Chuyên đề Dạy luyện từ và câu khối 5 (câu ghép và nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ)

1.Mở rộng hệ thống hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ câu và văn bản.

 2.Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu.

 

 3.Bồi dưỡng cho học sinh có thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có ý thức sử dụng tiếng việt văn hóa trong giao tiếp.

ppt11 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1799 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Dạy luyện từ và câu khối 5 (câu ghép và nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kính chào Quý Thầy, Cô giáo đến với chuyên đề dạy LT&C khối 5 – Năm học 2013 – 2014. PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO U MINH THƯỢNG TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH THUẬN 5 1.Mở rộng hệ thống hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ câu và văn bản. 2.Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu. 3.Bồi dưỡng cho học sinh có thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có ý thức sử dụng tiếng việt văn hóa trong giao tiếp. - Nhận biết và có khả năng sử dụng các từ ngữ, quan hệ từ phổ biến. - Nhận biết và có khả năng tạo lập câu ghép trong nói và viết. + Nhận biết câu ghép và các vế của câu ghép trong văn bản. + Nhận biết một số quan hệ từ thường dùng để nối các vế trong câu ghép + Biết đặt câu ghép theo mẫu.. * Học sinh chưa xác định rõ các bộ phận của câu nên việc tìm câu ghép rất khó đối với các em Ví dụ 1: Trong 2 câu sau câu nào là câu đơn , câu nào là câu ghép : a/ Mùa hè , hoa phượng nở đỏ rực . b/ Hè về , hoa phượng nở đỏ rực . Nếu không xác định được bộ phận CN, VN thì các em dễ nhầm lẫn đều là câu đơn * Không hiểu rõ mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép nên việc chọn QHT để nối và và tạo lập câu ghép cũng không dễ dàng Ví dụ 2: Chọn cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau: ……….xe không hỏng ……….em về nhà sớm hơn . Nếu không hiểu mối quan hệ ý nghĩa giữa 2 vế , vế chỉ điều kiện-vế chỉ kết quả thì các em cũng rất lúng túng trong việc chọn cặp quan hệ để nối *Giáo viên :Không đủ thời gian để hướng dẫn các em tự tìm tòi kiến thức Để hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu, giáo viên áp dụng các biện pháp sau a) Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập. - Một số học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập ( Đọc toàn bộ nội dung bài tập, không chỉ đọc phần lệnh ). - Học sinh đọc thầm rồi trình bày lại yêu cầu của bài tập. - Giáo viên giải thích thêm cho rõ yêu cầu của bài tập ( nếu cần ). - Tổ chức cho học sinh thực hiện làm mẫu một phần của bài tập để cả lớp nắm được yêu cầu của bài tập đó a) Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập. * Sau khi hướng dẫn, giao việccho học sinh thực hiện yêu cầu bài tập nếu các em còn lúng túng thì giáo viên tiếp tục tạo tình huống : -Giáo viên dùng phương tiện trực quan, yêu cầu học sinh quan sát nêu lên tình huống có vấn đề liên quan đến nội dung bài học, kích thích hứng thú cho học sinh đi vào tìm tòi kiến thức cần học a) Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập. *Xử lí tình huống: -Tổ chức các hoạt động theo nhóm , cá nhân,…, giao việc cho học sinh thực hiện bằng cách đặt câu hỏi gợi mở , dẫn dắt học sinh suy nghĩ, quan sát, phát hiện và tự chiếm lĩnh kiến thức Ví dụ: Câu “Lê-nin không tiện từ chối , đồng chí cảm ơn I-va –nốp và ngồi vào gế cắt tóc” có mấy vế câu? Các vế nối với nhau bằng cách nào? ( Học sinh có thể trả lời : Câu này có 3 vế câu, vế 1 nối vế 2 bằng dấu phẩy, vế 2 nối vế 3 bằng QHT: “và”. Trong trường hợp này, giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: Em xem vế 3 có đủ chủ ngữ, vị ngữ không? Vậy câu này có mấy vế câu? …. - Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm . - Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau: + Báo cáo trực tiếp với giáo viên. + Báo cáo trong lớp. + Báo cáo trước lớp. + Các biện pháp báo cáo: Bằng miệng/ bằng bảng lớp/ bằng phiếu học tập/ bằng giấy. + Thi đua giữa các nhóm hoặc cá nhân. - Trao đổi với học sinh, sữa lỗi cho học sinh hoặc tổ chức để học sinh góp ý nhau, đánh giá nhau trong quá trình làm bài. - Sơ kết, tổng kết ý kiến học sinh, ghi bảng nếu cần thiết. - Hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu kĩ yêu cầu bài tập. - Chữa mẫu cho học sinh một bài hoặc một phần của bài tập. - Hướng dẫn cho học sinh làm trên bảng lớp, phiếu học tập , vở nháp… - Tổ chức nhiều hoạt động với nhiều hình thức khác nhau, theo cặp, nhóm, cá nhân - Tăng cường học tập cá thể với các phiếu bài tập - Chuẩn bị một số phiếu bài tập nâng cao cho học sinh khá giỏi ( tùy theo nội dung bài học ) - Cho học sinh làm tất cả các bài tập cần làm mới đánh giá được các em chiếm lĩnh kiến thức mới như thế nào? Khuyến khích học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả học tập của mình hoặc kiểm tra chéo bài làm với bạn cùng bàn - Khi đánh giá học sinh, không nên thiên về đánh giá về điểm số mà chủ yếu nhận xét học sinh đạt chỗ nào và cần chú ý điểm gì? Dạng bài tập gì? * Các dạng bài tập thường gặp và cần lưu ý trong cụm bài trên là: - Chọn quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ chấm - Tạo câu ghép với một vế câu đã cho - Phân tích cấu tạo của câu ghép Trên đây là nội dung chuyên đề dạy luyện từ và câu (phần câu ghép và cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ ) của tổ 5- rất mong sự đóng góp của quý thầy cô để chuyên đề được hoàn hảo hơn

File đính kèm:

  • pptchuyen de luyen tu va cau.ppt
Giáo án liên quan