôi xin phép thay mặt gv đang trực tiếp dạy khối 10 trình bày chuyên đề “ Kinh nghiệm thực hiện bài dạy ở chương trình lớp 10 thay sách - bộ môn ngữ văn”.

 

ppt49 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Kinh nghiệm thực hiện bài dạy ở chương trình lớp 10 thay sách bộ môn ngữ văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI : KINH NGHIỆM THỰC HIỆN BÀI DẠY Ở CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10 THAY SÁCH BỘ MÔN NGỮ VĂN A-Lý do báo cáo chuyên đề : Chương trình thay sách ở các trường Trung học đã có từ lớp 6, bây giờ đến lớp 10. Tuy nhiên GV cấp 3 mới thực hiện dạy thay sách năm nay ( được khoảng 3 tháng) nên có nhiều vấn đề cần bàn bạc , rút kinh nghiệm với nhau. Do đó hôm nay tôi xin phép thay mặt gv đang trực tiếp dạy khối 10 trình bày chuyên đề “ Kinh nghiệm thực hiện bài dạy ở chương trình lớp 10 thay sách - bộ môn ngữ văn”. Yêu cầu hội thảo hôm nay dành cho lớp 10 và có liên quan mật thiết với các gv cấp 3 dạy khối khác nên BGH mời toàn các tổ cùng tham dự và cùng đóng góp ý kiến rút kinh nghiệm để công tác giảng dạy của chúng ta ngày càng tốt hơn. B-Nội dung chuyên đề: I-Đặc trưng của chương trình thay sách lớp 10: -Sách giáo khoa: 2 bộ nâng cao và cơ bản, kiến thức không giống nhau nhiều. Có dạng bài đọc thêm phải dạy ngay trên lớp. -Thể loại: Đưa vào một số thể loại lạ như hát chèo, thơ Hai cư của Nhật bản... -Phương pháp: phát huy tối đa tính tích cực của hs bằng nhiều hình thức. II-Minh họa: Bài Tấm Cám Bống bống bang bang Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người... ĐỌC VĂN TIẾT 21-22 TẤM CÁM I-Giới Thiệu: 1-Thể loại: Cổ tích thần kì. 2-Tóm tắt truyện : (HS xem tranh để tóm tắt) 3-Chủ đề: -Kể chuyện mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con người dì ghẻ. -Phản ánh: +Mơ ước đổi đời và công lí xã hội. +Quan niệm ở hiền gặp lành. II-Đoc- Hiểu văn bản: 1-Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con dì ghẻ: -Tấm hiền lành , chăm chỉ nhưng luôn bị mẹ con Cám hiếp đáp. -Được làm hoàng hậu thì bị mẹ con Cám giết chết, hóa kiếp nhiều lần. =>Phản ánh mối xung đột giữa thiện-ác trong xã hội. HS họp nhóm trả lời trong phiếu học tập những câu hỏi: -Nêu những hành động phản kháng của Tấm từ lúc đầu đến lúc cuối? -Nhận xét thái độ phản kháng của Tấm càng về sau thì càng thế nào? Tại sao như vậy? 2-Thái độ phản kháng của Tấm: -Những lần đầu bị hãm hại, Tấm khóc. -Bị giết chết,hóa kiếp nhiều lần, liên tục chống kẻ ác. -Trở về cuộc đời, bày mưu cho Cám tự giết chết mình. Để hs tranh luận về phản kháng cuối cùng của Tấm đối với Cám. =>Phản ánh thái độ phản kháng càng về sau càng mãnh liệt, kiên quyết và dứt khoát, cái ác không thể tồn tại. 3-Yếu tố kì ảo: -Rất nhiều yếu tố kì ảo trong truyện (Ở phần 1 khác với phần 2) -Vừa là lực lượng hỗ trợ cho thiện thắng ác, vừa tạo ấn tượng thẫm mỹ cho câu chuyện. Hãy chọn câu đúng nhất: Ý nghĩa của truyện phản ánh ước mơ gì ở người dân lao động A-Ước mơ được bụt giúp đỡ như cô Tấm. B-Ước mơ về công bằng xã hội: Ở hiền gặp lành. C-Ước mơ trở nên giàu có , quyền uy. D-Ước mơ được đổi đời. Ở hiền gặp lành. B-Ước mơ về công bằng xã hội: 4-Ý nghĩa truyện: -Phản ánh mơ ước về công bằng xã hội: Ở hiền gặp lành , ở ác gặp ác. -Kết thúc có hậu thể hiện ước mơ đổi đời của những người lao động nghèo. Tk: -Bức tranh về một xã hội công bằng lí tưởng. -Thể hiện: +Tinh thần lạc quan yêu đời. +Niềm khát khao vươn tới hạnh phúc, công lí. RÚT KINH NGHIỆM TỪ BÀI DẠY. 1-Phương tiện dạy: dạy ở phòng công nghệ nên đưa lên được rất nhiều tranh ảnh. 2-Phương pháp phát huy tính tích cực của hs: -Tóm tắt truyện, dẫn dắt truyện, củng cố truyện qua tranh ảnh. -HS tự tư duy. -HS họp nhóm. -HS tranh luận. -HS nhận xét trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 3-Phía GV: -Chịu khó đầu tư trong khâu soạn giáo án, tìm tư liệu để bài dạy sinh động. -Hệ thống câu hỏi khá chuẩn mực, tránh dùng những câu hỏi chọn lưa quá dễ hoặc loại câu hỏi đã có trả lời sẵn. -Chuẩn bị sẵn phiếu học tập. -Câu hỏi trắc nghiệm nên đưa vào ma trận. III-Thuận lợi, khó khăn trong thực tế: a-Thuận lợi: -HS đã quen phương pháp từ lớp cấp 2 nên hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng, năng động, tạo điều kiện tốt cho gv trong việc truyền thụ kiến thức cho các em. -Đối với lớp nâng cao càng thuận lợi hơn vì em đã tự nguyện chọn môn Ngữ văn. b-Khó khăn: -GV còn lúng túng trong việc áp dụng các phương pháp mới một cách hợp lí vào bài học. -Gv tìm tư liệu, tranh ảnh, tự thiết kế sơ đồ khá khó khăn, mất nhiều thời gian. -Có gv phải phụ trách dạy vừa nâng cao vừa cơ bản hết sức vất vả. IV-Những điều cần lưu ý: 1-Về kiến thức: -Đòi hỏi giáo viên một lượng kiến thức tương đối rộng để dễ liên hệ, làm phong phú bài giảng. -Nắm vững kiến thức bài dạy, biết chắc lọc ý trọng tâm, lược bớt những ý có thể lược. -GV phải chịu khó suy nghĩ, tìm tòi đầu tư kiến thức cho bài dạy. -Kiến thức đúng trọng tâm của bài giảng. (không thể lấy bài cũ đưa qua). 2-Chuẩn bị bài học: *Phía gv: Tranh ảnh , bảng phụ, phiếu học tập, sơ đồ, câu hỏi trắc nghiệm khách quan và soạn giáo án. a-Tranh ảnh: -Có tác dụng trong việc minh họa cho nội dung bài học hoặc dẫn tới bài học. -Có những bài mới ban đầu xem như không thể dùng tranh nhưng vẫn có thể dùng được. -Thí dụ dạy bài Tiếng Việt “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” có thể sử dụng tranh. Bài làm văn “Quan sát và thể nghiệm” cũng dùng được tranhv.v... b-Bảng phụ:Một loại đồ dùng dạy học truyền thống khá thông dụng và cần thiết cho cả 3 phân môn. Có thể dùng viết chữ hoặc vẽ sơ đồ hoặc bài làm trắc nghiệm...Khi dùng bảng phụ không nên ghi lại những gì có sẵn trong sgk. c-Phiếu học tập : Có thể đặt sẵn câu hỏi, hs làm bài thẳng vào đó, gv sau khi nhận xét có thể đem về cho điểm . TRƯỜNG THPT LONG MỸ PHIẾU HỌC TẬP LỚP: 10B2 MÔN: Ngữ văn BÀI: CA DAO THAN THÂN NHÓM:1,2 CÂU HỎI: 1-Bài 1,2,3: -Tìm điểm chung. -Ý nghĩa cụm từ “Thân em”. -Ý nghĩa nơi chốn ? -Hình ảnh “bướm vàng” “đọt mù u” dùng nghệ thuật gì? Có ý gì? -“Tiếng ru buồn” là âm thanh như thế nào trong tình cảnh gì? Điểm TRƯỜNG THPT LONG MỸ PHIẾU HỌC TẬP LỚP: MÔN: Ngữ văn BÀI: TỤC NGỮ VỀ ĐẠO DỨC, LỐI SỐNG NHÓM: CÂU HỎI: STT CÂU TỤC NGỮ NGHĨA ĐEN NGHĨA BÓNG 1 Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ 2 Muốn ăn cá cả, phải thả câu dài 3 Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ 4 Một giọt máu đào hơn ao nước lã 10 Một con ngựa ï đau, cả tàu bỏ cỏ. d-Sơ đồ: Có rất nhiều dạng sơ đồ. Vẽ sơ đồ phải có tính thuyết phục. e-Câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Cố gắng đưa vào ma trận như đã học. f-Giáo án: -Đầu tư giáo án: phải chịu mất nhiều công phu. Có những bài dạy phải tìm tòi nhiều tư liệu, tranh ảnh dạy mới tạm ổn. Có khi tìm mãi không ra. Phải suy nghĩ xem sử dụng đồ dùng dạy học gì cho phù hợp, không thể làm lấy có. Chúng ta chưa có thói quen dùng chung đồ dùng dạy học và cũng không có thói quen bảo quản . -Thiết kế giáo án: +Phần hoạt động thày trò phải thể hiện rõ hoạt động của hs là chủ yếu. +Tranh ảnh không đưa vào được nhưng sơ đồ phải thể hiện trong g/a. +Dùng phiếu học tập như thế nào phải ghi rõ. +Bài đọc thêm, luyện tập, bài tập nâng cao phải có soạn trong giáo án và hs phải ghi vào tập. +Trả bài 1 tiết không thuyết trình như trước đây mà phải có câu hỏi để các em nhận ra mình sai cái gì mà có điểm số như vậy . *Phía hs: -Họp nhóm ở lớp, ở nhà. -Tranh luận một vấn đề có tình huống -Tích cực tham gia tìm tòi kiến thức theo gợi ý của gv trong quá trình tiếp nhận bài mới. -Tự đánh giá bài làm của mình hoặc nhận xét đánh giá bài làm của tổ bạn. V-Bài học kinh nghiệm: -Dạy CT thay sách cần chú ý phát huy tính tích cực của hs qua nhiều hình thức. Đó không phải chúng ta chỉ hỏi nhiều câu hỏi, hs trả lời được nhiều hoặc cho các em họp nhóm là đã phát huy. -Phải làm sao cho các em tiếp nhận bài học bằng chính sự tìm tòi , suy nghĩ để hiểu ra vấn đề ở mỗi em. -Do vậy có thể không cho các em ghi quá nhiều mà chỉ gợi cho các em nắm bắt.(Thí dụ dạy bài quan sát, thể nghiệm) -Đồ dùng dạy học đem vào không phải để cho cóvà nặng về trình diễn mà đồ dùng đó phải giúp được cho cả gv lúc giảng bài và hs lúc học bài. -Dạy CNTT là một ưu điểm lớn cho gv Văn. Trên máy chúng ta sẽ dễ trình bày tranh ảnh, sơ đồ…hơn là dạy ở lớp bình thường. TD đưa ảnh cho hs quan sát sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. VI-Kết luận: -Dạy CT thay sách không còn lạ đối với cấp II nhưng đối với cấp III thì rất mới nên còn nhiều bất cập, cần cố gắng hơn nữa. -Cần tăng cường việc dự giờ, rút kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau để làm nền tảng cho những năm thay sách sau. Cám ơn quý thầy cô đã chú ý lắng nghe. Kính chúc sức khỏe toàn thể quý vị. Mong được sự đóng góp chân tình của tất cả quý thầy cô. Trân trọng kính chào.

File đính kèm:

  • pptKinh nghiem day ngu van 10 thay sach.ppt