Chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ học viên cần đạt sau khi học hết chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ

I. TIẾNG VIỆT

1. Kiến thức

 a) Âm và chữ viết

- Có kiến thức về chữ, âm, vần, thanh điệu.

- Hiểu biết về cách viết chữ thường, chữ hoa, dấu câu (dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, phẩy, hai chấm), về cách viết câu không quá phức tạp, viết đoạn văn, văn bản ngắn.

b) Từ vựng

- Có thêm một số từ ngữ thường gặp trong đời sống và từ ngữ về hành chính, phổ biến khoa học, báo chí.

- Có thêm được vốn từ ngữ thông qua việc học thành ngữ, tục ngữ, ca dao.

- Bước đầu làm quen với từ ngữ có hình ảnh trong văn chương qua các đoạn, bài văn ngắn.

- Bước đầu hiểu về nghĩa của từ ngữ.

c) Ngữ pháp

- Hiểu biết về từ chỉ vật, chỉ hoạt động, chỉ tính chất.

- Hiểu biết về cấu tạo cơ bản của câu: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ (mô hình phổ biến của câu tường thuật).

d) Phong cách ngôn ngữ và tu từ

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ học viên cần đạt sau khi học hết chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ ba Chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ học viên cần đạt sau khi học hết chương trình Xóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ Giai đoạn I - Xoá mù chữ I. Tiếng Việt 1. Kiến thức a) Âm và chữ viết - Có kiến thức về chữ, âm, vần, thanh điệu. - Hiểu biết về cách viết chữ thường, chữ hoa, dấu câu (dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, phẩy, hai chấm), về cách viết câu không quá phức tạp, viết đoạn văn, văn bản ngắn. b) Từ vựng - Có thêm một số từ ngữ thường gặp trong đời sống và từ ngữ về hành chính, phổ biến khoa học, báo chí. - Có thêm được vốn từ ngữ thông qua việc học thành ngữ, tục ngữ, ca dao. - Bước đầu làm quen với từ ngữ có hình ảnh trong văn chương qua các đoạn, bài văn ngắn. - Bước đầu hiểu về nghĩa của từ ngữ. c) Ngữ pháp - Hiểu biết về từ chỉ vật, chỉ hoạt động, chỉ tính chất. - Hiểu biết về cấu tạo cơ bản của câu: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ (mô hình phổ biến của câu tường thuật). d) Phong cách ngôn ngữ và tu từ - Có hiểu biết ban đầu về ngôn ngữ hành chính, phổ biến khoa học, báo chí. - Nhận biết phép so sánh, phép nhân hoá trong bài đọc. 2. Kỹ năng a) Đọc - Đọc trơn các văn bản ngắn thuộc phong cách hành chính, phổ biến khoa học, báo chí và văn bản nghệ thuật có độ dài khoảng 200 chữ, tốc độ tối thiểu 70-80 chữ/phút. - Đọc rõ ý của câu (biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu và chỗ cần tách ý của câu). - Đọc hiểu nghĩa của từ ngữ quen thuộc, hiểu nội dung của câu, của đoạn văn, bài ngắn có nội dung thường gặp. b) Viết - Biết viết chữ thường, chữ hoa, chữ số - Biết viết tên riêng Việt Nam và một số tên riêng nước ngoài. - Viết chính tả bài dài khoảng 60-70 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi. - Viết được câu, đoạn văn, bài ngắn. c) Nghe - Nghe hiểu được nội dung của đoạn văn, bài ngắn. - Nghe viết được các bài chính tả có trong chương trình. d) Nói - Kể lại được nội dung chính của sự việc đã được nghe. - Biết giới thiệu các thành viên trong một tổ chức. - Biết phát biểu ý kiến trong cuộc họp. - Biết sử dụng các nghi thức lời nói thích hợp (chú ý thực hiện phép lịch sự) trong giao tiếp. 3. Thái độ a) Nhận biết lợi ích của việc học chữ trước mắt và lâu dài. b) Xây dựng thái độ học tập đúng đắn môn Tiếng Việt, vì nó là phương tiện cần thiết để học tốt các môn học khác. c) Xây dựng thói quen nói tốt, viết đúng tiếng Việt; chú ý sử dụng tiếng Việt có văn hoá. II. Toán 1. Kiến thức a) Số học - Có một số hiểu biết về hàng và lớp của số tự nhiên, biết cách so sánh các số tự nhiên. Biết một số chữ số La Mã thường dùng. - Biết ý nghĩa thực tế, tên gọi thành phần, kết quả của các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và cách tìm thành phần chưa biết của mỗi phép tính trên. Biết các bảng cộng, trừ và nhân, chia. Biết cách cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên. Biết một số tính chất của phép cộng và phép nhân. - Biết biểu thức số, biểu thức chữ và quy tắc tính giá trị của biểu thức. Biết dãy số liệu, bảng thống kê số liệu và biểu đồ hình cột. b) Đại lượng - Biết: mi-li-mét, xăng-ti-mét, đề-xi-mét, mét, đề-ca-mét, héc-tô-mét, ki-lô-mét là các đơn vị đo độ dài; giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm, thế kỉ là các đơn vị đo thời gian; gam, ki-lô-gam là các đơn vị đo khối lượng; lít là đơn vị đo dung tích; héc- ta, mẫu, sào, công, thước là các đơn vị đo diện tích ruộng đất. Biết ký hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo (đã học) của mỗi đại lượng trên. - Biết cách nhận biết các loại đồng tiền Việt Nam qua số hoặc từ ghi trên đồng tiền. c) Yếu tố hình học - Biết điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường gấp khúc, góc vuông, góc không vuông, hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn. Biết điểm ở trong, ở ngoài một hình. Biết điểm ở giữa và trung điểm của đoạn thẳng. - Biết quy tắc tính chu vi, diện tích chữ nhật và hình vuông. d) Giải bài toán có lời văn - Biết bài giải của bài toán có lời văn gồm: lời giải, phép tính và đáp số. 2. Kỹ năng a) Số học - Đọc, viết được các số tự nhiên trong phạm vi lớp triệu. So sánh được các số tự nhiên có đến sáu chữ số. Đọc, viết được , , ... , . - Đọc, viết được các số bé hơn hai mươi ba viết bằng chữ số La Mã. - Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số tự nhiên có đến sáu chữ số, có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp. Thực hiện được phép nhân các số tự nhiên có nhiều chữ số với số có không quá ba chữ số (tích không quá sáu chữ số). Thực hiện được phép chia một số tự nhiên có nhiều chữ số cho một số có không quá hai chữ số (thương có không quá ba chữ số). Thực hiện được cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm nghìn, tròn triệu (trong phạm vi lớp triệu). Thực hiện được nhân (chia) nhẩm một số tự nhiên với (cho) 10; 100; 1000. Bước đầu sử dụng được các tính chất (đã học) của phép cộng, phép nhân trong thực hành tính. - Tính được giá trị của một biểu thức số, biểu thức chữ (chứa một, hai hoặc ba chữ) có đến hai dấu phép tính (có ngoặc hoặc không có ngoặc) trong các trường hợp đơn giản. - Bước đầu sắp xếp được các số liệu trong dãy số liệu, nêu được nhận xét từ các số liệu trong một bảng thống kê số liệu, một biểu đồ hình cột. b) Đại lượng - Đọc và viết được số đo của một đại lượng có một hoặc hai tên đơn vị đo (đã học). Sử dụng được các đơn vị đo của các đại lượng (đã học) trong tính toán và đo lường. - Chuyển đổi và tính toán được khi thu, chi bằng tiền Việt Nam. c) Yếu tố hình học - Nhận được dạng và gọi đúng tên các hình đã học. - Xác định được: góc vuông, góc không vuông (bằng ê ke); điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình; điểm ở giữa, trung điểm của một đoạn thẳng. - Vẽ được đoạn thẳng có độ dài cho trước hoặc có hai đầu mút cho trước; hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật bằng cách nối các điểm hoặc kẻ thêm một đoạn thẳng thích hợp; hình tròn bằng com pa. - Tính được độ dài đường gấp khúc; chu vi hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông và diện tích hình chữ nhật, hình vuông. d) Giải bài toán có lời văn - Giải và trình bày được lời giải các bài toán có nội dung thực tế có tới hai bước tính. 3. Tư duy, tình cảm, thái độ a) Bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận logic và diễn đạt cách giải quyết một vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống. b) Có hứng thú học tập toán, có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng toán vào thực tiễn. c) Bước đầu làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động và linh hoạt. III. Tự nhiên và xã hội 1. Kiến thức a) Nêu được một số chức năng của các giác quan, các cơ quan vận động, tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, thần kinh ở người. Biết giữ vệ sinh và phòng tránh một số bệnh thông thường có liên quan đến các cơ quan trên. b) Nêu được các thế hệ trong một gia đình và các mối quan hệ họ hàng nội, ngoại; nhiệm vụ chính của tổ chức chính quyền và đoàn thể ở địa phương; các biện pháp giữ vệ sinh môi trường. c) Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số thực vật và động vật; một số đặc điểm của bề mặt Trái Đất; vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời và vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. 2. Kỹ năng a) Biết cách chăm sóc sức khoẻ và phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn cho bản thân, đồng thời biết hướng dẫn những người trong gia đình, cộng đồng cùng thực hiện. b) Biết cách quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt những hiểu biết của mình về sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. 3. Thái độ a) Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. b) Yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương. Giai đoạn II - Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ I. Tiếng Việt 1. Kiến thức a) Âm và chữ viết - Phân biệt được những âm và thanh riêng của địa phương mình khác với âm và thanh toàn dân, trên cơ sở đó nhận biết được một số âm, thanh chưa chuẩn của địa phương. - Có ý thức viết chữ và dấu thanh đúng với âm và thanh toàn dân, cố gắng tránh viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương. - Viết tên riêng tiếng Việt và một số tên riêng nước ngoài thường gặp. - Viết các chữ thường và chữ hoa. - Biết trình bày đúng một bài viết ngắn, đơn giản. b) Từ vựng - Mở rộng vốn từ thường dùng trong đời sống và một số từ ngữ thuộc về hành chính, phổ biến khoa học, báo chí, một số thuật ngữ dùng trong văn học. - Mở rộng vốn thành ngữ, tục ngữ, ca dao. - Nhận biết được một số yếu tố Hán Việt thường gặp. - Bước đầu hiểu về nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ; về từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm. c) Ngữ pháp - Hiểu biết sơ bộ về một số từ loại cơ bản: danh từ, động từ, tính từ. - Bước đầu nhận biết từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy. - Bước đầu nhận biết câu đơn, câu ghép. - Bước đầu nhận biết các kiểu câu tường thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và biết sử dụng chúng một cách trực tiếp. d) Phong cách ngôn ngữ và tu từ - Nhận biết được sự khác nhau của văn bản hành chính, phổ biến khoa học, báo chí và nghệ thuật có chứa dấu hiệu rõ ràng. - Hiểu được phép so sánh, phép nhân hoá dễ nhận biết trong bài đọc. 2. Kỹ năng a) Đọc - Đọc trơn các văn bản ngắn thuộc phong cách hành chính, phổ biến khoa học, báo chí và văn bản nghệ thuật có độ dài khoảng 250 -300 chữ, tốc độ tối thiểu 100 -120 chữ/phút. - Đọc rõ, đúng ý của câu. - Đọc hiểu nghĩa của từ ngữ quen thuộc, hiểu nội dung của câu không quá phức tạp, của đoạn văn, bài ngắn có nội dung thường gặp. - Hiểu được nghĩa của từ ngữ trong bài đọc. - Đọc và giải thích sơ đồ, biểu bảng thường gặp, mục lục sách. b) Viết - Viết được tên riêng tiếng Việt và một số tên riêng nước ngoài thường gặp. - Viết chính tả bài dài khoảng 100 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi. - Biết ghi lại ý chính của những bài đã đọc được, đã nghe được. - Biết tổ chức một bài viết có ba phần. - Viết được biên bản, báo cáo, thống kê đơn giản. c) Nghe - Nghe hiểu được các bài ngắn thuộc phong cách hành chính, phổ biến khoa học, báo chí. - Nghe hiểu được ý định, tình cảm của người nói trong hội thoại. d) Nói - Kể lại được nội dung chính của các bài nói, bài viết dễ và ngắn thuộc phong cách hành chính, phổ biến khoa học, báo chí. - Biết trao đổi ý kiến, thảo luận trong cuộc họp về những vấn đề thường gặp trong đời sống. - Biết sử dụng các nghi thức lời nói thích hợp (chú ý tính lịch sự) trong giao tiếp có tính chất chính thức. 3. Thái độ a) Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, yêu tiếng Việt. b) ý thức được rằng tiếng Việt là công cụ quan trọng cho việc học tập suốt đời. c) Có ý thức trau dồi lời nói, một biểu hiện của nhân cách. II. Toán 1. Kiến thức a) Số học - Có một số kiến thức ban đầu về phân số, số thập phân, tỉ số, tỉ số phần trăm, số trung bình cộng của nhiều số và biểu đồ. - Biết các quy tắc so sánh và cộng, trừ, nhân, chia phân số và số thập phân. Biết tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, phép nhân phân số và số thập phân, tính chất nhân một tổng với một số. b) Đại lượng - Biết các bảng đơn vị đo: độ dài, khối lượng, diện tích, thời gian và mối quan hệ của các đơn vị trong mỗi bảng. - Biết một số đơn vị đo thể tích (xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối, mét khối), ký hiệu và mối quan hệ của các đơn vị trên. - Biết khái niệm ban đầu về vận tốc của một chuyển động và một số đơn vị đo vận tốc (ki-lô-mét giờ, mét phút, mét giây) cùng kí hiệu của chúng. Biết mối quan hệ giữa vận tốc, thời gian và quãng đường. c) Yếu tố hình học - Biết góc nhọn, góc tù, góc bẹt, hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song, ba dạng của hình tam giác. Biết hình bình hành, hình thoi, hình thang, hình hộp chữ nhật, hình lập phương và đặc điểm của mỗi hình trên. Biết hình trụ, hình cầu. - Biết cách tính diện tích hình tam giác, hình thoi, hình thang. Biết cách tính chu vi và diện tích hình bình hành, hình tròn. Biết cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. d) Giải bài toán có lời văn - Biết cách giải và trình bày bài giải có đến bốn bước tính. 2. Kỹ năng a) Số học - Đọc, viết được: phân số (có tử và mẫu không quá 100), phân số thập phân, hỗn số, số thập phân, tỉ số, tỉ số phần trăm. So sánh được hai phân số, hai số thập phân. - Thực hiện được: các phép cộng, trừ, nhân, chia hai phân số; các phép cộng, nhân (trừ, chia) một phân số với (cho) một số tự nhiên; phép trừ một số tự nhiên cho một phân số. - Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số thập phân có đến ba chữ số ở phần thập phân, có nhớ không quá hai lượt. Thực hiện được các phép nhân: một số thập phân với một số tự nhiên có không quá hai chữ số, một số thập phân với một số thập phân (mỗi lượt nhân có nhớ không quá hai lượt và tích là số thập phân có không quá ba chữ số ở phần thập phân). Thực hiện được các phép chia: số thập phân cho số tự nhiên; số tự nhiên cho số tự nhiên, thương tìm được là một số thập phân; số tự nhiên cho số thập phân; số thập phân cho số thập phân (thương là số tự nhiên hoặc số thập phân có không quá ba chữ số ở phần thập phân). Sử dụng được các tính chất (đã học) của phép cộng, phép nhân các số thập phân trong thực hành tính. Thực hiện được nhân (chia) nhẩm một số thập phân với (cho) 10; 100; 1000 hoặc 0,1; 0,01; 0,001. - Tính được tỉ số, tỉ số phần trăm của hai số. Tính được giá trị của biểu thức có đến ba dấu phép tính với các phân số hoặc số thập phân. - Tính được trung bình cộng của nhiều số và thu thập, xử lý được một số thông tin đơn giản từ một biểu đồ hình cột, hình quạt. b) Đại lượng - Sử dụng được các đơn vị đo của các đại lượng (đã học) trong đo lường. - Thực hiện được các phép tính với các số đo độ dài, số đo khối lượng, số đo diện tích, số đo thể tích trong một số tình huống thực tế. Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đo thời gian có đến hai tên đơn vị; phép nhân (chia) số đo thời gian có đến hai tên đơn vị với (cho) một số tự nhiên khác 0. Tính được vận tốc của ô tô, máy bay, người đi xe đạp.v.v. c) Yếu tố hình học - Vẽ được hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song bằng thước thẳng và ê ke. Vẽ được đường cao của một tam giác trong trường hợp đơn giản. - Tính được chu vi hình bình hành, hình tròn. Tính được diện tích hình tam giác, hình bình hành, hình thoi, hình thang, hình tròn. Tính được diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. d) Giải bài toán có lời văn - Giải và trình bày được lời giải các bài toán có nội dung thực tế và có đến bốn bước tính. 3. Tư duy, tình cảm, thái độ a) Phát triển năng lực tư duy và có trí tưởng tượng. b) Nhận thức được tác dụng của tri thức toán học trong thực tiễn đời sống, từ đó tự tin và có thái độ học tập đúng đắn. c) Bước đầu biết cách tự học và xây dựng được nề nếp, động cơ học tập tiếp tục. III. Khoa học 1. Kiến thức a) Trình bày được về sự trao đổi chất giữa cơ thể người, động vật, thực vật với môi trường; sự sinh sản của người, thực vật và động vật; sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể người; đặc điểm của vị thành niên, cách giữ vệ sinh và bảo vệ sức khoẻ về thể chất, tinh thần ở tuổi vị thành niên; cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm. b) Nêu được đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và nguồn năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất. 2. Kỹ năng a) ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng, biết hướng dẫn những người trong gia đình, cộng đồng cùng thực hiện. b) Quan sát, thực hành, áp dụng và hướng dẫn người khác áp dụng một số kiến thức vào đời sống, sản xuất. c) Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, tìm thông tin để giải đáp, diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ, … d) Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên. 3. Thái độ a) Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. b) Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống. c) Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp. d) Có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh cuộc sống của gia đình và cộng đồng. IV. Lịch sử và Địa lý 1. Kiến thức a) Biết sơ lược về bản đồ và cách sử dụng bản đồ. b) Trình bày được một số hiện tượng, nhân vật lịch sử có tính hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam. c) Biết một số đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở một số vùng trên đất nước Việt Nam. d) Biết một số đặc điểm chính về tự nhiên, dân cư, kinh tế của Việt Nam; các châu lục và một số quốc gia đại diện cho từng châu lục. 2. Kỹ năng a) Quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh một số sự kiện, hiện tượng lịch sử và địa lý. b) Bước đầu biết sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu... trong học tập. c) Bước đầu biết thu thập, xử lý và trình bày một số thông tin đơn giản về lịch sử và địa lý. d) Vận dụng tri thức lịch sử, địa lý để giải thích ở mức độ đơn giản các hiện tượng địa lý, sự kiện lịch sử. 3. Thái độ a) Có tình yêu thiên nhiên, đất nước, quê hương. b) Ham học hỏi để biết về lịch sử dân tộc và địa lý Tổ quốc. c) Có ý thức tôn trọng và bảo vệ thành quả lao động của con người, bảo vệ các di tích lịch sử và văn hóa. d) Có ý thức trách nhiệm và tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ và cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và cộng đồng. Chuẩn kiến thức kỹ năng và thái độ của học viên cần đạt sau khi học hết giai đoạn I và giai đoạn II cũng là chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của học viên cần đạt sau khi học hết toàn bộ chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ./. kt. bộ trưởng thứ trưởng Nguyễn Văn Vọng

File đính kèm:

  • docXMCPhan 3.Kien thuc, ki nang thai do (216 - 228).doc
Giáo án liên quan