Chủ đề: Đổi mới kiểm tra – đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

1./ Thầy (cô) hãy trình bày mục tiêu đánh giá, kết quả HĐGDNGLL ở trường THPT ?

2./ Thầy (cô) hãy trình bày nội dung đánh giá, kết quả HĐGDNGLL đối với cá nhân và tập thể học sinh ?

Yêu cầu:

Thảo luận theo nhóm,

Thời gian thảo luận 15 phút

Ghi kết quả thảo luận vào giấy Ao

 

ppt25 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chủ đề: Đổi mới kiểm tra – đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuû ñeà:ĐỔI MỚI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ HĐGDNGLLTháng 7 năm 2010 CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN VỚI LỚP BỒI DƯỠNGSÔÛ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO AN GIANGTỔ BỘ MÔN HĐNGLL1Câu hỏi thảo luận1./ Thầy (cô) hãy trình bày mục tiêu đánh giá, kết quả HĐGDNGLL ở trường THPT ?2./ Thầy (cô) hãy trình bày nội dung đánh giá, kết quả HĐGDNGLL đối với cá nhân và tập thể học sinh ?Yêu cầu:Thảo luận theo nhóm, Thời gian thảo luận 15 phút Ghi kết quả thảo luận vào giấy Ao21. Mục tiêu đánh giá  Xác định khả năng của học sinh trong quá trình hoạt động về mặt nhận thức, kĩ năng và thái độ. Rèn luyện kĩ năng đánh giá và tự đánh giá hợp lí kết quả hoạt động của bản thân và các bạn, của tập thể. Kết quả đánh giá là cơ sở đánh giá xếp loại đúng đắn hạnh kiểm học sinh.Khích lệ sự vươn lên mạnh mẽ của học sinh về mọi mặt, nhất là trau dồi kiến thức văn hoá, rèn luyện năng lực để các em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập để tiếp tục vươn lên.32.Nội dung đánh giá2.1. Những nội dung đánh giá cá nhânVề nhận thức : Nhiệm vụ của học sinh là phải nắm được những tri thức hoạt động đó để có thể tham gia vào quá trình hoạt động một cách chủ động hơn, những tri thức nầy được chuyển tải đến học sinh bằng nhiều con đường khác nhau, nhiều cách thức khác nhau. Có thể bằng con đường học tập văn hoá, hoặc bằng hoạt động tự sưu tầm, tìm hiểu của học sinh; hay có thể thông qua những thông tin thu được từ các phương tiện truyền thông đại chúng , v.v . . . Mỗi con đường, mỗi cách thức có ưu thế riêng của mình. Song tất cả đều nhằm mục đích giúp học sinh nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.42.Nội dung đánh giá(tt)Về rèn luyện kĩ năng : Khi nói về kỹ năng hoạt động người ta thường đề cập tới các kỹ năng bộ phận như: kỹ năng giao tiếp trong hoạt động, kỹ năng đánh giá hoạt động, trong đó giao tiếp được xem là kỹ năng xuyên suốt trong các kỹ năng bộ phận. Đối với cá nhân học sinh, khi đánh giá trình độ đạt được về kỹ năng hoạt động, cần chú ý tới các kỹ năng thực hiện hoạt động ( bao gồm: nhận nhiệm vụ, thực thi nhiệm vụ được giao tự điều chỉnh bản thân trong quá trình thực hiện); kỹ năng tự đánh giá kết quả đạt được cả về mặt nhận thức, thái độ và hành vi; kỹ năng giao tiếp. .Mỗi học sinh tùy thuộc vào đặc điểm cá nhân mà hình thành và phát triển hệ thống các kỹ năng hoạt động tương ứng.52.Nội dung đánh giá(tt)Về thái độ, tình cảm : Nội dung của đánh giá nầy là xem xét sự hứng thú, khuynh hướng, nhu cầu đối với hoạt động, tâm lý sẵn sàng tham gia hoạt động một cách chủ động và sáng tạo, thái độ tôn trọng lẫn nhau, cùng giúp đỡ nhau trong hoạt động, và niềm tin vào những kết quả đạt được sau hoạt động. Trên toàn bộ những nội dung đánh giá trên, là những đóng góp của cá nhân vào thành tích chung của tập thể, vào những kết quả hoạt động chung của tập thể. 62.Nội dung đánh giá (tt) 2.2.Những nội dung đánh giá tập thể  Đánh giá về tinh thần tham gia của tập thể lớp, của từng tổ, nhóm.  Đánh giá về ý thức hợp tác và cộng đồng trách nhiệm của tập thể. Đánh giá về công tác chuẩn bị của lớp, của từng tổ, nhóm.. Đánh giá về thành tích, kết quả, những ưu điểm, nhược điểm. 7 2.3 Xây dựng các thang điểm đánh giá cho các nội dung đánh giá cá nhân và đánh giá tập thể:a)Đối với cá nhân: * Loại tốt: + Nhận thức đầy đủ về nội dung hoạt động. Có thể trình bày rõ ràng hiểu biết của mình về những điểm cơ bản mà nội dung hoạt động đề cập đến, có thể hướng dẫn và giúp bạn nắm tốt hơn các nội dung của hoạt động. + Có thái độ tích cực, hứng thú và say mê tham gia các hoạt động của tập thể, biết chủ động cùng các bạn thực hiện theo đúng mọi yêu cầu của hoạt động. + Khá thành thạo các kỹ năng tham gia và tổ chức. 82.3 Xây dựng các thang điểm đánh giá cho các nội dung đánh giá cá nhân và đánh giá tập thể (tt)* Loại khá: + Nắm nội dung hoạt động chưa thật đầy đủ, song lại có ý thức tìm hiểu để bổ sung cho vốn hiểu biết về hoạt động của bản thân. + Tích cực tham gia hoạt động song có thể hiệu quả chưa thật tốt + Đã có một số kỹ năng cơ bản tuy nhiên mức độ thành thạo chưa cao.92.3 Xây dựng các thang điểm đánh giá cho các nội dung đánh giá cá nhân và đánh giá tập thể (tt)* Loại trung bình: + Học sinh xếp loại này thường là những em ít hiểu biết về nội dung hoạt động, có cố gắng tìm tòi, học hỏi nhưng kết quả chưa cao. Đó là những học sinh tham gia không thường xuyên và chưa thật sự tích cực với hoạt động và kỹ năng hoạt động còn nhiều hạn chế.102.3 Xây dựng các thang điểm đánh giá cho các nội dung đánh giá cá nhân và đánh giá tập thể (tt)* Loại yếu: + Có thể nói đây là là những học sinh không nắm được gì về nội dung hoạt động, thiếu ý thức tập thể, còn nhiều hoạt động không tham gia, thậm chí còn gây ra những tình huống phức tạp.112.3 Xây dựng các thang điểm đánh giá cho các nội dung đánh giá cá nhân và đánh giá tập thể (tt)b)Đối với tập thể: Thực hiện các tiêu chí đánh giá như: - Số lượng học sinh tham gia - Việc chấp hành kỉ luật trong họat động - Tinh thần hợp tác, tương trợ trong công tác - Các thành tích, kết quả công việc, sản phẩm hoạt động12Câu hỏi thảo luậnHãy nêu các phương pháp đánh giá kết quả HĐGDNGLL mà thầy (cô) biết?Thầy (cô) hãy chọn một phương pháp đánh giá và trình bày cách thực hiện, cho ví dụ minh hoạ ?Yêu cầu: - Thảo luận nhóm - Ghi kết quả thảo luận vào giấy Ao - Thời gian thảo luận 15 phút13Một số phương pháp đánh giá:Phương pháp quan sát hoạt động của học sinh Phương pháp viết bài thu hoạch Phương pháp toạ đàm, trao đổi ý kiến, nhận xét của cá nhân, tập thể. Phương pháp bằng trắc nghiệm Phương pháp dùng phiếu tự đánh giá Phương pháp dùng phiếu hỏi Đánh giá qua các sản phẩm của hoạt động Đánh giá bằng điểm số 143.Một số hình thức, phương pháp đánh giá:3.1- Phương pháp quan sát hoạt động của học sinh: cần một số yêu cầu sau: + Đảm bảo tính khách quan của thông tin thu được, khắc phục tính chủ quan của người quan sát + Quan sát nhiều lần và có chủ đích, trực tiếp và gián tiếp. + Quan sát tự nhiên hoặc có bố trí để có thể thu được những thông tin khách quan. + Phối hợp quan sát tập thể và quan sát cá nhân, quan sát quá trình và quan sát thời điểm, quan sát theo kế hoạch và quan sát ngẫu nhiên để đảm bảo tính chính xác của thông tin. + Cần ghi chép để lưu giữ thông tin, tạo cơ sở xác đáng cho việc đánh giá.153.Một số hình thức, phương pháp đánh giá:3.2- Phương pháp viết bài thu hoạch: có thể thực hiện dưới hai hình thức: + Bài viết tự do: HS tự tổng kết lại những gì mình thu hoạch được qua hoạt động. Qua bài viết này có thể biết được những nội dung hoạt động để lại ấn tượng nhất đối với HS và mức độ cảm nhận của các em. + Bài viết theo hướng dẫn : HS viết thu hoạch tập trung vào những nội dung theo yêu cầu của GV, bài viết này có thể tập trung kiểm tra mức độ cảm nhận của HS đối với những nội dung trọng tâm.163.Một số hình thức, phương pháp đánh giá:3.3- Phương pháp toạ đàm, trao đổi ý kiến, nhận xét của cá nhân, tập thể. GV có thể tổ chức toạ đàm, trao đổi ý kiến với HS, với nhiều người. Ví dụ: GV với nhóm HS; GV với các cán bộ lớp; GV với các thành viên của Ban giám khảo; GV với cha mẹ HS, GV chủ nhiệm với GV bộ môn.thông tin thu được rất phong phú, có thể trung thực hay không trung thực, có độ tin cậy hay không tin cậy, vì vậy, GV cần hết sức cẩn trọng trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin để có thể có được những thông tin xác đáng nhất, tránh sự đánh giá sai, thiên vị hay áp đặt cho HS.173.Một số hình thức, phương pháp đánh giá:3.4- Phương pháp bằng trắc nghiệm Sử dụng trắc nghiệm khách quan vào việc đánh giá kết quả giáo dục đang được chú trọng và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhà trường, trong dạy học cũng như trong hoạt động giáo dục. Nó có thể là một hình thức thích hợp trong kiểm tra đánh giá kết quả HĐGDNGLL. Bởi lẽ, trắc nghiệm có khá nhiều ưu thế, có khả năng khắc phục được những khiếm khuyết, những hạn chế của các phương thức đánh giá truyền thống.183.Một số hình thức, phương pháp đánh giá:3.5- Phương pháp dùng phiếu tự đánh giá Phiếu tự đánh giá có tác dụng giúp HS tự nhận biết bản thân, tự xem xét lại quá trình làm việc của mình. Do đó cần thiết kế phiếu một cách khoa học, cẩn thận, bảo đảm giúp HS nắm được nội dung và cách đánh giá, giúp HS có thể tự đánh giá trung thực.193.Một số hình thức, phương pháp đánh giá:3.6- Phương pháp dùng phiếu hỏi Sử dụng hệ thống câu hỏi để đánh giá mực độ nhận thức và thái độ của HS đối với các nội dung hoạt động. Hệ thống câu hỏi nhằm định hướng giúp HS phát biểu trên giấy những thu hoạch của bản thân sau hoạt động; đưa ra những nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm, tổ, của tập thể lớp;. 203.Một số hình thức, phương pháp đánh giá:3.7- Đánh giá qua các sản phẩm của hoạt động Sản phẩm hoạt động của HS có thể là: bài viết về một chủ đề, một câu chuyện, một bài thơ, một đoạn tự luận, một bức tranh, các sản phẩm khéo tay v.v..Đó là những kết quả cụ thể do chính các em làm ra đánh dấu một sự nổ lực, tính sáng tạo trong hoạt động của HS.213.Một số hình thức, phương pháp đánh giá: 3.8- Đánh giá bằng điểm số Điểm số là hình thức đánh giá định lượng. Lượng hoá bằng điểm số trong hoạt động có thể áp dụng cho đánh giá cá nhân HS hoặc nhóm. Chẳng hạn như: điểm số dành cho các cuộc thi của các đội tham gia, cho cá nhân HS thi với tư cách là khán giả cuộc thi.Thang điểm rất linh hoạt tuỳ thuộc vào hình thức hoạt động. Có thể cho điểm bậc 10, hoặc 20 hoặc hơn thế nữa. Điểm số trong hoạt động là một căn cứ giúp GV có thêm cứ liệu để đánh giá HS sau hoạt động.224.Về quy trình đánh giá - Bước 1 : HS tự đánh giá - Bước 2 : Tập thể HS đánh giá - Bước 3 : GV chủ nhiệm đánh giá xếp loại (thông qua GV bộ môn, gia đình HS, cộng đồng ở địa phương để tham gia đánh giá kết quả của hoạt động và sự trưởng thành, phát triển nhân cách HS được giáo dục thông qua các HĐGDNGLL).235.Sử dụng kết quả đánh giá hoạt động -Sử dụng kết quả để khẳng định mức độ đạt hay chưa đạt được của HS về mặt nhận thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị so với các yêu cầu đặt ra của mục tiêu hoạt động, để khẳng định mức độ trưởng thành, tiến bộ của HS sau mỗi hoạt động. -Sử dụng kết quả đánh giá hoạt động phục vụ cho việc đưa ra các quyết định đánh giá và xếp loại hạnh kiểm HS cuối mỗi học kì và năm học.245.Sử dụng kết quả đánh giá hoạt động(tt) - Sử dụng kết quả đánh giá để kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS và tập thể HS nổ lực vươn lên trong rèn luyện, trong học tập và hoạt động xã hội nhằm phát triển nhân cách. Đó cũng là những căn cứ để đánh giá trình độ phát triển của tập thể, là cơ sở giúp GV tìm các biện pháp phù hợp để xây dựng và phát triển tập thể HS.25

File đính kèm:

  • pptPPDANHGIA.ppt