Chuyên đề Dân ca và một số làn điệu dân ca Việt Nam

Dân ca là những bài hát đã đi vào kho tàng nghệ thuật dân gian bằng cách truyền khẩu trong nhân dân. Chúng luôn được biến đổi và không thuộc bản quyền của một tác giả nào từ ban đầu

ppt8 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Dân ca và một số làn điệu dân ca Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DÂN CA VÀ MỘT SỐ LÀN ĐIỆU DÂN CA VIỆT NAM Bến Cầu, 11/08/2010 KHÁI NIỆM VỀ DÂN CA Dân ca là những bài hát đã đi vào kho tàng nghệ thuật dân gian bằng cách truyền khẩu trong nhân dân. Chúng luôn được biến đổi và không thuộc bản quyền của một tác giả nào từ ban đầu . CÁCH NHẬN DẠNG MỘT BÀI DÂN CA Qua khái niệm trên đây, chúng ta có được những đặc điểm chính của dân ca như sau: 1/ Dân ca là những bài hát của nhân dân. Đối với những người dân thuộc tầng lớp bình dân thì ca hát gắn liền với mọi hoạt động của họ như: lao động, ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí...Chính vì thế nên những bài hát dân ca lần lượt ra đời với nhiều thể loại như: bài hát về lao động( hò giã gạo)bài hát về nghi lễ( dâng hương), bài hát giao duyên( thuyền ai róc rách), các bài hát về sinh hoat gia đình và các sinh hoạt khác (lý con cua, ly’ bình vôi).... Có thể nói những giai điệu của các bài dân ca đã xuất phát từ đáy lòng họ, được sáng tác do khả năng thiên phú, và từ lúc nào chính họ cũng không ngờ, Họ đã hát lên cho nhau nghe rồi người này học lấy của người khác để trở thành như bài ca của riêng mình. 2/ Dân ca là một bài hát được truyền khẩu trong dân gian 3/ Dân ca là những bài hát không có tác giả rõ ràng. 4/ Dân ca là những bài hát không rõ xuất sứ ( nơi chốn, thời điểm). 5/ Tiếng địa phương -Đây là cách dễ nhất để nhận ra xuất xứ của một bài dân ca. + Chẳng hạn như bài dân ca Miền Bắc thường có những từ đệm như: “rằng, thì, chứ, ….” Và các dấu giọng (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) được dệt bởi những nốt nhạc sao cho việc phát âm chúng được rõ nét. + Còncác dân ca miền Trung thì thường có những chữ “ni, nớ, răng, rứa,…”, dấu sắc được đọc thành dấu hỏi. + Những bài dân ca miền Nam thì thường có các chữ “má (mẹ), bậu (em), đặng (được), tợ (tựa như)”; chữ “ê” được đọc thành “ơ”, dấu ngã đọc thành dấu hỏi, v.v… 6/ Địa danh TÓM LẠI Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, dân ca vẫn không mất vị trí của nó. Nguyên nhân chính là do đặc tính “không rõ tác giả” nên có nhiều dị bản. Một bài dân ca luôn được các thế hệ sau sửa đổi, thêm thắt, bổ sung vào những yếu tố âm nhạc, thậm chí cả lời ca cho phù hợp với cuộc sống đương đại. Chính vì vậy bài dân ca ấy luôn luôn được trẻ hóa, luôn luôn mang bộ mặt của thời đại, để rồi từ đó có thể sinh ra nhiều sáng tác dân gian mới. Những kiến thức về dân ca đã và luôn được coi trọng trong công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ, đặc biệt thế hệ nhạc sĩ tương lai. MỘT SỐ BÀI DÂN CA KÍNH CHÚC CÁC THẦY CÔ SỨC KHỎE, THÀNH ĐẠT VÀ HOÀN THÀNH TỐT NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010-2011!!! XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN !

File đính kèm:

  • pptSOAN GIANG CHUYEN DE DAN CATHTTHSTC.ppt
Giáo án liên quan