• Chuẩn kiến thức, kỷ năng môn Thủ công, Kĩ thuật đã được qui định tại chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ( Ban hành kèm theo QĐ 16/2006/BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT)
• Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình và SGK để khắc phục những khó khăn vướng mắc Bộ đã có các công văn 896/BGD&Đ-GDTH ngày 13 tháng 02 năm 2006 về hướng dẫn điều chỉnh việc dạy học cho học sinh tiểu học; công văn số 9832/BGD&ĐT-GDTH ngày 01 tháng 9 năm 2006 về hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học
16 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Hướng dẫn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn thủ công; kĩ thuật theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng dẫn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn thủ công; kĩ thuật theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Vinh, 25-26/02/2009 I.Hướng dẫn chung: Chuẩn kiến thức, kỷ năng môn Thủ công, Kĩ thuật đã được qui định tại chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ( Ban hành kèm theo QĐ 16/2006/BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình và SGK để khắc phục những khó khăn vướng mắc Bộ đã có các công văn 896/BGD&Đ-GDTH ngày 13 tháng 02 năm 2006 về hướng dẫn điều chỉnh việc dạy học cho học sinh tiểu học; công văn số 9832/BGD&ĐT-GDTH ngày 01 tháng 9 năm 2006 về hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học Để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học, Bộ giáo dục và đào tạo biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học trong đó có môn Thủ công ; Kĩ thuật. Tài liệu gồm hai phần: phần 1 Những vấn đề chung; phần 2 hướng dẫn cụ thể được trình bày thành bảng gồm bốn cột: Tuần, tên bài, yêu cầu cần đạt, Ghi chú. II. Hướng dẫn cụ thể: * Chuẩn kiến thức, kĩ năng là gì ? + Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học + Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể hoá ở các chủ đề của môn học theo từng lớp, ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cả cấp học + Chuẩn kiến thức, kĩ năng là cơ sở để biên soạn SGK, quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục Thực hiện chuẩn KTKN Thực hiện chuẩn KTKN môn thủ công; môn Kĩ thuật là Xác định yêu cầu cơ bản, tối thiểu tất cả HS đạt được sau khi học xong bài học. Quá trình tích luỹ được qua các yêu cầu cần đạt ở mỗi bài học bảo đảm cho HS đạt chuẩn KTKN cơ bản của môn Thủ công hay môn Kĩ thuật theo chủ đề, lớp, toàn cấp. Yêu cầu cần đạt- Mức độ hoàn thành sản phẩm trong giờ thực hành, luyện tập của mỗi bài học. * Cấu trúc tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn thủ công; môn Kĩ thuật Gồm 4 cột: Tuần; Tên bài dạy; Yêu cầu cần đạt; Ghi chú. Trong đó nội dung bài học thời gian bài học được điều chỉnh cho phù hợp với HS các vùng miền. Ví dụ: Những bài học trong thời gian 2tiết/2 tuần, thực hành 2 sản phẩm sẻ được tách thành 2 bài học, mỗi bài học một tiết/tuần, thực hành một sản phẩm. Như bài xé dán hình chữ nhật, hình tam giác( TC lớp 1) được tách thành hai bài xé dán hình chữ nhật 1tiết; xé dán hình tam giác 1 tiết - Cột yêu cầu cần đạt: Đối với từng bài học là chuẩn cơ bản, tối thiểu mà tất cả HS cần phải đạt và có thể đạt được, không yêu cầu HS phải làm được sản phẩm ở mức độ tối đa. Trong thời gian nhất định ở trên lớp, HS biết cách thực hiện, có hứng thú thực hành để làm ra sản phẩm đạt ở mức độ nhất định. Chất lượng sản phẩm sẽ từng bước được nâng lên sau một giai đoạn học tập. ( không để học sinh về nhà bắt bố, mẹ làm thay, không để giờ học căng thẳng ảnh hưởng tới hứng thú học tập của học sinh ) Cột ghi chú: Gồm những điểm lưu ý khi thực hiện chuẩn. Học sinh khéo tay sẻ làm được sản phẩm nhanh hơn, cân đối hơn, phẳng hơn, đẹp hơn, mô hình lắp ráp chắc chắn hơn, đường may đẹp hơn. Các em có thể làm được thêm sản phẩm có tính sáng tạo, khác với sản phẩm được giáo viên hướng dẫn. Vì vậy, cột ghi chú của bài thực hành thường ghi yêu cầu khuyến khích học sinh khéo tay đạt mức độ cao hơn so với chuẩn - Đối với các bài học Thủ công, mức độ yêu cầu về sản phẩm thực hành của học sinh rất đơn giản, chưa yêu cầu “hoàn mỹ”: sản phẩm xé được có thể chưa tròn, chưa thẳng, còn bị răng cưa, sản phẩm gấp được có thể có các nếp gấp chưa đều, chưa thẳng, sản phẩm cắt có đường cắt còn mấp mô; sản phẩm đan có các nan đan chưa khít nhau, tấm đan còn xộc xệch,…. * Một số điểm lưu ý khi sử dụng tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn Thủ công; môn Kĩ thuật để xây dựng kế hoạch bài học. Ví dụ: Bài xé dán hình chữ nhật lớp 1 Yêu cầu cần đạt là: HS biết cách xé, dán hình chữ nhật và xé, dán được hình chữ nhật. Nhưng hình chữ nhật do HS xé, dán có đường xé chưa thẳng, còn bị răng cưa; hình dán có thể chưa phẳng. Bài gấp máy bay phản lực (lớp 2) có yêu cầu cần đạt là học sinh biết cách gấp máy bay và gấp được máy bay phản lực. Nhưng máy bay phản lực gấp có các nếp gấp chỉ tương đối thẳng, phẳng - Các bài học khâu, thêu, sản phẩm của học sinh có thể có các mũi khâu, thêu chưa đều nhau; đường khâu, thêu có thể còn bị dúm. Đối với các bài lắp ghép mô hình kỷ thuật, chọn được các chi tiết để lắp và biết cách lắp, nhưng sản phẩm lắp được trong thời gian nhất định ở trên lớp có thể còn xộc xệch. Học các bài trồng cây rau, hoa; học sinh biết lợi ích của việc trồng cây rau, hoa; biết cách trồng, chăm sóc và có thể trồng chăm sóc được cây rau, hoa nếu có điều kiện thực hành. Ví dụ:Bài thêu móc xích kĩ thuật lớp 4 Yêu cầu cần đạt là: Học sinh biết cách thêu móc xích; thêu được các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau; thêu được ít nhất 5 vòng móc xích (đường thêu có thể bị dúm) Lưu ý: Không bắt buộc học sinh nam thêu, nhưng nếu em nào thích thêu thì chỉ yêu cầu biết cách thêu và thêu được mũi thêu móc xích. HS nam có thể chỉ thêu được một vài vòng móc xích và đường thêu chưa đều còn bị dúm. Đối với bài trồng rau, hoa nơi không có điều kiện có thể cho HS chăm sóc các bồn cây, chậu cảnh của trường ( nếu có). III.Một số vấn đề về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh và công tác chỉ đạo 1.Về đánh giá kết quả học tập của học sinh: - Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh được thực hiện ngay trên lớp bằng nhận xét của giáo viên.Tuy nhiên giáo viên cần lưu ý động viên HS là chính; khen ngợi, khuyến khích HS khéo tay phát hiện năng khiếu và khả năng sáng tạo làm cho tất cả HS đều thích học, có ý thức học môn học. Giáo viên cần nắm vững chuẩn kiến thức, kỷ năng, căn cứ vào yêu cầu cần đạt sau mỗi bài để đánh giá HS; không giao bài tập về nhà rồi đem đến lớp để đánh giá. 2. Về công tác quản lý chỉ đạo: Tài liệu hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng, môn thủ công, Kĩ thuật là một trong những căn cứ giúp GVvà CBQL giáo dục tiểu học các cấp xác định nội dung cần thiết về KT- KN khi đánh giá kết quả học tập của HS, thực hiện việc quản lý, chỉ đạo theo đúng mục tiêu môn học. Các phòng GD, các trường TH khi tổ chức chuyên đề không nên thiên về hình thức mà cần chú ý tính hiệu quả, thiết thực; không chuyên sâu về lý luận, cần tổ chức dự giờ thông qua đó hướng dẫn thực hiện chuẩn KT- KN sát với thực tế địa phương, Việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn các nhà trường cũng cần gắn với việc thực hiện dạy học theo chuẩn KT-KN môn Thủ công, Kĩ thuật ở từng khối lớp 1,2,3,4,5 Trong công tác chỉ đạo cần tạo điều kiện cho GV linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung dạy học phù hợp thực tế và sở thích HS: * Ví dụ: Đối với các bài khâu thêu ở môn kĩ thuật ở lớp 4. Không nên bắt buộc HS nam phải thực hành khâu thêu mà thay vào đó ta có thể dành thời gian này cho HS nam thực hành lắp ráp mô hình kỷ thuật. Kính chúc các anh, các chị mạnh khoẻ, hạnh phúc, thành đạt và mọi điều tốt đẹp
File đính kèm:
- Mom Ky thuat.ppt