Chuyên đề Giới thiệu nội dung chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

Tìm hiểu một số thuật ngữ dùng trong văn bản Chuẩn.

Cấu trúc của Chuẩn.

Tìm hiểu nội dung các yêu cầu, tiêu chí của Chuẩn.

 

ppt33 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Giới thiệu nội dung chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU NỘI DUNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Tháng 12/ 2009 MODUL 2 NỘI DUNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Tìm hiểu một số thuật ngữ dùng trong văn bản Chuẩn. Cấu trúc của Chuẩn. Tìm hiểu nội dung các yêu cầu, tiêu chí của Chuẩn. Chuẩn dưới góc độ là “công cụ đánh giá”: - Đánh giá gì? - Tại sao chuẩn được coi là công cụ? - Yếu tố cấu thành năng lực nghề? - Đánh giá năng lực nghề GVTH? - Mục tiêu giáo dục TH? HOẠT ĐỘNG 1: * Tìm những thuật ngữ cơ bản trong văn bản chuẩn: - Đọc văn bản Chuẩn. - Hiểu một số thuật ngữ trong văn bản Chuẩn. NHỮNG THUẬT NGỮ CƠ BẢN Chuẩn Yêu cầu Tiêu chí Mức Minh chứng Nguồn minh chứng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học “CHUẨN” LÀ GÌ? Theo từ điển Tiếng Việt: Là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó làm cho đúng. Là cái được chọn làm mẫu để thể hiện một đơn vị đo lường. Là cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội. “Chuẩn” trong văn bản Chuẩn NN GVTH được hiểu theo nghĩa thứ nhất và thứ ba. “YÊU CẦU” LÀ GÌ? Theo từ điển Tiếng Việt: - Nêu ra điều gì với người nào đó, tỏ ý muốn người đó làm, biết rằng đó là việc thuộc nhiệm vụ, trách nhiệm hoặc quyền hạn, khả năng người ấy. - “Yêu cầu” trong văn bản Chuẩn NNGVTH là điều đòi hỏi người giáo viên tiểu học phải đạt được về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và về kiến thức, kỹ năng sư phạm đúng với vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên “TIÊU CHÍ” LÀ GÌ? - Theo từ điển Tiếng Việt: Là tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, hiện tượng. Tiêu chí trong Văn bản Chuẩn: Những dấu hiệu đặc trưng cụ thể hoá nội dung yêu cầu mà có thể nhận dạng trong thực tế. * Ví dụ: Yêu cầu 1, Điều 7: “Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới”, cụ thể hoá thành 4 tiêu chí: 1. Xây dựng được kế hoạch năm học.... 2. Lập được kế hoạch dạy học tháng.... 3. Lập được kế hoạch dạy học tuần... 4. Soạn giáo án theo hướng đổi mới “TIÊU CHÍ” LÀ GÌ? (TT) “MỨC” LÀ GÌ? Trình độ đạt được về một tiêu chí: Mức tốt: 9 - 10 điểm Mức khá: 7 - 8 điểm Mức trung bình: 5 - 6 điểm Mức kém: < 5 điểm “MINH CHỨNG” LÀ GÌ? Chứng cứ được dẫn ra để xác định một cách khách quan mức đạt được về một tiêu chí. MINH CHỨNG VỀ CÁC MỨC CỦA TIÊU CHÍ * Ví dụ: “Soạn được giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động dạy học tích cực của thầy và trò”. Mức trung bình (5-6 điểm): Giáo án thể hiện đủ các mục. Mức khá (7-8 điểm): Giáo án thể hiện đủ các mục. Các mục đều được thiết kế tương đối tốt. Mức tốt (9-10 điểm): Giáo án thể hiện đủ các mục. Các mục đều được thiết kế tốt. Mức kém (dưới 5 điểm): Giáo án không thể hiện đủ các mục. “NGUỒN MINH CHỨNG” Tài liệu, tư liệu, hiện vật, hành động, việc làm giúp cho việc xác nhận mức độ đạt được của tiêu chí. * Ví dụ: Giáo án là một nguồn minh chứng để xác nhận mức độ đạt được về kỹ năng soạn giáo án. “CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIỂU HỌC” Văn bản quy định những yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức và kỹ năng sư phạm đối với người giáo viên tiểu học nhằm đáp ứng được mục tiêu giáo dục tiểu học trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. CẤU TRÚC CỦA CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HOẠT ĐỘNG 2: Thảo luận nhóm Tại sao Chuẩn NN GVTH bao gồm yêu cầu thuộc 3 lĩnh vực: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Kiến thức. Kỹ năng sư phạm. VÌ SAO CHUẨN GỒM CÁC YÊU CẦU THUỘC 3 LĨNH VỰC? Vị trí, vai trò của người giáo viên tiểu học: Giáo viên góp phần quyết định chất lượng giáo dục. Hoạt động của Giáo viên có tác dụng to lớn đến đời sống văn hoá ở địa phương. Đặc điểm lao động của Giáo viên tiểu học: Là chuyên gia nhiều môn học. Giáo dục học sinh bằng chính nhân cách của mình. Là nhà hoạt động chính trị - xã hội ở địa phương. Thời đại mới đòi hỏi cao về phẩm chất nhân cách và năng lực nghề nghiệp ở người GVTH. CẤU TRÚC CỦA CHUẨN NỘI DUNG CỦA CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIỂU HỌC * Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống (5 yêu cầu, 20 tiêu chí): Yêu cầu 1. Nhận thức tư tưởng chính trị... Yêu cầu 2. Chấp hành pháp luật... Yêu cầu 3. Chấp hành quy chế của ngành, quy định của trường... Yêu cầu 4. Đạo đức, lối sống lành mạnh... Yêu cầu 5. Trung thực, đoàn kết... HOẠT ĐỘNG 3 Tìm hiểu nội dung 5 yêu cầu. Thảo luận nhóm làm rõ nội dung các tiêu chí của yêu cầu 4 và yêu cầu 5 thuộc lĩnh vực 1: Bộ mặt nhân cách người giáo viên ? Đạo đức nghề nghiệp giáo viên ? * Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức (5 yêu cầu, 20 tiêu chí): Yêu cầu 1. Kiến thức cơ bản. Yêu cầu 2. Kiến thức về tâm lý học sư phạm và giáo dục tiểu học. Yêu cầu 3. Kiến thức về kiểm tra, đánh giá. Yêu cầu 4. Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội Yêu cầu 5. Kiến thức về địa phương. NỘI DUNG CỦA CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HOẠT ĐỘNG 4 Tìm hiểu nội dung 5 yêu cầu Thảo luận nhóm làm rõ nội dung 3 yêu cầu 1, 2, 3 Thế nào là có kiến thức cơ bản? Cần có những kiến thức gì về tâm lý học, giáo dục học? Cần nắm được kiến thức gì về đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh? TIÊU CHÍ 1: NẮM VỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN Nắm được chương trình và SGK toàn cấp học. Kiến thức đủ, chính xác, có hệ thống. Có kiến thức chuyên sâu. Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp, bồi dưỡng học sinh giỏi. TIÊU CHÍ 2: CÓ KIẾN THỨC VỀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM VÀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC Đặc điểm tâm, sinh lý trẻ em ở độ tuổi 6-11 tuổi. Nắm được bản chất của quá trình dạy học, giáo dục tiểu học, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Có kiến thức về giáo dục học. Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt TIÊU CHÍ 3: KIẾN THỨC VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP, RÈN LUYỆN CỦA HỌC SINH Các hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá. Phương pháp, hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá. Đánh giá xếp loại học sinh chính xác. Có khả năng soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan, tự luận. * Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm (5 yêu cầu, 20 tiêu chí): Yêu cầu 1. Biết lập kế hoạch dạy học, biết soạn giáo án theo hướng đổi mới Yêu cầu 2. Biết tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh Yêu cầu 3. Biết làm công tác phụ trách lớp (chủ nhiệm, biết tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp) Yêu cầu 4. Biết quản lý chất lượng giáo dục Yêu cầu 5. Biết xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ giáo dục NỘI DUNG CỦA CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HOẠT ĐỘNG 5 Tìm hiểu 5 yêu cầu. Thảo luận nhóm làm rõ nội dung các tiêu chí của ba yêu cầu 1,2,3. Thế nào là “Lập kế hoạch dạy học”? Thế nào là “Biết soạn giáo án theo hướng đổi mới”? Thế nào là “dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh”? Thế nào là “biết làm công tác chủ nhiệm”? HOẠT ĐỘNG 6 Trao đổi trong nhóm: Những yêu cầu, tiêu chí nào chưa rõ? TIÊU CHÍ 4: YÊU CẦU VỀ BỘ MẶT NHÂN CÁCH NGƯỜI GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Đạo đức, lối sống lành mạnh. Có tinh thần đấu tranh chống tiêu cực. Có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp Được sự tín nhiệm, tin cậy của học sinh, cha mẹ học sinh, đồng nghiệp và nhân dân. TIÊU CHÍ 5: YÊU CẦU VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP Trung thực trong công tác, không vì thành tích Đoàn kết với mọi người Chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp Hết lòng vì học sinh thân yêu LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌC Lập được kế hoạch dạy học cả năm học. Lập được kế hoạch dạy học từng tháng. Lập được kế hoạch dạy học từng tuần. BIẾT SOẠN GIÁO ÁN Xác định mục tiêu dạy học. Dự định và chuẩn bị phương tiện dạy học. Thiết kế hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh. Kiểm tra, đánh giá ở thời điểm thích hợp. Hướng dẫn học sinh thực hành, vận dụng. DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO Ở HỌC SINH Biết áp dụng phương pháp dạy học mới. Biết phối hợp hợp lý các hình thức tổ chức dạy học. Có kỹ năng đặt câu hỏi; kỹ năng viết bảng; kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học. Biết xây dựng môi trường học tập thích hợp. BIẾT LÀM CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP (Phụ trách lớp) Biết lập kế hoạch công tác. Biết tìm hiểu, phân loại học sinh của lớp. Biết tổ chức các hoạt động. Biết tổ chức liên kết các lực lượng giáo dục.

File đính kèm:

  • pptChuan GVTH.MD2.ppt
  • pptCÁC HIỂU BIẾT CHUNG.ppt