I . Nội dung chương trình phân môn Tập đọc ở lớp 1:
-Phân môn TĐ ở lớp 1 được học trong 7 tuần cuối của năm học, mỗi tuần 3 bài gồm 6 tiết.
- Các bài TĐ được sắp xếp theo thứ tự từ ngắn đến dài, từ đơn giản đến phức tạp, độ dài từ tuần đầu đến tuần cuối dao động khoảng 50-100 tiếng.
- Một số bài TĐ có tính hài, giúp trẻ sớm phát triển trí óc hài hước.
II.Mục đích yêu cầu:
- Phân môn TĐ lớp 1 với tư cách là một phân môn Tiếng Việt tiếp tục những thành tựu dạy học mà phân môn Học vần đạt được nâng lên một mức đầy đủ, hoàn chỉnh hơn như đọc đúng tiếng, liền tiếng trong từ, câu, đoạn, bài- Bước đầu biết ngắt hơi ở các dấu câu biết lên giọng và giọng.
- Việc thông hiểu văn bản chỉ đặt ra ở mức độ thấp.
- Hình thành và phát triển năng lực hoạt động ngôn ngữ: Nghe, nói , đọc , viết thông qua việc tổ chức cho HS khám phá cơ chế vận hành ngữ âmT Việt- HS đọc trơn cả bài, phát âm đúng những tiếng có âm, vần, các vùng phương ngữ dễ phát âm sai, tốc độ đọc 25- 30 tiếng từ 1 - 2 phút.
- Thông qua bài TĐ, HS ôn các vần đã học bằng hình thức tìm tiếng có vần đã học (trong bài , ngoài bài).
- HS hiểu được các từ ngữ và nội dung bài đọc
- Biết nói tự nhiên, hồn nhiênvề chủ đề đang học.
- Học thuộc lòng các bài thơ.
4 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Cách tổ chức dạy phân môn tập đọc ở lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁCH TỔ CHỨC DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC Ở LỚP 1
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phụng
CÁCH TỔ CHỨC DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC Ở LỚP 1
I . Nội dung chương trình phân môn Tập đọc ở lớp 1:
-Phân môn TĐ ở lớp 1 được học trong 7 tuần cuối của năm học, mỗi tuần 3 bài gồm 6 tiết.
- Các bài TĐ được sắp xếp theo thứ tự từ ngắn đến dài, từ đơn giản đến phức tạp, độ dài từ tuần đầu đến tuần cuối dao động khoảng 50-100 tiếng.
- Một số bài TĐ có tính hài, giúp trẻ sớm phát triển trí óc hài hước.
II.Mục đích yêu cầu:
- Phân môn TĐ lớp 1 với tư cách là một phân môn Tiếng Việt tiếp tục những thành tựu dạy học mà phân môn Học vần đạt được nâng lên một mức đầy đủ, hoàn chỉnh hơn như đọc đúng tiếng, liền tiếng trong từ, câu, đoạn, bài- Bước đầu biết ngắt hơi ở các dấu câu biết lên giọng và giọng.
- Việc thông hiểu văn bản chỉ đặt ra ở mức độ thấp.
- Hình thành và phát triển năng lực hoạt động ngôn ngữ: Nghe, nói , đọc , viết thông qua việc tổ chức cho HS khám phá cơ chế vận hành ngữ âmT Việt- HS đọc trơn cả bài, phát âm đúng những tiếng có âm, vần, các vùng phương ngữ dễ phát âm sai, tốc độ đọc 25- 30 tiếng từ 1 - 2 phút.
- Thông qua bài TĐ, HS ôn các vần đã học bằng hình thức tìm tiếng có vần đã học (trong bài , ngoài bài).
- HS hiểu được các từ ngữ và nội dung bài đọc
- Biết nói tự nhiên, hồn nhiênvề chủ đề đang học.
- Học thuộc lòng các bài thơ.
III. Cách thức tổ chức dạy phân môn TĐ ở lớp 1:
-Qui trình dạy TĐ lớp 1 vừa vận dụng cả phương pháp dạy Học vần và Tập đọc.
A/ Tiết 1: (30’) Trọng tâm là luyện đọc trơn tiếng, từ, câu, đoạn, cả bài kết hợp ôn luyện các vần đã học ở học vần và học thêm các vần khó chưa học.
* Cách tổ chức dạy phần bài mới ở tiết một:
1. Giới thiệu bài: Giáo viên có thể giới thiệu bài theo nhiều cách:
+ Sử dụng tranh minh họa rồi dẫn vào bài.
+ Giới thiệu nội dung chính của bài đọc - vào bài.
- Liên hệ bài cũ để dẫn bài mới.
Ví dụ: Bài Lũy tre: giáo viên dùng tranh minh họa để giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
a. Giáo viên đọc mẫu: Lời đọc đúng, hay của giáo viên có tác dụng định hướng cách đọc cho học sinh, giúp học sinh nhận thức đúng hơn nội dung bài. Với bài đọc là một văn bản nghệ thuật, lời đọc của giáo viên còn có ý nghĩa khơi gợi hứng thú và trí tưởng tượng của học sinh.
Ở bài minh họa: Lũy tre giáo viên nhấn giọng ở một số từ ngữ như: sớm mai, rì rào, cong, kéo, trưa, nắng, nằm nhai, bần thần, đầy.
Đọc xong giáo viên hướng dẩn học sinh quan sát tranh minh họa ( tre, mặt trời, trâu) được vẽ rất đẹp, sinh động để giúp học sinh hiểu phần nào nội dung bài thơ.
b.Hướng dẫn luyện đọc: Khác với lớp 2, 3, ở lớp 1 giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng tiếng, từ trước ( từ khó, từ dể phát âm lẩn lộn đến giải nghĩa từ) giáo viên tìm những tiếng học sinh dể phát âm sai cho học sinh luyện phát âm đúng như bài lũy tre, hướng dẫn luyện đọc các từ: Lũy tre, rì rào, gọng vó, bóng râm.
- Luyện đọc nối tiếp từng câu ( từng dòng thơ), giáo viên theo dõi sữa sai kịp thời.
- Luyện đọc từng đoạn (từng khổ thơ), học sinh đọc nối tiếp hai khổ thơ bằng nhiều hình thức: cá nhân, tổ (có thể đọc từ các vị trí khác nhau trong bàn dể tránh học sinh đọc vẹt).
- Luyện đọc cả bài: cá nhân (2 – 3 em)
- Luyện đọc theo nhóm
- Cả lớp đồng thanh một lần.
c. Hướng dẫn ôn các vần đã học hoặc học thêm vần khó chưa học
- Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn các cặp vần mà học sinh nói, viết dể lẩn bằng các hình thức tổ chức dạy học cần vui, khẩn trương để trong thời gian có hạn mọi học sinh đều tìm được tiếng, từ và nói được câu, ghép được âm – vần hay thuyết minh được nội dung một tranh chứa tiếng có vần cần ôn bằng trò chơi như sử dụng thẻ từ, bảng nam châm, ghép trên bộ chữ học vần…
- Trong bài dạy lũy tre: giáo viên yêu cầu học sinh nêu một yêu cầu ( tìm tiếng trong, ngoài bài có vần iêng), học sinh đọc thầm bài thơ, tìm, viết vào bảng con, giáo viên kiểm tra rồi nhận xét.
* Trường hợp bài có yêu cầu tìm một vần, ôn một vần mới khó chưa học ( oong, ooc…) thì giáo viên cho học sinh nhận xét sự khác nhau giữa hai vần đó.
B. Tiết 2: Trọng tâm là luyện đọc hiểu và luyện nói
a. Đọc và trả lời câu hỏi về bài đọc.
Ở phần tìm hiểu bài, giáo viên hướng dẫn đọc ( đọc thành tiếng, đọc thầm) và tìm hiểu bài. Tổ chức để mọi học sinh cũng được tham gia trao đổi về nội dung bài dựa theo các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa
( các câu hỏi, bài tập này đơn giản có thể giúp học sinh tái hiện, nhớ bài, hiểu được nội dung chính của bài).
Ví dụ: Trong bài lũy tre, giáo viên yêu cầu vài học sinh đọc câu hỏi một
( những câu thơ nào tả lũy tre buổi sớm?). Muốn trả lời được cần cho học sinh đọc khổ thơ một ( đọc thành tiếng hoặc đọc thầm) từ đó học sinh sẽ thông hiểu và trả lời đúng (lũy tre xanh rì rào, ngọn tre cong gọng vó).
Tương tự cho học sinh đọc câu hỏi hai, đọc khổ thơ hai rồi trả lời.
- Sau khi học sinh đã hiểu bài, giáo viên cho học sinh đọc lại cả bài với yêu cầu cao hơn ( đọc đúng, đọc hay) bằng hình thức thi đọc cá nhân hoặc đọc theo nhóm ( vai) yêu cầu chính ở phần này là cho học sinh luyện đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chổ, đúng mức, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc hay, đọc tự nhiên một câu của một đoạn trong bài.
Ví dụ: Khi luyện đọc một khổ thơ trong bài lũy tre, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng ở các từ tả lũy tre vào buổi sớm hoặc buổi trưa.
Như vậy, khâu luyện đọc luôn được thực hiện trước khâu tìm hiểu bài. Học sinh được luyện đọc một cách kỹ lưỡng trước khi tìm hiểu bài. Nhớ đọc kỹ bài, các em sẽ hiểu bài tốt hơn. Sau khi dã hiểu bài học sinh luyện đọc lại để hoàn chỉnh kỹ năng đọc toàn bài nâng cao hơn chất lượng đọc.
b. Luyện nói theo bài đọc ( kí hiệu: N)
Đây là một điểm mới trong sách giáo khoa có mục đích giúp phát triển ngôn ngữ của trẻ, nên cho học sinh kỹ năng nói mạnh dạng, tự tin.
Giáo viên cần biết cách khơi gợi, kích thích học sinh nói năng, bộc lộ cảm súc ý nghĩ của mình bằng các cách:
Nói các từ ngữ hoặc mệnh đề thể hiện sự hiểu biểt nội dung.
Trả lời câu hỏi theo tranh
Nói tiếp câu dỡ dang (nói về hoa sen)
Nói về câu kể (Nói về ngôi nhà em mơ ước)
Tập nói lời chào hay hát một bài hát (bài chú công)
Nói về những con vật em thích (bài mời vào)
Hỏi và trả lời câu hỏi (bài lũy tre - hỏi đáp về các loài cây).
Hình thức luyện nói có thể là hai học sinh làm mẫu, từng cặp hỏi đáp…
3. Củng cố - dặn dò.
Hướng dẫn học sinh hiểu – nêu được nội dung bài đọc.
*Giáo dục môi trường: Tùy theo từng nội dung bài mà giáo viên liên hệ, giáo dục cho học sinh.
Bài Lũy tre: GD hs yêu quý tre và bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên.
File đính kèm:
- Chuyen de tap doc LOP1 08-09 phung.doc