Cẩm nang hướng dẫn giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Toán Lớp 1

Giúp giáo viên phổ thông thích ứng nhanh với yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình giáo dục phổ thông mới: Hướng đến giáo dục toàn diện.

Giúp giáo viên phổ thông viết được chương trình nhà trường và kế hoạch bài học dựa trên chương trình môn học và chương trình tổng thể.

pdf77 trang | Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 4 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Cẩm nang hướng dẫn giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Toán Lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TÀI LIỆU “CẨM NANG HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018” MÔN TOÁN LỚP 1 (Tài liệu tự học có hướng dẫn) Hà Nội, tháng 11 năm 2019 2 Nhóm tác giả 1. Tổng Chủ biên PGS.TS.NGUT. Bùi Văn Quân TS. Đỗ Hồng Cường 2. Chủ biên TS. Nguyễn Văn Hùng 3. Tác giả PGS.TS. Phạm Văn Hoan TS. Ngô Văn Hưng ThS. Trịnh Thị Hiệp TS. Nguyễn Thị Hương ThS. Lê Thị Thảo 3 Lời nói đầu Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới, bao gồm chương trình tổng thể, các chương trình môn học và hoạt động giáo dục của cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình, bắt đầu từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1 và đến năm học 2024-2025 sẽ thực hiện ở tất cả các lớp. Thực trạng hiện nay đang có sự nhầm lẫn trong các trường học, nơi hầu hết giáo viên và cán bộ quản lý chưa phân biệt một cách rõ ràng giữa chương trình tổng thể, chương trình môn học và chương trình nhà trường. Làm thế nào giúp họ tự vượt qua khó khăn này? Mục đích của tài liệu này là giúp cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên phổ thông tự tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông mới chuẩn bị dạy học tại trường phổ thông ở Việt Nam. Tài liệu giúp cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên mở rộng đáng kể nền tảng kiến thức và sự hiểu biết về các khái niệm của chương trình môn học, chương trình giảng dạy nhà trường, kế hoạch năm học và kế hoạch bài học. Tài liệu là sản phẩm trí tuệ của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, là kết quả nghiên cứukhoa học của nhiều thầy cô giáo là cán bộ quản lý và giảng viên của nhà trường cùng với nhóm các chuyên gia xây dựng chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu được biên soạn thành hai cuốn đồng bộ và hỗ trợ cho nhau dành cho hai cách tự học khác nhau là “Tài liệu tự học có hướng dẫn” (bản in) và “Tài liệu học tập online” (bản trên internet), một phương thức biên soạn tài liệu hiện đại trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Để tự học hiệu quả, mỗi học viên cần có cả 2 tài liệu, thực hiện tất cả các hoạt động được nêu ra trong “Tài liệu tự học có hướng dẫn”, tìm thông tin và các hướng dẫn, các ví dụ minh hoạ trên “Tài liệu học tập online”, hoàn thành các phiếu học tập. Sản phẩm cuối cùng của tự học là học viên phân tích được sự định hướng của Chương trình tổng thể trong Chương trình môn học, hoạt động giáo dục, các biểu hiện của tính mở và linh hoạt của Chương trình GDPT mới. Học viên định hướng những công việc sẽ thực hiện để góp phần. Mọi ý kiến trao đổi xin gửi về Trung tâm Phát triển nghề nghiệp, trường Đại học Thủ đô Hà nội, số 98 phố Dương Quảng Hàm, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Hiệu trưởng PGS.TS.NGUT. Bùi Văn Quân 4 MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ......................................................... 5 I. MỤC ĐÍCH BIÊN SOẠN VÀ ĐỐI TƯỢNG PHỤC VỤ ........................................ 5 II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU .................................................................... 5 III. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 ..................... 9 1. TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỔNG THỂ ........... 9 2. TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN LỚP 1 ......................................... 11 PHẦN THỨ HAI ........................................................................................................... 21 HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN................................................................... 21 CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN LỚP 1....................................................................... 21 1. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC/ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH .......... 21 2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT ................................................................ 22 3. HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN VIẾT CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG ............ 22 4. HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN VIẾT KẾ HOẠCH NĂM HỌC .............................. 24 5. HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN VIẾT KẾ HOẠCH BÀI HỌC ................................. 36 5.1. Chủ đề 1: SỐ VÀ PHÉP TÍNH........................................................................ 36 5.2. Chủ đề 2: HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG......................................................... 62 PHẦN THỨ BA ................................................................................................................ HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO NĂNG LỰC .................. 63 PHẦN THỨ TƯ ................................................................................................................ HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG .................... 74 5 PHẦN THỨ NHẤT. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. MỤC ĐÍCH BIÊN SOẠN VÀ ĐỐI TƯỢNG PHỤC VỤ 1. Mục đích biên soạn Giúp giáo viên phổ thông thích ứng nhanh với yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình giáo dục phổ thông mới: Hướng đến giáo dục toàn diện. Giúp giáo viên phổ thông viết được chương trình nhà trường và kế hoạch bài học dựa trên chương trình môn học và chương trình tổng thể. 2. Đối tượng sử dụng tài liệu (1) Giáo viên lớp 1, những người trực tiếp sẽ triển khai chương trình hoạt động trải nghiệm lớp 1; (2) Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; (3) Sinh viên các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo giáo viên; (4) Giảng viên phương pháp giảng dạy tại các khoa đào tạo giáo viên. (5) Những người quan tâm tới phát triển CTGDPT/CT nhà trường. II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU 1. Danh mục các thuật ngữ được sử dụng Chương trình GDPT: là văn bản của Nhà nước thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông; đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông. Năng lực: là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhở tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Năng lực chung: Là những năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội; được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực đặc thù: là những năng lực được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính 6 toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Phẩm chất: là những tính tổt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người. Phát triển chương trình nhà trường: là quá trình nhà trường cụ thể hoá chương trình giáo dục quốc gia, làm cho chương trình giáo dục quốc gia phù hợp ở mức cao nhất với thực tiễn của cơ sở giáo dục. Trên cơ sở đảm bảo yêu cầu chung của chương trình giáo dục quốc gia, nhà trường sẽ lựa chọn, xây dựng nội dung và xác 1 định cách thức thực hiện phản ánh đặc trưng và phù hợp với thực tiễn nhà trường í nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của người học, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục. Môn học: Môn học được định nghĩa là “hệ thống (hoặc bộ phận tri thức) về một lĩnh vực khoa học được sắp xếp theo yêu cầu sư phạm để truyền thụ cho người học, mang các đặc điểm: 1) Phản ánh các sự kiện, tri thức, quy luật của khoa học tương ứng phù hợp với mục đích, nhiệm vụ dạy học và khả năng nhận thức của HS; 2) Các câu hỏí, bài tập,... giúp HS tự kiểm tra luyện tập kĩ năng, kĩ xảo. Môn học còn có những yêu cầu phát triển năng lực hoạt động trí tuệ và giáo dục, logic của môn học không rập khuôn theo logic khoa học tương ứng mà là sự thống nhất giữa logic khoa học và logic nhận thức chung của HS”. Kế hoạch bài học: là kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa giáo viên - HS, giữa HS - HS, giữa GV - HS - môi trường học tập nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Dạy học tích hợp: là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, ... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đế giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng. Dạy học phân hoá: là định hướng dạy học phù hợp với các đối tựợng học sinh khác nhau, nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh dựa vào đặc điểm tâm - sinh lí, khả năng, nhu cầu, hứng thú và định hướng nghề nghiệp khác nhau của học sinh. Yêu cầu cần đạt: là kết quả mà học sinh cần đạt được về phẩm chất và năng lực sau mỗi cấp học, lớp học ờ từng môn học và hoạt động giáo dục; trong đó, mỗi cấp học lớp học sau đều có những yêu cầu riêng cao hơn, đồng thời bao gồm những yêu cầu đối với các cấp học, lớp học trước đó. Các ký hiệu thường dùng: Các nguồn tài nguyên: Các nguồn cung cấp thông tin cho học viên. 7 Hoạt động cá nhân: Học viên làm việc độc lập (đọc thông tin, tra cứu thông tin, trả lời phiếu, xem video, phân tích hình/tranh/ảnh, ). Hoạt động cá nhân – Tự suy ngẫm: Học viên viết thu hoạch, đặt câu hỏi, Hoạt động nhóm: Học viên thảo luận nhóm 2–3 người cùng tạo sản phẩm hoạt động. Chia sẻ thực tiễn: Học viên gửi bài viết, kế hoạch, bài kiểm tra, cho cộng đồng. Xem và phân tích video: Học viên theo dõi, phân tích, bình luận 1 video học tập. 2. Các ví dụ minh họa được xây dựng 3. Các nguồn tài nguyên được gợi ý: các website, tài liệu 3.1. Thư viện học liệu mở Việt Nam https://voer.edu.vn/ Chương trình Tài nguyên giáo dục Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources – VOER), hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam (the Vietnam Foundation), có mục tiêu xây dựng kho Tài nguyên giáo dục Mở của người Việt và cho người Việt, có nội dung phong phú (hơn 22.230 tài liệu, 524 tuyển tập từ 12.120 tác giả.), có thể sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí trước hết trong trong môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu sau đó cho toàn xã hội. 3.2. Giáo dục STEM Ngày 1/1/2018, mạng xã hội chuyên về giáo dục STEM - stem.vn đã chính thức được “hòa mạng” cùng Hệ tri thức Việt số hóa (itrithuc.vn). Mạng xã hội stem.vn được xây dựng nhằm hỗ trợ các thành viên của cộng đồng STEM Việt Nam, những người quan tâm tới giáo dục STEM tại Việt Nam trao đổi, chia sẻ tài học liệu, khóa học, tăng cường các trải nghiệm, thông tin hoạt động về giáo dục STEM - một chủ đề mới phục vụ Cách mạng công nghiệp 4.0, theo Chỉ thị 16 ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 . 4. Trang web chứa tài liệu học tập online 4.1. (trang web nxb sẽ đưa Tài liệu học tập online) 4.2. “Trường học kết nối” “Trường học kết nối” tại địa chỉ website là hệ thống hỗ trợ tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Quá trình tập huấn, bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn của giáo viên qua mạng được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm hỗ trợ trực tiếp quá trình dạy học của giáo viên theo tinh thần “bồi dưỡng tại công việc”. 5. Hướng dẫn sử dụng tài liệu 8 “Bồi dưỡng phải trở thành nhiệm vụ tự thân của nhà giáo” (Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ). 5.1. Tự học độc lập/Sử dụng bản cứng Tùy chọn này dành cho các bạn muốn tự bồi dưỡng chuyên môn một cách độc lập. Tính linh hoạt được ghi vào các kế hoạch bài học, vì vậy bạn có thể chọn và chọn các bài tập để thu hút các sở thích và trình độ kỹ năng của học viên và lên lịch cho các ngày học tại nhà phù hợp với lối sống của gia đình bạn. Đảm bảo hướng dẫn được cho đối tượng người học đa dạng. Học tập dựa trên yêu cầu tuân theo quy trình ba bước mà bạn có thể kết hợp vào nhiều chương trình tự học. Người học tự hỏi mình ba câu hỏi về bất kỳ môn học mới nào được giới thiệu: 1. Tôi đã biết gì về chủ đề này? 2. Tôi muốn biết gì về chủ đề này? 3. Tôi đã học được gì về chủ đề này? Hãy bắt đầu với một câu hỏi lớn: Học tập dựa trên câu hỏi thường bắt đầu bằng một "câu hỏi lớn" kết thúc mở có nhiều câu trả lời khả dĩ. Câu hỏi này hoạt động như một chất xúc tác để người học suy nghĩ sâu hơn về chủ đề này. Bạn có thể đặt ra các câu hỏi như sau: Giáo viên phổ thông gặp khó khăn gì khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới? Làm thế nào hướng dẫn giáo viên tự vượt qua khó khăn đó? Tìm hiểu những gì người học đã biết Sau khi bạn đã có câu hỏi lớn, hãy xem xét những gì ta đã biết về vấn đề này. Bạn có thể làm điều này trước tiên trong các nhóm nhỏ (2 -3 giáo viên), sau đó là một hoạt động của cả tổ chuyên môn trong trường. Trong bước đầu tiên này, người học trở thành những người tham gia tích cực vào quá trình học tập, rút kinh nghiệm từ cuộc sống cá nhân của chính họ để chia sẻ kiến thức đã học trước đó. Khi người học thảo luận về những gì họ biết, nên ghi lại thông tin này trong phần “Những gì tôi đã biết trên biểu đồ KWL. Biểu đồ KWL Chủ đề: Tôi đã biết gì về chủ đề này? . Tôi muốn biết gì về chủ đề này?.... Tôi đã học được gì về chủ đề này?.... Khi người học bắt đầu thể hiện những gì họ biết, họ sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ hiệu quả (nói và viết). 9 Tìm hiểu những gì người học muốn biết: Thiết lập những gì người học biết là điều cần thiết để họ bắt đầu bước thứ hai: người học muốn biết điều gì? Bước này cho phép người học tự hỏi về chủ đề học tập. Ví dụ: Chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) là gì? Tại sao phải đổi mới CT GDPT? Cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học của việc đổi mới CT GDPT? CT GDPT mới kế thừa những gì từ CT hiện hành? Thế nào là CT GDPT xây dựng theo hướng phát triển năng lực? CT GDPT mới hướng tới phát triển những phẩm chất và năng lực nào cho học sinh? Thế nào là hoạt động TNST trong CT GDPT? Sự khác nhau giữa môn học và hoạt động TNST? Nhà trường và địa phương có quyền tự chủ như thế nào trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục theo CT GDPT mới? Để thực hiện CT GDPT mới, trường phổ thông phải đổi mới thế nào? Bắt tay vào giai đoạn khám phá trong quá trình tự học: Bây giờ bắt tay vào giai đoạn khám phá của quá trình tự học. Trong tài liệu chúng tôi cung cấp một loạt các bài tập khám phá dành cho người học để tìm hiểu về mỗi chủ đề học tập. Khi người học cảm thấy có động lực để tìm câu trả lời cho câu hỏi hay bài tập thực hành, họ đọc và tìm kiếm thông tin (đã được cung cấp đầy đủ trên bản mềm) với ý thức mạnh mẽ về mục đích tự bồi dưỡng chuyên môn. Tìm hiểu những gì ta đã tự học được qua chủ đề: Cuối cùng, sau một loạt các bài học trong đó người học khám phá một chủ đề, họ đã sẵn sàng cho bước thứ ba: thảo luận về những gì họ đã học. Nên làm việc trong các nhóm nhỏ ở giai đoạn này để chia sẻ những gì ta đã học được thông qua các bài học. Khi cuộc thảo luận chuyển sang hoạt động của cả tổ chuyên môn, giáo viên có thể tự tin lên tiếng về kinh nghiệm học tập của mình. Bạn có thể ghi lại điều này trên phần “Những gì chúng ta đã học” trên biểu đồ KWL. Tổng hợp: Về cơ bản, học tập dựa trên yêu cầu là một cách tự nhiên để tự học bồi dưỡng chuyên môn giáo viên. Nó cho phép giáo viên kiểm soát nhiều hơn trải nghiệm tự học của họ, theo các mođun hướng dẫn của tài liệu. Nó khuyến khích sự tò mò tự nhiên của người học và cảm giác tuyệt vời về sự thành công trong học tập tự bồi dưỡng. 5.2. Tự học từ xa/ Sử dụng bản tài liệu tự học online Ở đây bạn sẽ tìm thấy các siêu liên kết được tham chiếu trong tài liệu bản cứng, các video học tập, các thí nghiệm khoa học, v.v... Bạn cũng có thể tìm thông tin mở rộng, các ví dụ minh hoạ hoặc hướng dẫn trả lời các bài tập. Chúng tôi hỗ trợ giáo viên tại nhà và cung cấp phản hồi bằng văn bản, đánh giá và trả lời câu hỏi của giáo viên qua email và cấp chứng chỉ hoàn thành khoá bồi dưỡng. III. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 1. TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỔNG THỂ 10 Hoạt động 1. khảo sát ban đầu Hoạt động cá nhân: Trả lời phiếu Mục tiêu của hoạt động: Hoạt động này nhằm giúp học viên tự đánh giá sự quan tâm và cảm xúc của mình về việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018. Vui lòng sử dụng thang sau đây để đánh giá mỗi nhận định về mức độ cô giáo/thầy giáo nghĩ nó mô tả sự quan tâm và cảm xúc của mình về việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) mới. Tôi đang ở đâu? RĐ Đ KĐ RKĐ 1. Tôi biết CTGDPT mới là như thế nào. 2. Tôi quen thuộc với lý do phải thay đổi chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. 3. Tôi phân biệt được CTGDPT tổng thể và CT môn học 4. Tôi quen thuộc với dạy học tích hợp và phân hoá. 5. Tôi tin rằng CTGDPT mới có giá trị cho HS của tôi. 6. Tôi có hiểu biết sâu rộng về nội dung môn học mà tôi dạy. 7. Tôi cam kết giúp HS của tôi phát triển phẩm chất, năng lực. 8. Tôi thường xuyên nghiên cứu thông tin về CTGDPT mới. 9. Tôi mong muốn điều chỉnh hoặc thay đổi các phương pháp giảng dạy của mình để thực hiện CTGDPT mới. 10. Tôi muốn học và thực hiện CTGDPT mới tốt nhất. Hoạt động cá nhân: Đọc thông tin từ trang đến trang trên “Tài liệu học tập online”, hoàn thành Biểu đồ KWL 11 Mục tiêu hoạt động: Hoạt động này nhằm giúp học viên tự tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Phân tích được các cơ sở khoa học, thực tiễn cho việc đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông; Tư tưởng chủ đạo và quan điểm phát triển Chương trình Giáo dụcphổ thông. Biểu đồ KWL Chủ đề: Tôi đã biết gì về chủ đề này? Tôi muốn biết gì về chủ đề này? Tôi đã học được gì về chủ đề này? 1.2. Điểm mới/khác biệt của CTTT 2018 so với chương trình 2006 Hoạt động 3. Thảo luận nhóm, tìm ra điểm mới/khác biệt của CTTT 2018 so với chương trình 2006 Hoạt động nhóm: Thảo luận về những điểm mới/khác biệt của CTTT 2018 so với chương trình 2006, hoàn thành bảng sau đây: Cấp học Chương trình 2006 Chương trình 2018 Tiểu học 11 môn học + 3 hoạt động ? THCS 13 môn học + 4 hoạt động ? THPT 13 môn học + 5 hoạt động ? Hoạt động cá nhân – Tự suy ngẫm Bạn hãy viết ra những gì đã thu hoạch được về cơ sở cho sự đổi mới; tư tưởng chủ đạo và quan điểm phát triển Chương trình GDPT 2018. Vai trò của Chương trình GDPT tổng thể trong lần đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT này. 2. TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN LỚP 1 12 2.1. Mục tiêu của chương trình môn TOÁN LỚP 1 Hoạt động 4. Tìm hiểu mối quan hệ giữa CT môn TOÁN LỚP 1 với CT tổng thể Mục tiêu hoạt động: Hoạt động này nhằm giúp học viên tự tìm hiểu mối quan hệ giữa CT môn Toán lớp 1 với CT GDPT tổng thể Hoạt động cá nhân: Đọc thông tin từ trang 3 đến trang 5 và từ trang 09 đến trang 24 Tài liệu “CT GDPT môn Toán”; Tìm mối quan hệ giữa CT môn Toán lớp 1 với CT GDPT tổng thể. Hoạt động nhóm: Thảo luận về mối quan hệ giữa CT môn Toán lớp 1 với CT GDPT tổng thể: - Vị trí của môn “Toán” trong CT GDPT tổng thể ? - Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc quy định cho lớp 1 trong CT GDPT tổng thể ? Vị trí, vai trò của môn Toán lớp 1 với CT GDPT tổng thể? - Đặc điểm và quan điểm xây dựng chương trình môn Toán? - Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung, yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù môn Toán? - Phân biệt các biểu hiện của năng lực đặc thù trong môn Toán: Tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; giải quyết vấn đề toán học; giaoo tiếp toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán. Sản phẩm: Học viên viết tóm tắt nội dung trả lời các câu hỏi trên. 2.2. Tìm hiểu các chủ đề nội dung của môn Toán lớp 1 Hoạt động 5. Tìm hiểu cẩu trúc và nội dung khái quát của chương trình môn Toán lớp 1. So với chương trình 2006, cấu trúc nội dung khái quát của chươngtrình môn Toán lớp 1 đã kế thừa, tinh giảm và đổi mới ở điểm nào? Mục tiêu của hoạt động: Hoạt động này nhằm giúp học viên tự tìm hiểu cẩu trúc và nội dung khái quát của chương trình môn Toán lớp 1, chỉ ra những điểm đã kế thừa, tinh giảm và đổi mới ở môn Toán lớp 1 so với CT năm 2006. Hoạt động nhóm: Thảo luận về nội dung môn Toán lớp 1. Sản phẩm: hoàn thành bảng dưới đây: 13 Chủ đề / Mạch nội dung Nội dung kế thừa Nội dung tính giảm Nội dung mới CT 2018 CT 2006 SỐ VÀ PHÉP TÍNH 1. Số tự nhiên - Đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100 - So sánh các số trong phạm vi 100; 2. Các phép tính với số tự nhiên - Phép cộng, phép trừ - Tính nhẩm - Thực hành giải quyết vấnđề liên quan đến các phép tính cộng, trừ 1. SỐ HỌC 1. Các số đến 10. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10. - - Nhận biết quan hệ về số lượng - - Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 10. - - Bước đầu giới thiệu phép cộng, phép trừ. - - Bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10. - - Số 0 trong phép cộng, phép trừ. - - Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - - Tính giá trị biểu thức có đến 2 phép tính cộng, trừ. 2. Các số đến 100. Cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100 - Đọc, đếm, 14 viết, so sánh các số đến 100. - Phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 100. - Tính nhẩm và tính viết trong phạm vi 100. - Tính giá trị biểu thức có đến 2 phép tính cộng, trừ HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG Hình học trực quan 1. Hình phẳng và hình khối - Quan sát, nhận biết hình dạng của một số hình phẳng và hình khối đơn giản - Thực hành lắp ghép, xếphình gắn với một số hình phẳng và hình khối đơn giản 2. Đo lường - Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG - 1. Giới thiệu đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét: - - Đọc, viết, thực hiện phép tính với các số đo theo đơn vị đo xăng- ti-mét. - Tập đo và ước lượng độ dài. - - Giới thiệu đơn vị đo thời gian: tuần lễ, ngày trong tuần. - - Bước đầu làm quen với đọc lịch ( Loại lịch hàng ngày), đọc giờ đúng trên đồng hồ ( Kim phút chỉ vào số 12). 15 lượng - Thực hành đo đại lượng HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM YẾU TỐ HÌNH HỌC - - Nhận dạng bước đầu về hình vuông, hình tam giác, hình tròn. - - Giới thiệu về điểm, điểm ở trong, ở ngoài một hình; đoạn thẳng. - - Thực hành vẽ đoạn thẳng, vẽ hình trên giấy kẻ ô vuông, gấp, cắt hình. GIẢI BÀI TOÁN - Giới thiệu toán có lời văn. - Giải các bài toán đơn có liên quan tới phép tính cộng, trừ. Chủ yếu là các bài toán về thêm, bớt một số đơn vị. Hoạt động 6. Lập bảng ma trận mối quan hệ giữa từng chủ đề nội dung và yêu cầu phẩm chất năng lực thể hiện trong chương trình môn Toán lớp 1. Mục tiêu của hoạt động: Hoạt động này nhằm giúp học viên xây dựng ma trân mối quan hệ giữa từng chủ đề nội dung và yêu cầu phẩm chất năng lực. 16 Hoạt động cá nhân: Đọc thông tin từ trang 09 đến trang 15 và từ trang 21 đến trang 24 Tài liệu “CT GDPT môn Toán”; Tìm mối quan hệ giữa từng chủ đề nội dung và yêu cầu phẩm chất năng lực. Hoạt động nhóm: Thảo luận về yêu cầu cần đạt trong từng nội dung, chỉ rõ phẩm chất năng lực được hình thành, phát triển. Sản phẩm: hoàn thành các bảng sau: Chủ đề 1: SỐ VÀ PHÉP TÍNH TT Nội dung chính Yêu cầu cần đạt Phẩm chất, năng lực chủ đề góp phần phát triển Năng lực Toán học Năng lực chung Phẩm chất chủ yếu 1 Số tự nhiên - Đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100 – Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10; trong phạm vi 20; trong phạm vi 100 – Nhận biết được chục và đơn vị, số tròn chục. - So sánh các số trong phạm vi 100 - Nhận biết được cách so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 100 (ở các nhóm có không quá 4 số). 2 Các phép tính với số tự nhiên - Phép cộng, phép trừ – Nhận biết được ý nghĩa của phép cộng, phép trừ. – Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100. 17 – Làm quen với việc thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải). - Tính nhẩm – Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10. – Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm các số tròn chục. - Thực hành giải quyết vấnđề liên quan đến các phép tính cộng, trừ – Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép tính (cộng, trừ) thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn. – Nhận biết và viết được phép tính (cộng, trừ) phù hợp với câu trả lời của bài toán có lời văn và tính được kết quả đúng. Chủ đề 2: HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG TT Nội dung chính Yêu cầu cần đạt Phẩm chất, năng lực chủ đề góp phần phát triển Năng lực Toán học Năng lực chung Phẩm chất chủ yếu 1 HÌNH HỌC TRỰC QUAN

File đính kèm:

  • pdfcam_nang_huong_dan_giao_vien_thuc_hien_chuong_trinh_giao_duc.pdf
Giáo án liên quan