Chuyên đề Giúp học sinh THCS tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập môn ngữ văn

I- Xuất xứ: Trích lược từ đề tài SKKN năm 2012: GIÚP HỌC SINH THCS TÍCH CỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỌC TẬP, RÈN LUYỆN (Đề tài đã được công nhận cấp Tỉnh)

Nhóm thực hiện: GV-HS Trường THCS Ngô Mây

Chủ trì đề tài: Cô giáo Huỳnh Thị Phượng Hiền

Cộng sự: gồm các em HS THCS Ngô Mây: Đinh Thanh Sang (9A6), Nguyễn Ngọc Uyên (9A4), Thái Lý Anh Khuê (9A3), Thái Vĩnh Xuân Nhi (9A5), Phan Hoàng Lưu Ly (9A5), Phan Thị Hải Lý (9A1), Hồ Thị Bảo Phú (9A4), Lê Thị Thu Hà (9A4), Bùi Thanh Mai (8A1), Nguyễn Ngọc Linh Chi (8A5).

II. NỘI DUNG:

1-Mục tiêu:

Giúp GV Ngữ Văn và học sinh THCS có niềm tin, có cơ sở vận dụng, phát triển việc HS ứng dụng CNTT; góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy – học bộ môn Ngữ văn trong trường THCS.

2-Giải pháp:

Giáo viên Ngữ văn có nhận thức tích cực và quyết tâm thực hiện:

GV là nhân tố quan trọng nhất trong việc giúp HS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập môn Ngữ Văn. Hơn ai hết, thầy cô giáo quyết định số lượng, chất lượng hoạt động ứng dụng CNTT của HS. Có nhiều giải pháp để GV vận dụng trong quá trình thực hiện:

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Giúp học sinh THCS tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập môn ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: GIÚP HỌC SINH THCS TÍCH CỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN I- Xuất xứ: Trích lược từ đề tài SKKN năm 2012: GIÚP HỌC SINH THCS TÍCH CỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỌC TẬP, RÈN LUYỆN (Đề tài đã được công nhận cấp Tỉnh) Nhóm thực hiện: GV-HS Trường THCS Ngô Mây Chủ trì đề tài: Cô giáo Huỳnh Thị Phượng Hiền Cộng sự: gồm các em HS THCS Ngô Mây: Đinh Thanh Sang (9A6), Nguyễn Ngọc Uyên (9A4), Thái Lý Anh Khuê (9A3), Thái Vĩnh Xuân Nhi (9A5), Phan Hoàng Lưu Ly (9A5), Phan Thị Hải Lý (9A1), Hồ Thị Bảo Phú (9A4), Lê Thị Thu Hà (9A4), Bùi Thanh Mai (8A1), Nguyễn Ngọc Linh Chi (8A5). II. NỘI DUNG: 1-Mục tiêu: Giúp GV Ngữ Văn và học sinh THCS có niềm tin, có cơ sở vận dụng, phát triển việc HS ứng dụng CNTT; góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy – học bộ môn Ngữ văn trong trường THCS. 2-Giải pháp: Giáo viên Ngữ văn có nhận thức tích cực và quyết tâm thực hiện: GV là nhân tố quan trọng nhất trong việc giúp HS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập môn Ngữ Văn. Hơn ai hết, thầy cô giáo quyết định số lượng, chất lượng hoạt động ứng dụng CNTT của HS. Có nhiều giải pháp để GV vận dụng trong quá trình thực hiện: 2.1/ Phối hợp với CB quản lý, đoàn thể, đồng nghiệp, PHHS, HS : 2.2/ Xây dựng phong trào HS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện: - Tìm kiếm, phát hiện nhân tố HS tích cực đi đầu: Vai trò cá nhân ở khía cạnh này cần được đề cao, trân trọng. Cần dùng phương pháp quan sát, điều tra nắm bắt thông tin để tìm kiếm một số ít HS giỏi có năng lực CNTT, có uy tín với bạn bè. Hãy tin cậy giao nhiệm vụ, hướng dẫn số ít HS ấy thực hành trước và đạt kết quả tốt để tạo được tấm gương cho các bạn khác noi theo. Chính những HS này sẽ nhen nhóm, tiếp sức để có thêm nhiều HS khác cùng tham gia. Trong thực tế, nếu được GV, phụ huynh giúp đỡ tạo điều kiện thì chỉ cần có vài HS giỏi là đã có thể đi đầu cho phong trào ứng dụng CNTT của cả lớp, thậm chí cả khối. - Nhân rộng điển hình, triển khai phong trào HS tích cực ứng dụng CNTT ở nhiều lớp, nhiều đối tượng HS, nhiều hoạt động khác nhau: Từ số ít HS giỏi ban đầu, từng bước nhân rộng phong trào. Nên phát huy tối đa tinh thần Học thầy không tày học bạn để HS học hỏi lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Học sinh giúp nhau thực hiện công việc được giao theo nhóm /tổ. Chỉ cho HS những cách ứng xử trong việc học hỏi. Có thể tư vấn HS tận dụng các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường như tìm kiếm sự hỗ trợ thêm từ bạn bè, anh chị, cha mẹ; kết nối mối quan hệ giữa HS ở các lớp, khối lớp trong trường; giữa HS mới với HS cũ của trường, giữa trường này với trường khác …Cần tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng HS. Không nên nôn nóng, vội vàng muốn nhìn thấy ngay kết quả tốt ở những đối tượng HS chưa giỏi, chưa ngoan. Quá trình này phải được tiến hành một cách kiên trì, quyết tâm. Đừng chán nản khi có thể thất bại ở một số tiết học, khi có một số HS không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đôi khi, thậm chí kế hoạch bài giảng, chương trình học tập, hoạt động ngoại khóa bị phá vỡ vì HS ứng dụng CNTT chưa thành thạo hoặc có HS cá biệt cố tình nghịch ngợm. Ngay cả khi rơi vào những tình huống như vậy, nhà trường, GV cũng không nên bỏ cuộc và hoài nghi tính khả thi của giải pháp này. Bằng tài năng, tâm huyết của nhà giáo, bằng sự phối hợp đồng bộ, nhất định sẽ xây dựng được phong trào HS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập bộ môn. 2.3/ Tổ chức, hướng dẫn các hoạt động đa dạng để HS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập môn Ngữ văn: - Chuẩn bị bài trước khi đến lớp: HS soạn bài, tìm kiếm tư liệu, thực hiện chương trình dự án… bằng cách truy cập vào các trang mạng, các kho tư liệu trên Internet… - Trong giờ học tại lớp: HS thuyết trình, đối thoại, phản biện, giao lưu, trò chơi thông qua việc thiết kế chương trình và trình chiếu word, powerpoint, violet… - Kiểm tra đánh giá: HS tự đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng (đánh giá cặp/nhóm HS ) qua những BT, trò chơi được HS tự thiết kế bằng các phần mềm vi tính như violet, powerpoint; HS tự biên soạn đề , xây dựng đáp án phục vụ cho những phần KTBC hoặc củng cố bài học … - Tham dự các kì thi: HS tìm kiếm tài liệu, thông tin tham khảo để thi Học sinh Giỏi các cấp, tham gia cuộc thi Nét bút tri ân, Viết thư UPU. .. - Ôn tập, luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng sau tiết học, chuẩn bị kiểm tra định kỳ, kiểm tra HK: HS lập BĐTD, soạn đề cương ôn tập trên máy tính để tự ôn tập hoặc hướng dẫn các bạn cùng ôn tập… - Giúp đỡ nhau trong học tập (Đôi bạn cùng tiến, Nhóm bạn cùng tiến, tập thể cùng tiến): HS sử dụng Thư điện tử, web để trao đổi bài học, bài tập, đề thi, đáp án … - Các chương trình ngoại khóa (Đố vui để học, Kỉ niệm các ngày lễ, Giao lưu kết nghĩa, Biểu diễn văn nghệ, Làm báo, tập san…): HS sử dụng mạng google, chương trình powerpoint, đĩa CD, VCD,… để dàn dựng chương trình, hoàn thành sản phẩm. - Tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm: HS là chủ thể trong quá trình dạy – học cho nên hoàn toàn có thể tham gia cùng CB – GV trong việc làm đề tài SKKN, nghiên cứu khoa học ứng dụng trong nhà trường THCS như cung cấp thông tin, khảo sát, phân tích dữ liệu, phỏng vấn, viết bài, quay phim, ghi đĩa DVD, CVD … - Tham gia đóng góp sản phẩm ứng dụng CNTT vào kho tài nguyên mạng như Thư viện Violet…: tư vấn, hướng dẫn HS chọn lọc những sản phẩm ứng dụng CNTT chất lượng cao để làm giàu tài nguyên giáo dục, cùng chia sẻ với mọi người những điều bổ ích. 2.4/ HS được hướng dẫn, tư vấn cụ thể những kiến thức, kĩ năng về CNTT: Tuy hầu hết HS THCS đều có thể ứng dụng CNTT để hỗ trợ cho công việc học tập bộ môn nhưng vẫn còn một số HS bỡ ngỡ và chưa biết nhiều về việc ứng dụng CNTT. Vì vậy, cần phải tư vấn và hướng dẫn cho HS thật cụ thể những kiến thức, kĩ năng về ứng dụngCNTT. Có thể hỗ trợ HS bằng những cách sau: Thông qua môn tin học trong chương trình môn học tự chọn ở trường THCS. Việc học lí thuyết và thực hành ngay tại trường giúp HS có kiến thức, kĩ năng để tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện. Ví dụ, với những bài học được học trong chương trình Tin học THCS HS đã biết cách truy cập vào một trang web hay tìm kiếm thông tin với máy tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing,…từ đó có thể tự truy cập Internet và tham gia vào các trang web học tập; phần mềm Kompozer giúp HS có thể tự thiết kế một trang web đơn giản về một đề tài nào đó; hay chương trình Microsoft Powerpoint, giúp HS có thể tự tạo cho mình một bài thuyết trình môn văn, thực hiện một bài chương trình địa phương với các tư liệu tìm kiếm được trên Internet, ngay cả nội dung của một buổi sinh hoạt hay trò chơi cũng có thể được trình chiếu với chương trình Microsoft Powerpoint, Violet…Việc học tin học trong nhà trường rất quan trọng trong việc giúp đỡ HS dễ dàng ứng dụng CNTT trong học tập. Ngoài ra HS còn có thể hỏi GV tin học một số điều chưa hiểu và một số vấn đề thường mắc phải khi ứng dụngCNTT. Các thầy cô giáo tin học sẽ giải đáp các thắc mắc và sửa một số lỗi gặp phải khi HS ứng dụng CNTT . Một số GV bộ môn khác cũng có thể cho HS những kinh nghiệm khi họ ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học Do đó HS tham khảo ý kiến của các GV bộ môn để có những nội dung hợp lí, tìm kiếm tư liệu đúng đề tài và tạo hiệu ứng phù hợp chủ đề. Bên cạnh đó, sách cũng là một người thầy đắc lực để HS tìm hiểu và học cách sử dụng các phần mềm và chương trình tin học, phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin. Một số sách về công nghệ thông tin, HS dễ dàng tham khảo trong thư viện nhà trường. Đặc biệt, chính Internet cũng là một công cụ hữu hiệu để học các kĩ năng ứng dụng CNTT. 2.5/ Thiết lập mối quan hệ, hợp tác giữa GV-HS, HS-HS để cùng tích cực ứng dụng CNTT: Qua các mối quan hệ kết nối giữa các học sinh cũ và học sinh hiện thời của trường, giữa HS các khối lớp, HS dễ dàng nhận hỗ trợ, chia sẻ kĩ thuật vi tính cho nhau; nâng cao trình độ vi tính của mỗi người trong ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập. GV cung cấp các thông tin chung, những kĩ năng thực hành cơ bản cho học sinh về bộ môn của mình; giới thiệu các tài nguyên mạng như các đề thi trực tuyến trên các web thư viện đề thi; những phần mềm học tập để học sinh dễ tiếp thu kiến thức của môn học. Không chỉ GV hướng dẫn HS tích cực ứng dụng CNTT khi thực hiện các bài thuyết trình, tiến hành dự án, biên soạn đề cương… mà HS cũng có thể hỗ trợ GV trong mỗi bài giảng (trợ giảng), trợ lí kĩ thuật CNTT khi thầy cô giáo cần. Thậm chí, theo kinh nghiệm của một số GV, nhiều khi thầy cô giáo lại thực sự cần HS tư vấn, chỉ dạy lại những kiến thức, kĩ năng CNTT. Sự cầu thị ham học hỏi của thầy cô giáo càng làm gương cho HS về tinh thần tự học, cầu tiến; từ đó HS càng yêu quý, nể phục GV và càng chịu khó ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện. Có thể nói giải pháp học hỏi, trợ giúp cho nhau trong mối quan hệ thầy trò ở trường THCS là một điều cần thiết để đẩy mạnh tốc độ, chất lượng ứng dụng CNTT trong công tác dạy – học. 2.6/Thực hiện tốt vai trò giám sát, kiểm tra của GV khi HS ứng dụng CNTT: Dù lúc đầu HS còn bỡ ngỡ hay đến khi HS đã thành thạo ứng dụng CNTT thì GV vẫn phải luôn luôn thực hiện tốt vai trò giám sát, kiểm tra, nhắc nhở để hạn chế tối đa những sai sót, thiệt hại. Ngoài cách trực tiếp làm việc với từng đối tượng HS, GV nên tận dụng lợi ích của CNTT để gián tiếp giám sát, kiểm tra, nhắc nhở như dùng thư điện tử, chat, trang web… nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc. Thay vì phải dùng lời, dùng giấy, vở, bảng thì GV có thể truyền tải hàng loạt tin nhắn, bài viết đến các đối tượng HS nhờ CNTT. Đồng thời, GV cũng có thể thông qua tổ, nhóm, HS khá, giỏi để hỗ trợ GV trong khâu giám sát, kiểm tra, nhắc nhở HS. Cố gắng kiểm duyệt sản phẩm ứng dụng CNTT của HS trước khi HS trình bày, sử dụng…để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như giúp GV nắm quyền làm chủ trong mọi tình huống giáo dục, giảng dạy. * Điểm mới của giải pháp: - Trước hết, dễ dàng nhận thấy điểm mới của giải pháp ở chỗ đối tượng người học được đặt vào vị trí trung tâm. Được sự chỉ dẫn, giúp đỡ tận tình của các lực lượng giáo dục, HS được trực tiếp thực hành việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động dạy – học trong trường THCS. Trong khi chủ đề Năm học ứng dụng CNTT đã được triển khai trên toàn quốc từ mấy năm nay nhưng thực tế ở trường THCS chủ yếu là GV thực hiện ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, giảng dạy; HS chỉ là người thụ hưởng sản phẩm CNTT do thầy cô giáo thiết kế . Còn những giải pháp nêu trong chuyên đề đã thực sự phát huy tích cực chủ động của người học, tạo điều kiện tối đa để HS được thỏa mãn nhu cầu ứng dụng CNTT. Ứng dụng CNTT kết nối hầu hết các hoạt động, các mối quan hệ của HS THCS, góp phần bồi đắp tri thức bộ môn và nhân cách cho lứa tuổi mới lớn. Mặt khác, phải nhìn nhận điểm mới của giải pháp đã nêu trong đề tài ở một khía cạnh nữa. Mấy năm qua, trên phạm vi cả nước, đã xuất hiện những thiếu nhi ở lứa tuổi THCS rất xuất sắc trong lĩnh vực ứng dụng CNTT như lập trình, viết phần mềm, đạt giải cao trong các kì thi liên quan đến CNTT… nhưng chỉ là hiện tượng cá biệt. Chuyên đề mở ra giải pháp mới hướng đến số đông, bao quát nhiều đối tượng HS, nhiều hoạt động đa dạng để việc tích cực ứng dụng CNTT trong học tập bộ môn trở thành một phong trào sâu rộng trong toàn thể HS. Làm sao để biến hoạt động ứng dụng CNTT thành một công việc thường xuyên và đem lại lợi ích cho mỗi HS THCS trong học tập môn Ngữ văn. - Điểm mới của giải pháp còn thể hiện ở sự đồng bộ, xây dựng một tập thể CB-GV-NV biết phối hợp, tương trợ nhau trong việc giúp HS THCS ứng dụng CNTT một cách hiệu quả trong học tập, rèn luyện. Sức mạnh tập thể được tạo nên từ mối quan hệ tổng hòa các lực lượng giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường. Thử đối sánh một chút để nhận ra sự khác biệt. Thời gian gần đây, có một số GV rất quan tâm đến việc giúp HS ứng dụng CNTT trong học tập như lập web, tạo bloog để chia sẻ bài giảng, trao đổi tài liệu, hướng dẫn làm bài… nhưng vẫn chỉ là số ít và họ cũng chỉ làm việc riêng rẽ mang tính cá nhân. Giải pháp mới của chuyên đề này là định hướng làm việc tập thể. Tinh thần đoàn kết hỗ trợ nhau mới nhanh chóng làm thay đổi diện mạo trường THCS, mới kết nối các nhà giáo trong từng trường, giữa các trường nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy. - Một điểm mới cực kỳ quan trọng nữa là giải pháp hướng tới đối tượng PHHS. Lâu nay, nhiều bậc cha mẹ thường quan niệm Trăm sự nhờ thầy. Nhất là trong nhịp điệu gấp gáp hối hả của cuộc sống hiện đại, nhiều khi họ bị cuốn xoáy vào công việc, sự nghiệp nên chưa quan tâm đúng mức, đúng cách đến con em. Vì thế GV cần có cách tác động tích cực đến PHHS để họ thay đổi nhận thức và có hành động thiết thực, cụ thể giúp con em đến với CNTT một cách khôn ngoan. Cách tác động như thế nào thì còn phải bàn nhiều, vận dụng nhiều nhưng nhất thiết không thể bỏ qua vai trò của lực lượng này. 3. Khả năng áp dụng: 3.1/ Thời gian thử nghiệm có hiệu quả: từ năm học 2005-2006 đến nay. Những giải pháp của chuyên đề đã dần dần được thử nghiệm ở Trường THCS Ngô Mây và từng bước có hiệu quả nhất định. Xin liệt kê một số sản phẩm tiêu biểu trong quá trình HS tích cực ứng dụng CNTT như sau: - Tiết mục múa đạt Giải Nhất do lớp 9A5 (2005-2006) biểu diễn trong Hội diễn văn nghệ Mừng Đảng mừng Xuân tại trường, sau đó được UBND phường Ngô Mây chọn mời biểu diễn tại Phường trong đêm Giao thừa đón Xuân 2006. HS lớp 9A5 tự biên đạo, chọn trang phục dựa vào sự tham khảo tiết mục múa trên mạng Internet (tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ - tiền thuê người dạy múa như các lớp khác) - Các tập san, báo ảnh Kỷ niệm ngày 20-11 của các lớp 9A5 (2005-2006), 9A7, 9A8… (2007-2008), 7A1 (2007-2008)…: HS ứng dụng CNTT để thiết kế nhan đề, trang bìa, đóng khung, trang trí hình ảnh, trình bày bài viết… - Các tập san Chương trình địa phương, Tư liệu thuyết minh… trong môn Ngữ Văn: HS truy cập Internet tìm kiếm tư liệu, hình ảnh,… - Một số sản phẩm BĐTD của nhiều lớp, nhiều môn học: HS sử dụng phần mềm IMindmap để lập BĐTD trên máy tính. - Một số chương trình Powerpoint phục vụ tiết học hay sử dụng trong các hoạt động ngoại khóa : HS sử dụng phần mềm Powerpoint, Violet… để thiết kế, trình chiếu. - Đề cương, dàn bài, đáp án phục vụ ôn tập, kiểm tra. - Một số sản phẩm đã chọn gởi Thư viện Violet : + Bài văn: Tôi yêu trăng (Nguyễn Gia Hân, lớp 9a2, năm 2007-2008) + Đề cương ôn tập tiếng Việt, tập làm văn lớp 9, HKII (Ngô Mỹ Trinh, lớp 9a1, năm 2009-2010). + Dàn bài ôn tập tập làm văn lớp 7, HKII (Phan Hoàng Lưu Ly, lớp 7a5, năm 2009-2010) + Bài văn: Sen Việt Nam (Phan Hoàng Lưu Ly, lớp 7a5, năm 2009-2010) + Bài văn: Phần thưởng cho loài trâu (Võ Hoàng Quân, lớp 9a4, năm học 2011-2012). + Bài văn: Cảm nhận của em về bài Sang thu của Hữu Thỉnh (Nguyễn Lưu Thái Thuận, lớp 9a4, năm học 2011-2012). + VB tóm tắt truyện ngắn Tôi đi học, Chiếc lá cuối cùng (Bùi Thanh Mai, lớp 8a1, năm 2011-2012). - Trang web của lớp 9A5 (2011-2012): trang web được HS thành lập từ 2 năm nay và thường xuyên là nơi giao lưu, gặp gỡ giữa GV-HS, HS-HS; đặc biệt là phục vụ tốt cho yêu cầu học tập nói chung, trong đó có môn Ngữ văn. 3.2/ Khả năng thay thế giải pháp hiện có: So với giải pháp ứng dụng CNTT một chiều ở hầu hết các trường THCS (chủ yếu GV ứng dụng CNTT, HS chỉ là đối tượng tiếp nhận các sản phẩm ứng dụng CNTT của GV) thì giải pháp ứng dụng CNTT đa chiều (HS được hướng dẫn, giúp đỡ để cùng trực tiếp tham gia tạo sản phẩm ứng dụng CNTT phục vụ cho quá trình học tập, rèn luyện) như đã phân tích trong chuyên đề rõ ràng thể hiện ưu điểm hơn. So với giải pháp CB-GV đơn độc ứng dụng CNTT ở trường THCS trong thời gian qua thì giải pháp phối hợp đồng bộ, sử dụng sức mạnh tập thể trong hoạt động giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT quả thật có lợi thế hơn. Với những ưu điểm, lợi thế, tính chất vượt trội hơn như vậy, có thể khẳng định khả năng thay thế của giải pháp mới được nêu trong chuyên đề Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập môn Ngữ văn so với giải pháp hiện có. 3.3/ Khả năng áp dụng ở đơn vị, ngành: Những giải pháp của chuyên đề Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập môn Ngữ văn đã được nhiều GV, HS trường THCS Ngô Mây đúc rút qua thời gian thử nghiệm khá dài đối với nhiều đối tượng HS. Quá trình ấy minh chứng cho khả năng đem những giải pháp ấy áp dụng đại trà trong đơn vị nói riêng và có thể vận dụng triển khai rộng trong toàn ngành. Xét ở nhiều góc độ, lường trước nhiều khó khăn, chúng ta vẫn có thể đặt niềm tin vào các giải pháp nêu trên. Xét về CSVC, tuy vẫn còn vô cùng thiếu thốn nhưng từ nhà trường cho đến gia đình, các thiết bị CNTT ngày càng được đầu tư tăng lên về cả số lượng lẫn chất lượng. Quan sát, nắm bắt thông tin về CSVC của các trường THCS trên khắp các tỉnh thành thì rõ ràng đều có kế hoạch đầu tư, tiếp tục xây dựng, nâng cấp CSVC, trang thiết bị dạy – học. Xem kết quả khảo sát HS về thiết bị CNTT ở một số lớp trong trường THCS Ngô Mây và cả ở THCS Nhơn Hải – một xã đảo của Quy Nhơn thì số HS được gia đình trang bị máy tính, nối mạng, USB, … chiếm tỷ lệ 30-50%. Lớp nào cũng có HS được PHHS quan tâm đầu tư CSVC. Có lẽ chỉ khó thực hiện đối với vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhưng xét tổng thể thì số vùng ấy chiếm tỷ lệ không lớn trên đất nước ta. Xét về phía PHHS, tuy GV còn than phiền về sự thiếu quan tâm đến con em của nhiều vị nhưng không thể không nhận thấy sự chuyển biến đáng mừng của rất nhiều bậc phụ huynh. Nếu chúng ta tích cực tuyên truyền vận động, từng bước PHHS cũng thay đổi nhận thức, ủng hộ phong trào giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Xét về phía GV, tuy có gặp khó khăn trở ngại trong việc giúp HS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện (vì tuổi tác, sức khỏe, thời gian, tài chính, năng lực CNTT) nhưng trong thực tế, phải nói là rất đáng trân trọng khi hầu hết nhà giáo đều giàu tâm huyết, yêu học trò, chăm lo sự nghiệp trồng người. Kết quả trả lời của GV được khảo sát cho thấy 100% GV đã từng thực hiện việc giúp HS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập môn Ngữ văn. Dẫu thực hiện thử nghiệm chưa nhiều hoặc lắm khi chưa thành công trong hoạt động này hay hoạt động khác nhưng đại đa số GV trong nhóm Ngữ Văn của trường THCS Ngô Mây đều khẳng định sự cần thiết phải thực hiện các giải pháp đã nêu. Hơn nữa, GV cũng đã được sự trợ giúp từ nhiều phía để thực hiện giải pháp như được tập huấn về CNTT, tập huấn đổi mới PPDH, tập huấn các chuyên đề tích hợp giáo dục KNS, giáo dục đạo đức, pháp luật, giáo dục môi trường …; được quan tâm về chế độ lương, phụ cấp; được HS tích cực hợp tác, PHHS ủng hộ, được đồng nghiệp chia sẻ, trợ giúp … Xét về phía HS, HS THCS hoàn toàn có khả năng ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện. Theo khảo sát qua HS các khối lớp ở THCS Ngô Mây năm học 2011-2012, ta nhận thấy: Dù biểu hiện của HS các khối lớp, các đối tượng HS có khác nhau nhưng tựu chung, 100% HS đều hào hứng với lợi ích của CNTT và tùy mức độ, năng lực, đặc thù độ tuổi mà ứng dụng CNTT ở những hoạt động thích hợp. Khi áp dụng đại trà, triển khai thành phong trào thì còn phải nghiên cứu, sáng tạo nhiều để áp dụng linh hoạt đối với từng khối lớp, đối tượng nhưng nhất định HS THCS có thể trực tiếp tham gia ứng dụng CNTT vào các hoạt động dạy – học môn Ngữ văn. Hơn nữa qua thử nghiệm ở THCS Ngô Mây, HS bộc lộ tính sáng tạo rất cao. Khi được tư vấn, định hướng, HS còn chịu khó học hỏi, tìm tòi, tự học để có thể hoàn thành những nhiệm vụ CB-GV tin cậy trao gởi, phân công. Thậm chí, có lúc HS còn đảm nhiệm vai trò sư phụ chỉ dẫn lại cho GV những kĩ năng, thủ thuật CNTT. Thực tế cũng không thể chối cãi rằng có một bộ phận HS lười học, nghịch phá nên rất khó khăn khi áp dụng giải pháp mới nhưng không còn cách nào khác, chúng ta vẫn phải tìm mọi cách để áp dụng. Nếu kiên trì vận dụng những giải pháp đã nêu thì có thể góp phần tác động đến đối tượng HS ấy. Hơn nữa, trong giáo dục đại trà, cũng không nên quá cầu toàn, chỉ cần sự tiến bộ nho nhỏ, từng bước của những HS đó đã là quý rồi. Tóm lại, những giải pháp Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập môn Ngữ văn chắc chắn là áp dụng được trong đơn vị trường THCS Ngô Mây cũng như có thể nhân rộng trong toàn ngành. 4. Lợi ích kinh tế - xã hội: 4.1/ Lợi ích có thể đạt được đối với quá trình giáo dục, công tác: Căn cứ vào phiếu khảo sát GV và kết quả trả lời của GV được khảo sát cho thấy nhiều lợi ích đối với HS như: - Nắm kiến thức, luyện kỹ năng - Biết tìm kiếm, thu thập, chọn lọc, xử lý tư liệu. - Thành thạo kỹ năng vi tính - Rèn kỹ năng thuyết trình - Luyện khả năng tổ chức, điều hành - Rèn các KNS - Tăng cơ hội giao tiếp 4.2/ Chất lượng, hiệu quả: Chất lượng của giải pháp mới thể hiện ở hiệu quả giáo dục, giảng dạy bộ môn; góp phần vào thành tích chung của nhà trường. 4.3/ Tác động xã hội tích cực; cải thiện môi trường, điều kiện lao động: Theo phiếu khảo sát GV, ta nhận thấy ý kiến của họ thừa nhận giải pháp mới sẽ tác động tích cực đến môi trường sống của cả xã hội. Khi HS THCS – lứa tuổi mới lớn biết ứng dụng CNTT trong học tập bộ môn tức là biết khai thác những lợi ích của CNTT để có thêm kĩ năng sống, có nhân cách đạo đức tốt thì sẽ giảm thiểu những tệ nạn xã hội do tác động tiêu cực của CNTT. Nhờ thế, gia đình thêm yên vui, ấm áp; trường học thêm thân thiện, trong lành, an toàn; HS thêm yêu trường, mến lớp, quý thầy cô. Nét đẹp văn hóa, lối sống văn minh cũng từ đó mà được hình thành, củng cố. Tính tiên tiến, hiện đại của con người Việt Nam cũng ngày càng phát triển để theo kịp bước tiến của thời đại. Điều kiện lao động ở trường THCS cũng được cải thiện đáng kể. Khi đã ứng dụng CNTT một cách thành thạo, cả GV lẫn HS đều nhẹ nhàng hơn trong công tác dạy – học. Môi trường làm việc của thầy trò thêm phần hứng khởi. Tinh thần sáng tạo được phát huy cao độ. Hiệu quả công tác tăng lên rõ rệt. Sự tiện dụng và tính kinh tế cũng là một yếu tố chứng tỏ hiệu quả của việc HS ứng dụng CNTT trong học tập môn Ngữ văn. C.KẾT LUẬN: 1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng giải pháp Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện: Để áp dụng giải pháp mới như đã nêu trong chuyên đề, rất cần đến sự phối hợp đồng bộ với sức mạnh tập thể của tất cả các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Trong đó, CB quản lý cần quan tâm; GV phải có tinh thần quyết tâm và kiên trì vượt khó đồng thời luôn có ý thức trau dồi chuyên môn, tay nghề. Đặc biệt là nên khích lệ, phát huy tính sáng tạo, ý thức cầu tiến của HS. Cần lưu ý đến những khó khăn, trở ngại của GV, HS, PHHS trong quá trình thực hiện các giải pháp của chuyên đề để từng bước tháo gỡ; không nên nôn nóng, vội vã, nếu quá máy móc cứng nhắc, duy ý chí sẽ phản tác dụng khi gây áp lực lớn đến các đối tượng trên. Những gian nan, thử thách có lẽ luôn đồng hành với quá trình thực hiện các giải pháp cho nên càng cần sự cố gắng của tất cả mọi người. Đây mới chỉ là những thử nghiệm bước đầu nên trong quá trình áp dụng, mọi người tiếp tục rút kinh nghiệm, bổ sung và đóng góp ‎‎ý kiến. Thiết nghĩ, không có giải pháp nào là hoàn toàn tối ưu. Cần vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện CSVC, đối tượng HS, đối tượng GV ở từng nơi, từng thời điểm khác nhau. 2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập môn Ngữ văn: - Nếu vận dụng tốt chuyên đề trên, sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy – học bộ môn Ngữ văn đồng thời còn góp phần đẩy mạnh phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, phong trào Xây dựng Trường học văn hóa, phong trào Ứng dụng CNTT; đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THCS, bồi dưỡng tài năng, tâm hồn, nhân cách cho HS ... - Có thể áp dụng các giải pháp trên một cách linh hoạt với mọi đối tượng GV, HS ở trường THCS. - Có thể giúp HS ứng dụng CNTT trong hầu hết các tiết dạy của môn Ngữ văn THCS nhưng phát huy tác dụng hơn cả là ở những tiết ôn tập, tổng kết, chương trình địa phương, luyện tập. - Việc giúp HS THCS ứng dụng CNTT trong học tập môn Ngữ văn còn rất cần thiết để thực hiện các PP, KT dạy – học tích cực như Học theo dự án, Học theo hợp đồng, Học theo góc, KT Bản đồ tư duy … - Thực tiễn giáo dục ở trường THCS sẽ làm giàu thêm những giải pháp giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập môn Ngữ văn. 3.Đề xuất, kiến nghị: - Các cấp quản lý giáo dục cần quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện để việc giúp HS THCS ứng dụng CNTT trong học tập môn Ngữ văn ngày càng đem lại những kết quả tốt đẹp. - Phối hợp chặt chẽ, tuyên truyền rộng rãi để giúp HS THCS ứng dụng CNTT trong học tập bộ môn theo hướng tích cực nhất. - Trong quá trình áp dụng giải pháp mới Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập môn Ngữ văn, tránh gây áp lực quá tải lên GV, HS. Các cấp lãnh đạo, quản lý chỉ nên định hướng chung còn chủ yếu là dành phần chủ động, linh hoạt sáng tạo cho GV, HS THCS – những người trực tiếp thực hiện việc ứng dụng CNTT trong công tác dạy – học.

File đính kèm:

  • docTỔ BỘ MÔN NGỮ VĂN.doc