Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn vật lý lớp 10- Chương trình chuẩn

Câu 1: Trong chuyển động thẳng đều, hệ số góc của đường biểu diễn tọa độ theo thời gian bằng .

A vận tốc của chuyển động.

B gia tốc của chuyển động.

C hằng số.

D tọa độ của chất điểm.

 

doc2 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn vật lý lớp 10- Chương trình chuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TỔ VẬT LÝ MÔN VẬT LÝ LỚP 10- CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Câu 1: Trong chuyển động thẳng đều, hệ số góc của đường biểu diễn tọa độ theo thời gian bằng.. A vận tốc của chuyển động. B gia tốc của chuyển động. C hằng số. D tọa độ của chất điểm. Câu 2: Trong chuyển động thẳng chậm dần đều: A vận tốc luôn dương. B gia tốc luôn luôn âm C a luôn luôn trái dấu với v. D a luôn luôn cùng dấu với v. Câu3. Phát biểu nào sau đây không đúng? A.Vận tốc của chuyển động thẳng đều được xác định bằng quãng đường chia cho thời gian. B.Muốn tính đường đi của chuyển động thẳng đều ta lấy vận tốc chia cho thời gian. C.Trong chuyển động thẳng đều, vận tốc trung bình cũng là vận tốc của chuyển động. D.Trong CĐ thẳng biến đổi đều, độ lớn của vận tốc tức thời tăng hoặc giảm đều theo thời gian. Câu 4. Phát biểu nào sau đây sai. A.Sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác gọi là chuyển động cơ học. B.Đứng yên có tính tương đối. C. Nếu vật không thay đổi vị trí của nó so với vật khác thì vật là đứng yên. D.Chuyển động có tính tương đối. Câu5. “ Lúc 7 giờ 30 phút sáng nay, đoàn đua xe đạp đang chạy trên đường quốc lộ 1, cách Tuy Hoà 50Km”.Việc xác định vị trí của đoàn đua xe nói trên còn thiếu yếu tố gì? A.Mốc thời gian. B.thước đo và đồng hồ C. Chiều dương trên đường đi. D.Vật làm mốc. Câu 6. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều, dọc theo trục 0x khi vật không xuất phát từ điểm gốc 0 là: A. s = vt. B. x = x0 + vt. C. x = vt. D. Một phương trình khác. Câu 7. Hình bên là đồ thị vận tốc theo thời gian của một vật chuyển động trên O t v t3 t2 t1 một đường thẳng. Trong khoảng thời gian nào vật chuyển động thẳng nhanh dần đều? A.Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1. B.Chỉ trong khoảng thời gian từ t2 đến t3. C.Trong khoảng thời gian từ 0 đến t1 và từ t2 đến t3. D.Trong khoảng thời gian từ 0 đến t3. Câu 8. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều: A.v luôn luôn dương. B.a luôn luôn dương. C.a luôn luôn ngược dấu với v. D.a luôn luôn cùng dấu với v. Câu 9. Một vật chuyển động có công thức vận tốc : v=2t+6 (m/s). Quãng đường vật đi được trong 10s đầu là: A.10m. B.80m. C.160m. D.120m. 0 t (s) v (m/s) 10 20 40 20 Câu 10. Một vật chuyển động có đồ thị vận tốc như hình bên. Công thức vận tốc và công thức đường đi củavật là: A.v = t ; s = t2/2. B. v=20+t ; s =20t +t2/2. C.v= 20 –t; s=20t –t2/2. D.v= 40 -2t ; s = 40t –t2. Câu 11. Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s2 thì bắt đầu chuyển động nhanh dần đều. Sau 20s ôtô đạt vận tốc 14m/s. Sau 40s kể từ lúc tăng tốc, gia tốc và vận tốc của ôtô lần lượt là: A. 0,7 m/s2; 38m/s. B. 0,2 m/s2; 8m/s. C. 1,4 m/s2; 66m/s. D 0,2m/s2; 18m/s. Câu 12: Một vật được thả không vận tốc đầu. Nếu nó rơi xuống được một khoảng cách s1 trong giây đầu tiên và thêm một đoạn s2 trong giây kế kế tiếp thì tỉ số s2/s1 là: A 1 B 2 C 3 D 5

File đính kèm:

  • docNguyen Hue.doc