I. Thực trạng về hoạt động GVCN lớp
1. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, kỹ năng quản lý lớp học, lòng yêu nghề, mến trẻ của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều.
2. Nhiều GV còn tập trung quá nhiều vào việc giảng dạy các môn văn hóa, ít quan tâm đến việc thực hiện nhiệm vụ của người GVCN, cụ thể:
+ Chưa quan tâm nhiều đến việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh sống của từng học sinh (hoàn cảnh gia đình, sức khỏe, hạnh kiểm, năng lực học tập, các yếu tố cá biệt cần chú ý )
+ Chưa có sự phối hợp, gắn kết thường xuyên với CMHS (chủ yếu chỉ gặp gỡ, trao đổi với CMHS ở các kỳ họp định kỳ trong năm do nhà trường tổ chức hoặc khi có trường hợp HS vi phạm nội quy, ).
+ Chưa nhiệt tình tham gia các hoạt động, phong trào chung của lớp, của trường (tham gia chủ yếu mang tính hình thức, qua loa, chiếu lệ; tham gia để có điểm thi đua, thiếu sự tập trung đầu tư).
+ Chưa quan tâm đầu tư tiết SHCN hàng tuần (chỉ tổ chức mang tính hình thức, làm cho có, không đảm bảo yêu cầu về nội dung, thời gian, )
+ Việc xây dựng, triển khai thực hiện các quy định về nề nếp còn mang tính chất chung chung, thiếu kiểm tra đôn đốc, sơ tổng kết, (nề nếp học tập, chuyên cần, lao động, vệ sinh, hoạt động NGLL, )
3. Việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm còn nhiều bất cập:
- Chưa sát với tình hình thực tế của trường, của lớp, các biện pháp đưa ra chưa mang tính khả thi cao, không phù hợp một số nội dung thực hiện,
- Không ít GVCN chỉ coi việc XD kế hoạch chủ nhiệm như một hình thức “đối phó”, làm cho có, thể hiện rõ trong việc:
+ Mượn KHCN của đồng nghiệp sao chép lại.
+ Dùng bản kế hoạch năm trước, điều chỉnh vài số liệu cho hợp pháp để dùng vào năm sau.
7 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Công tác chủ nhiệm lớp với việc vận dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ
Công tác chủ nhiệm lớp với việc vận dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và giáo dục
học sinh tiểu học.
************
A. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác GVCN lớp trường tiểu học.
I. Thực trạng về hoạt động GVCN lớp
1. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, kỹ năng quản lý lớp học, lòng yêu nghề, mến trẻ của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều.
2. Nhiều GV còn tập trung quá nhiều vào việc giảng dạy các môn văn hóa, ít quan tâm đến việc thực hiện nhiệm vụ của người GVCN, cụ thể:
+ Chưa quan tâm nhiều đến việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh sống của từng học sinh (hoàn cảnh gia đình, sức khỏe, hạnh kiểm, năng lực học tập, các yếu tố cá biệt cần chú ý…)
+ Chưa có sự phối hợp, gắn kết thường xuyên với CMHS (chủ yếu chỉ gặp gỡ, trao đổi với CMHS ở các kỳ họp định kỳ trong năm do nhà trường tổ chức hoặc khi có trường hợp HS vi phạm nội quy,…).
+ Chưa nhiệt tình tham gia các hoạt động, phong trào chung của lớp, của trường (tham gia chủ yếu mang tính hình thức, qua loa, chiếu lệ; tham gia để có điểm thi đua, thiếu sự tập trung đầu tư).
+ Chưa quan tâm đầu tư tiết SHCN hàng tuần (chỉ tổ chức mang tính hình thức, làm cho có, không đảm bảo yêu cầu về nội dung, thời gian,…)
+ Việc xây dựng, triển khai thực hiện các quy định về nề nếp còn mang tính chất chung chung, thiếu kiểm tra đôn đốc, sơ tổng kết,…(nề nếp học tập, chuyên cần, lao động, vệ sinh, hoạt động NGLL,…)
3. Việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm còn nhiều bất cập:
- Chưa sát với tình hình thực tế của trường, của lớp, các biện pháp đưa ra chưa mang tính khả thi cao, không phù hợp một số nội dung thực hiện,…
- Không ít GVCN chỉ coi việc XD kế hoạch chủ nhiệm như một hình thức “đối phó”, làm cho có, thể hiện rõ trong việc:
+ Mượn KHCN của đồng nghiệp sao chép lại.
+ Dùng bản kế hoạch năm trước, điều chỉnh vài số liệu cho hợp pháp để dùng vào năm sau.
+ Một số ít GVCN mới dừng lại việc cập nhật các nội dung theo sổ chủ nhiệm mà nhà trường phát cho…
+ Chưa cập nhật thông tin từ sổ liên lạc để từ đó có biện pháp giáo dục HS
4. Một số biện pháp giáo dục vận dụng còn mang tính bạo lực, xúc phạm nhân cách HS
5. CBQL một số trường tiểu học chưa quan tâm đến công tác GVCN.
6. Công tác phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài trường còn hạn chế.
2.Vị trí, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm
Công tác chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng trọng việc nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục trong nhà trường phổ thông.
- Giáo viên chủ nhiệm là người được hiệu trưởng bổ nhiệm trong số những giáo viên có kinh nghiệm và có uy tín.
- Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức các hoạt động giáo dục trong lớp, các hoạt động tập thể và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về công tác giáo dục đạo đức, lối sống và chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt của lớp mình được quy định tại Quyết định số 16 / QĐ – BGDĐT ngày 5 / 5 / 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông.
Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp là trong đó đã xây dựng được một lớp học có nề nếp, có thói quen học tập tốt, phát huy được tính chủ động, tích cực học tập của học sinh, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS (Nề nếp là mẹ đẻ của chất lượng ).
3. Nhiệm vụ người giáo viên chủ nhiệm lớp
Điều 4 -TT 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 ban hành chế độ làm việc đối với GVPT quy định rõ nhiệm vụ GVCN:
1. Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp.
a) Nghiên cứu, tìm hiểu học sinh:
+ Hiểu HS trong từng giai đoạn phát triển để kịp thời đề ra được những biện pháp thích hợp và có hiệu quả.
+ Hiểu rõ những đặc điểm tâm sinh lí, những biểu hiện về khả năng hoạt động tập thể, nhu cầu, sở thích, nguyện vọng,…
b) Nắm các mối quan hệ:
+ Quan hệ với bạn bè (cởi mở, chân thành, hay tỏ thái độ chơi trội).
+ Quan hệ với người lớn (tôn trọng, hay vô lễ…).
+ Quan hệ với bản thân (tự trọng, tự kềm chế, tự chủ).
+ Quan hệ với cộng đồng (cởi mở, hòa đồng hay thờ ơ….).
Khi tham gia vào các mối quan hệ này, HS sẽ thể hiện rõ trong hành vi, cử chỉ, điệu bộ, lời ăn tiếng nói…
C) Hoàn cảnh gia đình (nghề nghiệp cha, mẹ, kinh tế, gia đình có bao nhiêu anh em, là con thứ mấy…)
2. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;
3. Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;
4. Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức;
5. Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng
4. Kế hoạch chủ nhiệm
Kế hoạch chủ nhiệm là chương trình hành động trong tương lai của lớp chủ nhiệm, nhằm xác định một cách chính xác lớp học của chúng ta muốn đi đến đâu và cần phải làm gì, làm như thế nào để đạt được điều đó.
Nguồn thông tin để xây dựng: HD thực hiện nhiệm vụ của Bộ, Sở, Phòng, kế hoạch năm học của trường và đặc điểm riêng của lớp
Cấu trúc nội dung bản Kế hoạch chủ nhiệm
Một cấu trúc kế hoạch cần phải đạt được các yêu cầu sau:
Đơn giản, rõ ràng, có liên hệ bên trong một cách logic, cụ thể, không bỏ sót việc, giúp cho việc quản lý và thực thi dễ dàng. Cấu trúc nội dung bản kế hoạch chủ nhiệm thông thường bao gồm các phần sau:
1.1. Đặc điểm tình hình, môi trường lớp học
TSHS lớp, nữ, HSKT, mồ côi, hộ nghèo, kết quả KSCL đầu năm (Toán, Tiếng Việt)
- Thuận lợi
- Khó khăn
1.2 Nội dung, biện pháp và chỉ tiêu thực hiện các nhiệm vụ giáo dục.
a. Giáo dục đạo đức
b. Học tập
c. Giáo dục thể chất và thẩm mỹ
d.Công tác Giáo dục ngoài giờ lên lớp
e. Công tác phối hợp
1.3 Kế hoạch tháng
- Ghi tên chủ điểm giáo dục trong tháng
- Tuần, nội dung công việc, thời gian thực hiện, biện pháp, kết quả, rút kinh nghiệm.
1.4. Phần theo dõi học sinh hàng tháng
1.5. Nhật ký chủ nhiệm.
5. Các bước tiến hành tiết sinh hoạt lớp :
5.1 Phần học sinh :
- Ổn định lớp (có thể hát tập thể, hát cá nhân,…)
Lớp trưởng giới thiệu, điều khiển diễn biến của tiết sinh hoạt lớp.
- Các tổ trưởng nhận xét từng mặt hoạt động trong tuần qua về : đạo đức, học tập, nề nếp tác phong, thể dục, vệ sinh, chấp hành nội quy…
- Các lớp phó nhận xét từng mặt theo sự phân công.
- Cả lớp tham gia ý kiến.
5.2. Phần của GV :
Nhận xét chung qua phần đánh giá của lớp trưởng (động viên, nhắc nhở, khen ngợi học sinh).
Giải pháp thực hiện thi đua trong tuần đến, tháng đến :
- Sau phần HS tự quản, có thể xen vào phần vui chơi, văn nghệ,... hoặc sinh hoạt theo chủ điểm, kết hợp giáo dục theo chủ điểm (nếu là cuối tháng, cuối đợt thi đua)…
B. Vận dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh
I. Phương pháp kỷ luật tích cực – Bối cảnh và quan điểm
Nên thực hiện quyền và nghĩa vụ của trẻ em bởi PPKLTC.
Cần loại bỏ các quan niệm: đánh mắng cũng là cách giáo dục tốt; “yêu cho roi cho vọt”; “thuốc đắng giã tật”,…
à tác hại : bạo lực ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển thể chất và tình thần của HS, làm giảm động cơ học tập và có thể dẫn đến hành vi tiêu cực ở HS.
Nhiều GV hiện nay trên cả nước, trong đó có Cần Thơ chưa được nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng thực hiện các biện pháp giáo dục hiệu quả, các nội quy, biện pháp giáo dục trong nhà trường ít có sự tham gia của HS
à Hậu quả: nhiều HS đã phải gánh chịu các biện pháp giáo dục vi phạm quyền trẻ em của cha mẹ (khi ở nhà) và của GV (khi ở trường) và đặc biệt một số em bị gọi là “HS cá biệt” đã bị mất cơ hội phát triển.
Việc nâng cao nhận thức, áp dụng các phương pháp giáo dục tích cực, phi bạo lực đối với HS, đặc biệt đối với HS ó vấn đề về mặt hành vi chính là PPKLTC trong quá trình hoạt động sư phạm của giáo viên.
II. Những vấn đề cơ bản của phương pháp kỷ luật tích cực
1) Phương pháp kỷ luật tích cực là gì?
Phương pháp kỷ luật tích cực là biện pháp giáo dục học sinh không sử dụng những hình thức bạo lực, trừng phạt mà thay vào đó là sử dụng những hình thức kỷ luật tích cực, phù hợp để giúp HS giảm thiểu những hành vi không phù hợp, củng cố các hành vi tích cực và phát triển nhân cách môt cách tốt đẹp, bền vững.
2. PPKLTC được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào? Nguyên tắc 1: Vì lợi ích tốt nhất của học sinh. Mọi hành động, biện pháp kỷ luật mà GV áp dụng là nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho HS để các em có thể phát huy tốt nhất tiềm năng của mình. Nguyên tắc 2: Không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của HS. Các biện pháp can thiệp phải tập trung, hướng vào hành vi của HS, không phải để phê phán con người, nhân cách HS.
Nguyên tắc 3: Khích lệ và tôn trọng lẫn nhau Mọi cách thức kỷ luật khi áp dụng cho dù HS có muốn hay không mà buộc phải làm theo cũng nên trao đổi trước, vận động HS hiểu để tạo sự đồng thuận, đồng ý trước khi áp dụng sẽ mang lại hiệu quả cao khi thực hiện.
Nguyên tắc 4: Phù hợp với đặc điểm sự phát triển của lứa tuổi HS Mỗi HS đều trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau. Bằng cách tìm hiểu về các đặc điểm phát triển của lứa tuổi HS đang đối mặt, cân nhắc kỹ đến các vấn đề như tính khí, cảm xúc,các kỹ năng xã hội,… khi đó, hành vi của HS sẽ trở nên dễ hiểu đối với bạn. Nếu GV hiểu thế giới của HS, GV có nhiểu khả năng chọn lựa cách phản ứng phù hợp hơn cho hành vi của HS. Mọi hành vi của HS đều mang tính mục đích, bạn sẽ tăng hiệu quả thay đổi hành vi ứng xử của HS khi bạn hiểu động cơ của hành vi đó.
Chú ý: PPKLTC không chỉ được hiểu theo nghĩa việc áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực, phù
hợp đối với các HS có hành vi không phù hợp để uốn nắn, chỉnh sửa các hành vi đó cho các em mà PPKLTC cần được GV có cách thức xử sự thân thiện, phù hợp đối với mọi HS để học sinh cảm thấy thoải mái, tích cực phát huy những điểm mạnh, những hành vi tốt.
3. Biện pháp thực hiện PPKLTC
Biện pháp 1: Dùng hệ quả tự nhiên và hệ quả logic.
- Hệ quả tự nhiên: là những gì xảy ra một cách tự nhiên, không có sự can thiệp của người lớn
Ví dụ: không ăn sẽ bị đói, không ngủ sẽ bị mệt.
- Hệ quả logic: là những gì xảy ra đòi hỏi phải có sự can thiệp của người lớn hoặc của trẻ khác trong gia đình hoặc lớp học.
Ví dụ:
+ Khi trẻ nghịch ngợm phá hỏng đồ chơi mới mua thì trong thời gian tới sẽ không được mua đồ chơi mới.
+ Không học bài ở nhà đến lớp sẽ bị điểm kém.
* Mục đích của việc sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả logic
+Thứ nhất:
Để dạy cho trẻ có ý thức trách nhiệm về các hành vi của bản thân, đồng thời khích lệ trẻ đưa ra những quyết định có trách nhiệm như phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp, đi học đúng giờ,…
+Thứ hai:
Với cách dùng hệ quả tự nhiên và hệ quả logic có thể thay thế cho hình thức trừng phạt, nghĩa là trẻ được tự mình trải nghiệm hậu quả của những hành vi chưa đúng, từ đó trẻ sẽ tự rút kinh nghiệm về hành vi của mình hoặc nếu đó là những hành vi tích cực thì trẻ có xu hướng lặp lại hành vi đó nhiều lần. Qua đó trẻ học được cách ứng xử tốt nhất mà không cần người lớn phải đánh mắng trẻ.
*Một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng hệ quả tự nhiên
Một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng hệ quả tự nhiên
- Hệ quả tự nhiên là cách để trẻ được trực tiếp trải nghiệm bằng thực tế và tự nhận ra kết quả hành vi của mình một cách tự nhiên từ đó có ý thức tự chấn chỉnh, nhưng người lớn phải đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Chúng ta có thể giáo dục trẻ bằng chính kết quả hành vi mà trẻ gây ra, nhưng có thể hành vi đó gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến người khác, do đó, người lớn cần phải hướng dẫn cho trẻ hiểu rõ những hành vi như thế nào của trẻ sẽ làm ảnh hưởng đến người khác và có thể gây nguy hiểm cho người khác.
*Một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng hệ quả logic
Để giáo dục bằng hệ quả logic có hiệu quả mà không trở thành trừng phạt trẻ cần lưu ý:
Người lớn phải tôn trọng trẻ, giảng giải ngắn gọn, hợp lý, nói chuyện với trẻ bằng những lời nói bình đẳng, bằng ánh mắt dịu dàng,…giúp trẻ cảm thấy thoải mái tự thấy hành vi sai trái của mình và biết phải làm gì để sửa chữa, khắc phục.
Biện pháp 2: Hình thành, thiết lập nội quy, nề nếp kỷ luật trong nhà trường và trong lớp học
Sự cần thiết phải thiết lập nội quy, nề nếp kỷ luật trong nhà trường vì:
- Nội quy, nề nếp kỷ luật trong nhà trường là những điều cần thiết để giáo dục, nuôi dưỡng và đảm bảo sự phát triển lành mạnh, an toàn cho trẻ.
- Nội quy, nề nếp kỷ luật trong nhà trường giúp trẻ có nề nếp kỷ luật tốt trong học tập và rèn luyện, sống có trách nhiệm
- Nội quy, nề nếp kỷ luật trong nhà trường là cơ sở giúp trẻ hiểu những hành vi nào là phù hợp, những hành vi nào là không phù hợp và đâu là giới hạn không được vượt qua
Khi thiết lập nội quy ở nhà và ở trường, cần lưu ý:
1. Phải thỏa mãn được nhu cầu của người lớn và nhu cầu, mối quan tâm của trẻ
+ Có dựa trên thực tế hay chỉ là cảm xúc của người lớn.
+ Có vì lợi ích của trẻ, giúp trẻ được an toàn, tốt hơn không.
+ Có giúp trẻ tránh được va chạm, xung đột với người khác.
+ Có giúp trẻ học cách suy nghĩ, cân nhắc trước khi hành động.
+ Hệ quả của việc tuân thủ hoặc không tuân thủ nội quy là gì.
2. Khi thiết lập nội quy, việc duy trì củng cố để thành thói quen cho trẻ là việc rất quan trọng thường khó hơn cả việc thiết lập nội quy
Một số vấn đề cần lưu ý để duy trì nội quy:
+ Hướng dẫn trẻ rõ ràng, cụ thể (VD: Đã đến lúc con phải đi rửa tay để chuẩn bị ăn cơm…)
+ Nhắc nhở trẻ để giúp trẻ suy nghĩ và nhớ lại sau đó quyết định hành động (VD: Con có nhớ là khi có khách đến nhà thì không được vòi vĩnh,…)
+ Cho trẻ ít nhất 2 khả năng lựa chọn (2 khả năng này người lớn đều chấp nhận được, mục đích khuyến khích khả năng suy nghĩ của trẻ để đưa đến quyết định của mình). VD: Hôm nay, con muốn mặc quần màu xanh hay màu đen…)
+ Cho trẻ biết hệ quả với hành vi lựa chọn vì khi biết được hệ quả của hành vi lựa chọn trẻ sẽ có xu hướng để tránh gây ra hâu quả (VD: cô sẽ rất buồn nếu như em tiếp tục làm mất trật tự trong giờ học,…)
+ Cảnh báo: là nhắc nhở trẻ nghĩ về hậu quả của một hành vi nào đó có thể xảy ra (VD: nếu đi bộ bên lề trái thì có thể chuyện gì sẽ xảy ra;…)
+ Thể hiện mong muốn: là khích lệ trẻ có một hành vi cụ thể nào đó. (VD: Cô mong rằng em sẽ không đánh nhau với bạn nữa;…)
Tóm lại:
Thiết lập nội quy, nề nếp trong gia đình và lớp học là một phương pháp quan trọng để duy trì trật tự, nề nếp trong gia đình, lớp học và ngoài xã hội. Khi thiết lập nội quy cả người lớn và trẻ em cùng được tham gia đều cảm thấy thoải mái và hài lòng vì mình đã góp phần đưa ra các quyết định đó, Hiệu quả của việc làm theo các quyết định đó sẽ cao hơn nhiều so với bị áp đặt.
Biện pháp 3: Dùng thời gian tạm lắng
Biện pháp này rất khó vận dụng vì thời gian tạm lắng là thời gian trẻ bị tách ra khỏi hoạt động mà trẻ đang tham gia bới trẻ có nguy cơ thực hiện hành vi không mong muốn
Lúc “tạm lắng” trẻ bị “cách ly” phải ngồi một chỗ, không được chơi, không được học, không được trò chuyện hay tham gia hoạt động như những người khác.
Mục đích để tre bình tĩnh trở lại, suy nghĩ về hành vi không đúng mực của mình.
3.Vì sao cần đưa PPKLTC vào trường phổ thông?
Các lý do phải đưa PPKLTC vào dạy học và giáo dục HS:
-Phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em và Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của Việt Nam.
- Phù hợp với mục tiêu giáo dục của Việt Nam “Đào tạo con người VN phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp”.
- Đối với HS: Mang lại lợi ích thiết thực cho các em, vì:
+ HS có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, luôn cảm nhận được sự quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến từ thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh.
+ HS nhận ra được lỗi lầm, hạn chế của mình để khắc phục, sửa chữa, phát triển, hoàn thiện bản thân.
+ HS tích cực, chủ động hơn trong học tập và rèn luyện bản thân.
+ HS tự tin trước đám đông, không mặc cảm, tự ti về những khiếm khuyết, hạn chế, lỗi lầm của mình.
+ HS phát huy được những tiềm năng, những mặt tích cực, những điểm mạnh của cá nhân trong các hoạt động học tập, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội và trong cuộc sống thực tiễn ở lớp, trong gia đình và cộng đồng.
- Đối với GV:
+ GV được giảm áp lực quản lý lớp học vì HS hiểu và tự giác chấp hành kỷ luật, GV không phải nhắc nhở, mất nhiều thời gian theo dõi, giám sát việc thực hiện kỷ luật của HS.
+ Đỡ mệt mõi, căng thẳng vì phải xử lý nhiều vụ việc vi phạm kỷ luật của HS, đỡ phải giải quyết nhiều vấn đề khúc mắc trong quan hệ với HS, gia đình và nhà trường.
+ Xây dựng được mối quan hệ thân thiện thầy trò.
+ Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp, nâng cao chất lượng giáo dục HS.
- Đối với gia đình, nhà trường và xã hội:
+ Nhà trường: thực hiện được mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, tạo được niềm tin đối với gia đình HS và xã hội.
+ Gia đình: HS trở thành những đứa con ngoan, có đủ phẩm chất và năng lực cho tương lai, cha mẹ an tâm lao động, gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
+ Xã hội: giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, các hành vi bào hành, bạo lực; tiết kiệm kinh phí quốc gia trong việc chăm sóc, điều trị và trợ giúp giải quyết các tệ nạn, nâng cao đời sống cộng đồng.
____________________________________________
File đính kèm:
- Doi moi cong tac GVCN.doc