Chương trình Toán XMC

I. MỤC TIÊU

Học xong môn Toán, học viên cần đạt được:

1. Kiến thức

 Có được những kiến thức cơ bản ban đầu về: Số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản.

2. Kĩ năng

 Bước đầu có được một số kĩ năng cần thiết như: Các kĩ năng thực hành tính, đo lường; giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống lao động, sản xuất.

3.Thái độ

 Bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng (nói và viết) ý nghĩ của mình, khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống. Có trí tưởng tượng, hứng thú học tập toán, có ý thức vận dụng toán vào cuộc sống hàng ngày. Bước đầu biết cách tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.

II. NỘI DUNG

 

doc77 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chương trình Toán XMC, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môn Toán I. Mục tiêu Học xong môn Toán, học viên cần đạt được: 1. Kiến thức Có được những kiến thức cơ bản ban đầu về: Số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. 2. Kĩ năng Bước đầu có được một số kĩ năng cần thiết như: Các kĩ năng thực hành tính, đo lường; giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống lao động, sản xuất. 3.Thái độ Bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng (nói và viết) ý nghĩ của mình, khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống. Có trí tưởng tượng, hứng thú học tập toán, có ý thức vận dụng toán vào cuộc sống hàng ngày. Bước đầu biết cách tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo. II. Nội dung 1. Kế hoạch dạy học TT Nội dung Thời lượng ( số tiết cho từng lớp) Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Cộng 1 Số 45 55 52 53 45 250 2 Yếu tố thống kê 0 0 3 3 3 9 2 Đại lượng và đo lường 6 12 12 8 10 48 3 Yếu tố hình học 5 9 9 6 10 39 5 Giải bài toán có lời văn 4 9 9 10 12 44 Cộng TS 60 85 85 80 80 390 2. Nội dung dạy học từng lớp Lớp 1 (60 tiết; trong đó có 5 tiết ôn tập và 4 tiết kiểm tra) 1. Số học - Các số đến 10. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10. - Các số đến 100. Phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 100 2. Đại lượng và đo đại lượng - Đơn vị đo độ dài: Xăngtimét. Đọc, viết, thực hiện phép tính với các số đo theo đơn vị đo xăngtimét. - Đơn vị đo thời gian: tuần lễ, ngày trong tuần. Đọc lịch (loại lịch hàng ngày), đọc giờ đúng trên đồng hồ. 3. Yếu tố hình học - Nhận dạng bước đầu về hình vuông, hình tam giác, hình tròn. - Điểm. Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình. Đoạn thẳng. Thực hành vẽ đoạn thẳng. 4. Giải bài toán - Giới thiệu bài toán có lời văn. - Giải các bài toán bằng một phép cộng hoặc một phép trừ (có bài toán thêm, bớt một số đơn vị). Lớp 2 (85 tiết; trong đó có 12 tiết ôn tập, 4 tiết kiểm tra) 1. Số học - Phép cộng và phép trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Các số đến 1000. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 1000. - Phép nhân và phép chia. 2. Đại lượng và đo đại lượng - Đơn vị đo độ dài: đềximét, mét và kilômét, milimét. Đọc, viết các số đo độ dài theo đơn vị đo mới học. Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài. Tập đo và ước lượng độ dài. - Đơn vị đo dung tích: lít. Đọc, viết, làm tính với các số đo theo đơn vị lít. Tập đong, đo, ước lượng theo lít. - Đơn vị đo khối lượng: kilôgam. Đọc, viết làm tính với các số đo theo đơn vị kilôgam. Tập cân, ước lượng theo kilôgam. - Đơn vị đo thời gian: giờ, tháng. Đọc lịch (lịch hàng ngày), đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 12 (giờ đúng) và đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3, 6. Thực hiện phép tính với các số đo theo đơn vị giờ, tháng. - Giới thiệu tiền Việt Nam. 3. Yếu tố hình học - Đường thẳng, ba điểm thẳng hàng. - Đường gấp khúc. Tính độ dài đường gấp khúc. - Hình tứ giác, hình chữ nhật. - Chu vi của một hình đơn giản. Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. 4. Giải bài toán Giải các bài toán đơn giản về phép cộng và phép trừ (có bài toán về nhiều hơn hoặc ít hơn một số đơn vị), về phép nhân và phép chia. Lớp 3 (85 tiết; trong đó có 12 tiết ôn tập, 4 tiết kiểm tra) 1. Số học - Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000 (tiếp). - Giới thiệu các số trong phạm vi 100 000. Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. Phép cộng và phép trừ các số có đến 5 chữ số, có nhớ không quá hai lượt và không liên tiếp; phép nhân các số có đến 5 chữ số với số có 1 chữ số có nhớ không quá hai lượt và không liên tiếp. Phép chia các số có đến 5 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết hoặc chia có dư). Tính giá trị biểu thức có đến 3 dấu phép tính, có hoặc không có dấu ngoặc. Giới thiệu phần bằng nhau của đơn vị dạng , với n là số tự nhiên từ 2 đến 10 và n = 100, n = 1000. Giới thiệu chữ số La mã. 2. Yếu tố thống kê - Bảng số liệu đơn giản. - Tập sắp xếp lại số liệu của bảng theo mục đích, yêu cầu cho trước. 3. Đại lượng và đo đại lượng - Đơn vị đo độ dài: bảng các đơn vị đo độ dài từ milimét đến kilômét. Quan hệ giữa hai đơn vị liên tiếp nhau, giữa mét và kilômét, xăngtimét, milimét. - Đơn vị đo diện tích: xăngtimét vuông. - Đơn vị đo khối lượng: gam. Đọc, viết, làm tính với các số đo theo đơn vị gam. Quan hệ giữa gam và kilôgam. - Đơn vị đo thời gian: phút, giờ, ngày, tháng, năm. Thực hành xem đồng hồ chính xác đến phút. Thực hành xem lịch. - Tiền Việt Nam. 4. Yếu tố hình học - Góc vuông và góc không vuông, vẽ góc bằng thước thẳng và êke. - Giới thiệu đỉnh, góc, cạnh của hình đã học. - Tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông. Giới thiệu diện tích một hình. Tổng diện tích hình chữ nhật, hình vuông. - Tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. Vẽ đường tròn bằng compa. 5. Giải bài toán - Giải các bài toán có đến 2 bước tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản. - Giải bài toán quy về đơn vị và các bài toán có nội dung hình học. Lớp 4 (80 tiết; trong đó có 12 tiết ôn tập 4 tiết kiểm tra) 1. Số học 1.1. Số tự nhiên. Các phép tính về số tự nhiên. - Đọc, viết, so sánh các số đến lớp triệu. Dãy số tự nhiên và hệ thập phân. - Phép cộng và phép trừ các số có đến sáu chữ số, có nhớ không quá ba lượt. Phép nhân các số có nhiều chữ số với số có không quá ba chữ số (tích có không quá sáu chữ số). Phép chia các số có nhiều chữ số cho số có không quá ba chữ số (thương có không quá ba chữ số). - Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. - Tính giá trị của các biểu thức số có đến ba dấu phép tính. Tính giá trị của biểu thức chứa một, hai hoặc ba chữ (trường hợp đơn giản). 1..2. Phân số. Các phép tính về phân số - Khái niệm ban đầu về phân số. Đọc, viết, so sánh các phân số; phân số bằng nhau; rút gọn phân số; quy đồng mẫu số hai phân số; so sánh hai phân số. - Phép cộng, phép trừ hai phân số có cùng hoặc không cùng mẫu số (trường hợp đơn giản). Phép nhân phân số với phân số, nhân phân số với số tự nhiên. Phép chia phân số cho phân số, chia phân số cho số tự nhiên khác 0. - Tính giá trị của các biểu thức về phân số (có không quá ba dấu phép tính với các phân số đơn giản). 1.3. Tỉ số - Khái niệm ban đầu về tỉ số. - Giới thiệu về tỉ lệ bản đồ và một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ. 2. Yếu tố thống kê - Giới thiệu số trung bình cộng. - Lập bảng số liệu và nhận xét bảng số liệu. - Giới thiệu biểu đồ; biểu đồ cột. 3. Đại lượng và đo đại lượng - Đơn vị đo khối lượng: tạ, tấn, đề-ca-gam (dag), héc-tô-gam (hg). Bảng đơn vị đo khối lượng. - Đơn vị đo diện tích: dm2; m2 ; km2 . Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đã học. - Đơn vị đo thời gian: giây; thế kỉ. Hệ thống hoá các đơn vị đo thời gian. 4. Yếu tố hình học - Góc nhọn, góc tù, góc bẹt. Hai đường thẳng cắt nhau, vuông góc với nhau, song song với nhau. Giới thiệu về hình bình hành và hình thoi. - Diện tích hình bình hành, hình thoi. - Thực hành vẽ hình bằng thước thẳng và ê ke. 5. Giải bài toán có lời văn - Giải các bài toán có đến hai hoặc ba bước tính, có sử dụng phân số. - Giải các bài toán liên quan đến: Tìm hai số biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của chúng; tìm hai số biết tổng và hiệu của chúng; tìm số trung bình cộng; tìm phân số của một số; các nội dung hình học đã học. Lớp 5 (80 tiết; trong đó có 15 tiết ôn tập 4 tiết kiểm tra) 1. Số học 1.1. Phân số thập phân. Hỗn số. Một số dạng bài toán về “quan hệ tỉ lệ”. 1.2. Số thập phân. Các phép tính về số thập phân. - Khái niệm ban đầu về số thập phân. Đọc, viết, so sánh các số thập phân. Viết và chuyển đổi các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. - Phép cộng và phép trừ các số thập phân có đến ba chữ số ở phần thập phân, có nhớ không quá ba lần. Phép nhân các số thập phân có tới ba tích riêng và phần thập phân của tích có không quá ba chữ số. Phép chia các số thập phân, trong đó số chia có không quá ba chữ số (cả phần nguyên và phần thập phân), thương có không quá bốn chữ số, với phần thập phân của thương có không quá ba chữ số. Thực hành tính nhẩm trong một số trường hợp đơn giản. Tính giá trị biểu thức số thập phân có không quá ba dấu phép tính. - Giới thiệu về cách sử dụng máy tính bỏ túi. 1.3. Tỉ số phần trăm - Khái niệm ban đầu về tỉ số phần trăm. Đọc, viết tỉ số phần trăm. - Cộng, trừ các tỉ số phần trăm; nhân, chia tỉ số phần trăm với một số tự nhiên khác 0. - Mối quan hệ giữa tỉ số phần trăm với phân số thập phân, số thập phân và phân số. 2. Yếu tố thống kê - Giới thiệu biểu đồ hình quạt. - Thực hành lập bảng số liệu và vẽ biểu đồ đơn giản. 3. Đại lượng và đo đại lượng - Cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian. - Vận tốc. Quan hệ giữa vận tốc, thời gian chuyển động và quãng đường đi được. - Đơn vị đo diện tích: đề-ca-mét vuông (dam2), héc-tô-mét vuông (hm2), mi-li-mét vuông (mm2); bảng đơn vị đo diện tích ha. Quan hệ giữa m2 và ha. - Đơn vị đo thể tích: xăng-ti-mét khối (cm3), đề-xi-mét khối (dm3), mét khối (m3). 4. Yếu tố hình học - Giới thiệu hình hộp chữ nhật; hình lập phương; hình trụ; hình cầu. - Tính diện tích hình tam giác và hình thang. Tính chu vi và diện tích hình tròn. Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. 5. Giải bài toán Giải các bài toán có đến bốn bước tính, trong đó có các bài toán đơn giản về: quan hệ tỉ lệ; tỉ số phần trăm; chuyển động đều; các bài toán ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề của đời sống; các bài toán có nội dung hình học. III. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Lớp 1 Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú I. Số học Các số đến 100 1) Biết đếm, đọc, viết các số đến 100. a) Biết đếm thành thạo trong phạm vi 100. b) Biết đọc, viết các số đến 10. c) Biết đọc, viết các số đến 100. 2) Biết viết các số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị. 1) Ví dụ a) • Đếm từ 1 đến 100. • Đếm cách 2 các số từ 2 đến 100. • Đếm cách 2 các số từ 1 đến 99. b) Viết các số bất kì trong phạm vi 10 và ghi cách đọc các số đó. c) Viết các số có hai chữ số và ghi lại cách đọc các số đó, chẳng hạn: Ba mươi tám: 38; 83: tám mươi ba. Bảy mươi lăm: .....; 54:...................... 2) Ví dụ a) Viết vào chỗ chấm theo mẫu. • Số 45 gồm 4 chục và 5 đơn vị. Ta viết 45 = 40 + 5. • Số 98 gồm ..... chục và .... đơn vị. Ta viết 98 = ..... + ..... . • Số 70 gồm .....chục và 0 đơn vị. Ta viết 70 = ..... . b) Tính nhẩm: 50 + 7 = 57; 30 + 9 = .....; 60 + 3 = .....; 70 + 4 = .....; 80 + 6 = .....; 40 + 2 = ..... . Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú 3) Nhận biết số lượng của một nhóm đối tượng. a) Nhận biết số lượng của một nhóm đối tượng trong phạm vi 10. b) Nhận biết số lượng của một nhóm đối tượng trong phạm vi 100. 4) Biết so sánh các số trong phạm vi 100. 3) Ví dụ Viết số thích hợp vào ô trống. Hình 1. Hình 2. 4) Ví dụ a) Biết sử dụng các dấu >; < và = thay thế cho các từ “lớn hơn”, “bé hơn”, “bằng nhau” khi so sánh hai số. Cho các số 54; 83; 29. Sắp xếp các số trên theo thứ tự từ: lớn đến bé. bé đến lớn. Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú 5) Bước đầu nhận biết được thứ tự các số trên tia số. Khoanh tròn vào số lớn nhất trong các số: 57; 98; 42; 62. Khoanh tròn vào số bé nhất trong các số: 19; 91; 13; 37. 5) Ví dụ. Điền số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số rồi đọc các số đó. 1 9 2. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10 1) Biết cộng trong phạm vi 10. a) Nhận biết ý nghĩa của phép cộng qua vật thể trong gia đình và xung quanh. b) Thuộc bảng cộng và biết cộng nhẩm trong phạm vi 10. c) Nhận biết vai trò của số 0 trong phép cộng. 1) Ví dụ a) Viết phép tính thích hợp Hình 3. b) Ví dụ a) Tính nhẩm: 5 + 2 = .....; 3 + 5 = ..... . b) Tính: 6 5 4 + + + 3 2 5 ____ ____ ____ ..... ..... ..... c) Ví dụ Điền số thích hợp vào chỗ (...): 7 + 0 = ..... . 0 + 7 = ..... . Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú d) Biết dựa vào bảng cộng để tìm một thành phần chưa biết của phép cộng trong phạm vi 10. 2) Biết trừ trong phạm vi 10. a) Nhận biết ý nghĩa của phép trừ qua vật thể trong gia đình và xung quanh. b) Thuộc bảng trừ và biết trừ nhẩm trong phạm vi 10. c) Nhận biết vai trò của số 0 trong phép trừ. d) Biết dựa vào bảng trừ để tìm một thành phần chưa biết của phép trừ trong phạm vi 10. 3) Biết tính giá trị các biểu thức số có đến hai phép tính cộng, trừ. (tính theo thứ tự từ trái sang phải). d) Ví dụ. Điền số thích hợp vào ô vuông: + 2 = 7; 4 + = 8. 2) Ví dụ a) Dựa vào hình vẽ 3, viết phép tính thích hợp. b) • Tính nhẩm: 5 - 2 = .....; 7 - 3 = ..... . • Đặt phép tính theo cột dọc, rồi tính: 6 8 9 - - - 3 4 5 ____ ____ ____ ..... ..... ..... c) Điền số thích hợp vào chỗ (...): 5 - 0 =....; 7 - 0 = ..... . d) Điền số thích hợp vào (...) hoặc ô vuông: 7 - 5 = .....; 7 - = 2; - 5 = 2. 3) Ví dụ. Tính: 4+1+3 = .... ; 9 - 2 - 4 =.... ; 8 - 3 +4 = ...... Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú 3. Phép cộng và trừ trong phạm vi 100 1) Biết đặt tính (theo cột dọc) và thực hiện phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100. 2) Biết cộng, trừ nhẩm (không nhớ) trong phạm vi 100. a) Hai số tròn chục. b) Số có hai chữ số với số có một chữ số. 1) Ví dụ a) Tính: 57 81 75 98 + + - - 12 4 43 7 ____ ____ ____ ____ ..... ..... ..... ..... b) Đặt tính theo cột dọc, rồi tính: 45 + 34; 97 - 26. 2) Ví dụ Tính nhẩm: a) 50 + 30 = .....; 80 - 20 =..... . b) 45 + 2 =....; 57 - 4 = .....; 60 + 8 = .....; 75 - 5 = ..... . II. Đại lượng 1. Độ dài 1) Biết xăng-ti-mét (cm) và mét (m) là đơn vị đo dộ dài; biết đọc, viết các số đo độ dài trong phạm vi 100 (cm hoặc m); biết 1m có 100cm. 1) Ví dụ. a) Nhận biết độ dài: • 1cm trong thước học sinh có vạch. • 1m trong thước thẳng hoặc thước dây. b) Viết và đọc các số đo: • 27cm: Hai mươi bảy xăng-ti-mét. Mười lăm mét: 15m. • 9m: ................................. Mười bảy xăng-ti-mét:.... . Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú 2) Biết dùng thước để đo độ dài các đoạn thẳng hoặc vật thể a) Dùng thước thẳng học sinh để đo độ dài các đoạn thẳng không quá 30cm. b) Dùng thước dây đo độ dài của vật thể dài không quá 10 m. 3) Biết thực hiện phép tính cộng và trừ với các số đo theo đơn vị xăng-ti-mét hoặc mét. 2) Ví dụ Đo dộ dài mỗi đoạn thẳng dưới đây, rồi viết các số đo đó vào ô trống: B A M N b) Đo chiều dài các mép của cái bảng trong lớp học hoặc chiều dài và chiều rộng của phòng ở. 3) Ví dụ. Điền số thích hợp vào chỗ ... dưới đây: 3cm + 2cm = ...; 8cm - 4 cm =...; 4m + 2m = .... . 2. Thời gian 1) Nhớ được một tuần lễ có 7 ngày và tên gọi thứ tự các ngày trong tuần lễ. 2) Biết xem lịch treo tường (loại lịch tờ hàng ngày). 3) Biết đọc giờ trên đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12. 1) Hãy viết tiếp tên các ngày trong tuần lễ (theo thứ tự ) vào chỗ .... dưới đây: Chủ nhật, thứ hai, ..... 2) Ví dụ. Nhìn vào tờ lịch treo tường biết hôm nay là thứ mấy, ngày mấy, tháng mấy. 3) Ví dụ. Biết đồng hồ chỉ mấy giờ trong các trường hợp sau và ghi số giờ vào chỗ (...) tương ứng. ................. .................. ............... Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú III. yếu tố Hình học 1) Nhận biết các hình: • Hình tam giác. • Hình vuông. • Hình tròn. 2) Nhận ra mặt các vật thể xung quanh có dạng hình tam giác, hình vuông, hình tròn. 3) Nhận biết về điểm, đoạn thẳng qua hình vẽ và vật thể. 1) Ví dụ Viết vào chỗ ... tên hình tương ứng: ......................... ......................... ........................ - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 2) Ví dụ a) Mặt trống có dạng hình ... . b) Cờ nheo trải phẳng có dạng hình ... . c) Mặt gạch men 40 x 40; gạch Giếng đáy 30 x30 có dạng hình ... 3) Ví dụ A Gọi tên và chỉ ra được đâu là điểm A, đâu là đoạn thẳng MN. • Điểm A. M • • N Đoạn thẳng MN Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú 4) Biết tạo ra một đoạn thẳng a) Từ hai điểm cho trước. b) Có độ dài cho trước không quá 10cm. 5) Bước đầu biết tạo ra các hình tam giác, hình vuông từ các điểm cho trước hoặc trên giấy kẻ ô vuông. 6) Bước đầu nhận biết được điểm ở trong và ở ngoài một hình 4) Ví dụ a) Dùng thước nối điểm A với điểm B để được đoạn thẳng AB. A • • B b) Dùng thước vẽ đoạn thẳmg MN dài 7cm. 5) Ví dụ Nối các điểm dưới đây để có một hình vuông và hai hình tam giác. A B D C • • • • 6) Ví dụ a) Ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô vuông trống tương ứng. A. C. .. E . B . Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú • Điểm A ở ngoài hình tam giác • Điểm B ở trong hình tam giác • Điểm C ở ngoài hình tam giác • Điểm D ở trong hình tam giác • Điểm E ở trong hình tam giác b) Vẽ hai điểm ở trong hình tròn, một điểm ở ngoài hình tròn. IV. Giải bài toán có lời văn Biết giải một bài toán về thêm, bớt (giải bằng một phép tính cộng hoặc trừ) và biết trình bày bài giải gồm: lời giải, phép tính, có đáp số. Ví dụ. a) Tổ của bạn có 4 nam và 5 nữ. Hỏi tổ bạn có tất cả mấy người? Bài giải Tổ tôi có tất cả là: 4 + 5 = 9 (người). Đáp số: 9 người. Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú b) Con lợn nái nhà chị Bích đẻ được 7 con. Chị Bích đem bán 5 con. Số lợn con còn lại để nuôi. Hỏi chị Bích để nuôi mấy lợn con? Bài giải Số lợn con chị Bích để nuôi là: 7 - 5 = 2 (con). Đáp số: 2 con. Lớp 2 Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú I. Số học 1. Các số trong phạm vi 1000 1) Biết đếm thành thạo từ 1 đến 1000. 2) Biết đọc, viết các số trong phạm vi 1000. Biết số tròn trăm. 3) Biết xác định số liền trước, số liền sau của một số cho trước. 1) Ví dụ. a) Điền số thích hợp vào chỗ vạch trên tia số. 321 330 b) Viết số thích hợp vào chỗ .... dưới đây: • 105; 106; 107; ...; ...; ... . • 510; 520; 530; ...; ...; ... . 2) Ví dụ. Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ ...... dưới đây: Đọc số Viết số Chín trăm ba mươi tám ........................................ Bảy trăm ba mươi Ba trăm ....... 285 ....... ....... 3) Ví dụ. Viết số thích hợp vào ..... dưới đây: Số liền trước Số đã cho Số liền sau ................... ................... ................... ................... 418 599 910 700 ..................... ..................... ..................... ...................... Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú 4) Biết viết số có ba chữ số thành tổng của số tròn trăm, số tròn chục và số đơn vị. Nhận biết được giá trị của các chữ số theo vị trí của chúng trong một số. 5) Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị của các chữ số theo vị trí của chúng trong một số để so sánh các số trong phạm vi 1000. 6) Biết xác định số bé nhất (số lớn nhất) trong một nhóm các số cho trước. 7) Biết sắp xếp các số có ba chữ số từ bé đến lớn hoặc ngược lại. 4) Ví dụ Điền các số thích hợp vào chỗ .... theo mẫu: a) 697 = 600 + 90 + 7; 529 = ........+.........+........ b) 500 + 30 + 9 = 539 ; 300 + 50 +7 = ........ c) Trong số 936 có số 6 thuộc hàng đơn vị, số 3 thuộc hàng chục, số 9 thuộc hàng trăm. Trong số 507 có........... hàng trăm, ..........hàng chục,.............hàng đơn vị. 5) Ví dụ Điền dấu thích hợp ( > hoặc <) vào chỗ ..... theo mẫu: a) 938 > 873 vì ở số trăm 9 > 8; 355 > 295 vì ở số trăm 3..... 2 b) 812 < 853 vì số trăm cùng là 8, ở số chục 1 < 5. 324 < 351 vì số trăm cùng là 3, ở số chục 2......5. c) 365 > 362 vì số trăm cùng là 3, số chục cùng là 6, ở số đơn vị 5 > 2; 478 > 473 vì số trăm cùng là 4, số chục cùng là 7, ở số đơn vị 8.....3. 6) Ví dụ a) Khoanh tròn vào số bé nhất: 285; 784; 219; 276; 737. b) Khoanh tròn vào số lớn nhất: 524; 136; 349; 532; 518. 7) Ví dụ Viết các số 297; 256; 265; 319; 307 theo thứ tự: a) Từ bé đến lớn. b) Từ lớn đến bé. Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú 2. Phép cộng và phép trừ các số có đến ba chữ số 1) Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20. 2) Biết cộng, trừ nhẩm số có ba chữ số với; - Số có một chữ số, hoặc - Số tròn chục (không nhớ), hoặc - Số tròn trăm (không nhớ). 3) Biết đặt tính (theo cột dọc) và thực hiện phép cộng, phép trừ trong các trường hợp sau: a) Các số có hai chữ số trong phạm vi 100 (có nhớ). b) Các số có đến ba chữ số (không nhớ) 4) Biết tính giá trị của biểu thức số có không quá hai dấu phép cộng, trừ đơn giản (không nhớ). 5) Biết sử dụng bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 hoặc mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính cộng, trừ để tìm x trong các bài tập dạng: x + a = b; a + x = b. b) x - a = b a - x = b 1) Ví dụ Tính nhẩm: 7 + 7 = ...; 8 + 5 = ...; 15 - 6 = ....; 14 - 9 = ... . 2) Ví dụ a) 572 + 6 =...; 427 - 4 = ... . b) 500 + 20 = ...; 700 – 50 = ...; 725 + 30 = ...; 376 - 50 = ... . c) 562 + 200 = ...; 754 - 300 = ... . 300 + 600 = ...; 500 - 300 = ... . 3) Ví dụ a) Đặt tính, rồi thực hiện phép tính: 58 + 17; 61 - 25; 26 + 36; 75 - 29. b) Đặt phép tính, rồi thực hiện phép tính: 537 + 142; 746 - 214. 4) Ví dụ Tính: a) 47 + 20 - 5 = ..... . b) 63 - 12 + 24 = ...... . c) 79 - 14 - 5 = ........ . 5) Ví dụ. Tìm x trong các trường hợp dưới đây: a) x + 6 = 16; 7 + x = 12. b) x - 5 = 7; 18 - x = 15. Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú 3. Phép nhân và phép chia các số 1) Thuộc bảng nhân và bảng chia 2; 3; 4; 5. 2) Biết nhân, chia (hết) nhẩm trong các trường hợp sau: a) Các phép nhân, chia trong phạm vi các bảng nhân, chia đã học. b) Nhân, chia (hết) số tròn chục, tròn trăm với (cho) số có một chữ số. 3) Biết tính giá trị của biểu thức số có không quá hai dấu phép tính, trong đó có một dấu nhân hoặc chia (nhân, chia trong phạm vi các bảng tính đã học) 4) Biết sử dụng bảng nhân, chia đã học để tìm x trong các bài tập có dạng: x . a = b; a . x = b; x : a = b; a : x = b. 1) Ví dụ Nêu đúng kết quả phép nhân, phép chia (hết) của hai số bất kì trong bảng chia. 2) Ví dụ a) 4 x 8 = .....; 6 x 5 = .....; 7 x 6 = .....; 9 x 7 = .....; 18 : 2 = .....; 27 : 3 = .....; 36 : 4 = .....; 45 : 5 = ..... . b) 80 x 2 = .....; 300 x 3 = .....; 60 : 2 = .....; 600 : 3 = ..... . 3) Ví dụ Tính: 5 x 6 + 7 = .....; 21 : 3 + 8 = .....; 4 x 4 - 9 = .....; 40 : 5 - 3 = ..... . 4) Ví dụ Tìm x: a) x . 4 = 20. b) 3 . x = 21. c) x : 4 = 3. d) 45: x = 5. 4. Giới thiệu các phần bằng nhau của đơn vị. 1) Nhận biết bằng hình ảnh trực quan, đọc và viết: . 1) Ví dụ a) Đọc: Một phần tư (bốn). Viết: . Đọc: = Viết: Một phần năm = . Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú 2) Biết chia một vật hoặc một nhóm đồ vật thành 2; 3; 4; 5 phần bằng nhau. 2) Ví dụ a) Chia chiếc bánh chưng “hình vuông” thành 4 phần “bằng nhau" b) Gạch chéo vào số ô vuông trong các hình sau: II. Đại lượng và đo đại lượng 1. Độ dài 1) •Biết đề-xi- mét (dm ), mi-li-mét (mm) , ki-lô-mét (km) là các đơn vị đo độ dài ( xăng-ti-mét và mét đã học ở lớp 1). • Nhớ được 1m =10dm; 1dm = 10cm; 1cm = 10 mm và 1m = 100cm = 1000 mm. 1km = 1000 m 1) Ví dụ. Điền số hoặc dấu (>; <; =) thích hợp vào chỗ .....: 2m = .....dm; 8dm .....1m; 5dm = .....cm; 1m ..... 80cm; 3 m = .....cm; 100 cm ..... 1m. Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú 2) Biết sử dụng thước học sinh (thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét) để đo độ dài. 3) Biết ước lượng độ dài một số đồ vật trong trường hợp đơn giản. B 2) Ví dụ Đo độ dài các đoạn thẳng, rồi điền số thích hợp vào ô trống. cm cm cm C A 3) Ví dụ Chiếc bút bi dài khoảng 15cm. Chiếc bút chì dài khoảng:..... Mép dưới cái bảng đen ở lớp dài khoảng: ...... Cột nhà cao khoảng:..... e) Gáy vở dài khoảng:..... 2. Khối lượng 1) Biết ki-lô=gam (kg) là đơn vị đo khối lượng. 2) Biết sử dụng một số loại cân thông thường (cân đĩa, cân cầm tay, cân đồng hồ để bàn) để thực hành đo khối lượng. 1) Ví dụ. Điền số thích hợp vào chỗ ......: a) Một người đã trưởng thành cao khoảng 1m65cm thì nặng khoảng ..... kg là vừa. b) Một gói đường bán ở cửa hàng thường có khối lượng khoảng ....kg. 2) Ví dụ. Biết thực hành cân gạo, cân cam hoặc các loại hoa quả khác (chỉ làm trong trường hợp cân với số chẵn ki-lô-gam). Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú 3. Dung tích 1) Biết lít (l) là đơn vị đo dung tích. 2) Biết sử dụng chai (hoặc ca) một lít để thực hành đo dung tích một số chất lỏng. 1) Ví dụ. Điền số thích hợp vào chỗ .....: a) Mua dầu hoả hoặc xăng thường mua theo…… b) Dầu ăn thực vật thường đóng vào chai (hoặc can nhựa) ... lít; ... lít? 2) Dùng ca 1lit để đong nước pha thuốc trừ sâu:

File đính kèm:

  • docChuong trinh Toan XMC.doc
Giáo án liên quan