Chuyên đề Giáo dục lồng ghép bảo vệ môi trường trong môn ngữ văn

Ngày nay việc giáo dục không chỉ là nhiệm vụ của một người thầy giáo hay cô giáo nào mà đã trở thành nhiệm vụ của mọi người, của toàn xã hội. Tất cả chúng ta có trách nhiệm cùng chung vai góp sức vì thế hệ tương lai của đất nước. Vì vậy việc giáo dục đòi hỏi tính xã hội hoá rất cao. Trước hết là phải xây dựng cho các em một môi trường học tập thân thiện, gần gũi, trong đó bao gồm cả việc xây dựng một môi trường sinh hoạt lành mạnh để các em có thể hoàn thiện nhân cách của mình . Điều này đặt ra cho chúng ta, mọi chúng ta một nhiệm vụ chung là phải tạo cho các em một lối sống lành mạnh.

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 878 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Giáo dục lồng ghép bảo vệ môi trường trong môn ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT MANG THÍT TRƯỜNG THCS CHÁNH AN CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC LỒNG GHÉP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN NGỮ VĂN I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ: Ngày nay việc giáo dục không chỉ là nhiệm vụ của một người thầy giáo hay cô giáo nào mà đã trở thành nhiệm vụ của mọi người, của toàn xã hội. Tất cả chúng ta có trách nhiệm cùng chung vai góp sức vì thế hệ tương lai của đất nước. Vì vậy việc giáo dục đòi hỏi tính xã hội hoá rất cao. Trước hết là phải xây dựng cho các em một môi trường học tập thân thiện, gần gũi, trong đó bao gồm cả việc xây dựng một môi trường sinh hoạt lành mạnh để các em có thể hoàn thiện nhân cách của mình . Điều này đặt ra cho chúng ta, mọi chúng ta một nhiệm vụ chung là phải tạo cho các em một lối sống lành mạnh. Bác Hồ cũng từng nói: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” . Việc giáo dục ở đây không phải chỉ ở một bộ môn khoa học cụ thể nào mà là tất cả các ngành khoa học giáo dục đang được giảng dạy ở trong và ngoài nhà trường và trong đó có môn Ngữ văn. Môn học này không chỉ dạy học sinh biết cảm thụ một tác phẩm văn học cụ thể mà còn giúp các em biết sống hoà hợp với thiên nhiên, với môi trường sống xung quanh và giáo dục các em hoàn thiện nhân cách sống làm người . Tuy nhiên với sự phát triển kinh tế nhanh chóng như hiện nay, môi trường sống chung quanh chúng ta ngày càng “ô nhiễm “ trầm trọng, việc giáo dục cho học sinh nhận ra những điều đó sẽ phần nào khắc phục những tác hại không đáng có trong hiện tại và tương lai. Do đó tổ Văn trường THCS Chánh An đã chọn chuyên đề” Giáo dục lồng ghép bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn” Chuyên đề dạng này được áp dụng trong môn Ngữ văn, tức là ở cả ba phân môn Văn, tiếng Việt và Tâïp làm văn, nhưng chúng tôi xin tập trung chủ yếu vào hai phân môn Tiếng Việt và Làm văn. II. MỤC ĐÍCH CHỌN CHUYÊN ĐỀ: -Làm cơ sở vận dụng vào tiết dạy cụ thể trên lớp nhằm góp phần hình thành nhân cách cho người học sinh. -Giúp học sinh hình thành các kĩ năng, thói quen ứng xử có văn hoá với môi trường. -Tuyên truyền vận động bảo vệ môi trường ở gia đình, nhà trường, xã hội. III. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP: Việc giáo dục bảo vêï môi trường là một lĩnh vực khá rộng. Ngoài môn trực tiếp giảng dạy là Công dân, các môn còn lại như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Sinh học, đều phải có nhiệm vụ lồng ghép giáo dục bảo vêï môi trường vào giảng dạy, tuy nhiên mức độ có khác nhau. Trong đó, việc lồng ghép trong cả ba phân môn của môn Ngữ văn là hoàn toàn có thể. Bên cạnh những nguyên tắc tích hợp lồng ghép, người giáo viên cần chú ý đến những địa chỉ tích hợp cụ thể. Đồng thời tuỳ theo mức độ bài dạy, nội dung bài học mà giáo viên có sự lựa chọn địa điểm tích hợp sao cho phù hợp và đạt hiệu quả. IV.HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ: Sau đây là định hướng cho hoạt động cụ thể của hai tiết dạy: Tiết 1: Tập làm văn 6: “ Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi” 1/ Hướng dẫn HS phát hiện các lỗi thường mắc khi viết đơn: - Dùng bảng phụ ghi các bài tập để HS phát hiện lỗi và sửa chữa. - Qua đó giáo dục HS cẩn thận hơn khi viết đơn.( về nội dung lẫn hình thức) 2/Hướng dẫn HS luyện tập: -Bài tập 1: HS thảo luận nhóm đôi. Trình bày cá nhân . HS khác nhận xét. -Bài tập 2:(Bài tập lồng ghép giáo dục) Cho HS thảo luận nhóm lớn , viết ra bảng phụ. Nhận xét chéo giữa các nhóm. Tiết 2: Tiếng Việt 7: “ Liệt kê” 1/ Tìm hiểu khái niệm: -Sử dụng hệ thống câu hỏi sách giáo khoa, từ đó rút ra khái niệm liệt kê. - Yêu cầu HS cho ví dụ( Tích hợp lồng ghép giáo dục). 2. Tìm hiểu các kiểu liệt kê: Phân tích ngữ liệu trong sách giáo khoa. Từ đó cho HS thảo luận nhóm nhỏ . Lên bảng gắn các sơ đồ kiến thức. 3. Luyện tập: Lần lượt giải quyết các bài tập ở sách giáo khoa, trong đó lồng ghép giáo dục ở bài tập 3. V. KẾT LUẬN: Như vậy , khi dạy môn Ngữ văn, chúng ta có thể tích hợp việc lồng ghép giáo dục vào trong quá trình giảng dạy sao cho phù hợp . Tuy nhiên việc lồng ghép này cần phải đảm bảo được những nguyên tắc tích hợp ban đầu của nó, quan trọng là hiệu quả mà nó mang lại trong tiết học đến đâu ; đó mới chính là thước đo đúng nhất cho kết quả giảng dạy của chúng ta và đó cũng là điều mà tất cả giáo viên chúng ta muốn hướng tới. Trên đây là những ý kiến hạn hẹp và phần nào non trẻ mà tổ Văn trường THCS Chánh An đưa ra để xin nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của quý thầy cô cũng như sự chỉ đạo từ phía Phòng Giáo dục – Đào tạo Mang Thít. Chúng tôi xin chân thành biết ơn ! Tổ Văn trường THCS Chánh An

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE NGU VAN.doc
Giáo án liên quan