Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2013-2014

- Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành giáo dục huyện Bảo Thắng.

- Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường

 

doc66 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2013-2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD& ĐT BẢO THẮNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH SỐ 1 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2013-2014 Họ và tên giáo viên: Trần Trọng Tiến Trình độ chuyên môn: Trung học sư phạm Chức vụ: Giáo viên Tổ chuyên môn: khối 5 Nhiệm vụ được giao: GVCN lớp 5C Căn cứ Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32, /2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011và Thông tư số 36/2011/TT-BGDĐT ngày 17/8/2011 của Bộ giáo dục và Đào tạo; Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo. Căn cứ công văn Số: 40 / PG&ĐT ngày 1 tháng 7 năm 2012. Về việc hướng dẫn thực hiện bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học năm học 2012-2013 Căn cứ vào đặc điểm tình hình và kế hoạch của Nhà trường. Căn cứ vào khả năng, năng lực của bản thân; cá nhân tôi xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên trong năm học 2013 – 2014 với các nội dung cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH BỒI DƯỠNG - Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành giáo dục huyện Bảo Thắng. - Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường. II. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 1. Khối kiến thức bắt buộc a. Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học cấp Tiểu học áp dụng trong cả nước : Bộ GDĐT quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục Tiểu học, chương trình, sách giáo khoa, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục Tiểu học. b. Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục tiểu học theo từng thời kỳ của mỗi địa phương theo quy định của Sở GD&ĐT Lào Cai, theo hướng dẫn bồi dưỡng thường xuyên cho GV tiểu học theo 6 mô đun phù hợp với tình hình hiện nay của phòng GD&ĐT Bảo Thắng. 2. Nội dung kiến thức tự bồi dưỡng Khối kiến thức tự chọn bao gồm các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Trong quá trình dạy học, bản thân tôi tự nhận thấy cần phải hiểu rõ hơn nữa về tâm lý học sinh dân tộc thiểu số, phương pháp dạy học tích cực ở trường tiểu học và việc tổ chức dạy học theo đối tượng học sinh. Vì vậy tôi lựa chon tự bồi dưỡng theo nội dung mô đun TH2,TH7, TH15,TH16, TH23, TH 31,TH32,TH41. III. KẾ HOẠC TỰ BỒI DƯỠNG 1. Nội dung bồi dưỡng bắt buộc STT Nội dung cần bồi dưỡng Mục tiêu tự bồi dưỡng Hình thức Thời gian ưu tiên thực hiện 1. TH7 Xây dựng môi trường học tập thân thiện - Xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường về vật chất (phòng học, cảnh quan trường lớp, tạo khu vui chơi…) - Xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường về tinh thần (quan hệ giáo viên-giáo viên, giáo viên-học sinh, học sinh-học sinh, nhà trường- phụ huynh…) Hiểu được xây dựng môi trường trường học thân thiện về mặt vật chất; hiểu được ý nghĩa và biết cách tạo môi trường, trường học thân thiện về mặt vật chất. Hiểu được thế nào là xây dựng môi trường trường học thân thiện về mặt tinh thần; hiểu ý nghĩa và biết cách xây dựng môi trường trường học thân thiện về mặt tinh thần. Quan sát học sinh thực hiện. Trò chuyện cùng học sinh. Dùng phiếu hỏi. Học kì I 13 tiết 2. TH 15 Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học - Phương pháp giải quyết vấn đề - Phương pháp làm việc theo nhóm - Phương pháp hỏi đáp… Hiểu được mục đích, đặc điểm, quy trình và điều kiện để thực hiện có hiệu quả một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học. Biết cách vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy các môn học ở tiểu học. Lập kế hoạch bài học, dự giờ đồng nghiệp. Tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề của trường, tổ khối. Học kỳ 1 và cả năm học ( 9 tiết) 3. TH 16 Một số kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểu học - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật dạy học theo góc - Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực - Kĩ thuật tổ chức trò chơi học tập - Kĩ thuật học tập hợp tác… Hiểu được mục đích, đặc điểm, cách tiến hành một số kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểu học. Biết cách vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy các môn học ở tiểu học. Trò chuyện với học sinh, khảo sát chất lượng giáo dục Cả năm học ( 9 tiết) 4. TH 23 Mạng Internet – tìm kiếm và khai thác thông tin: - Những điều cần biết khi tham gia vào Internet. - Cách dử dụng một trình duyệt Web. - Cách thức tìm kiến thông tin trên Internet. - Cách sử dụng dịch vụ gửi và nhận thư điện tử. Biết cách sử một trình duyệt Web. Biết cách tìm kiếm thông tin trên Internet. Biết cách gửi và nhận thư điện tử. Học hỏi đồng nghiệp, tìm đọc các tài liệu hướng dẫn. Đầu năm học (12 tiết) 5. TH 31 Tổ chức dạy học, dạy học cả ngày - Nguyên tắc tổ chức dạy học - Nội dung dạy học - Hình thức dạy học - Tổ chức dạy học cả ngày trên cơ sở phù hợp đặc điểm địa phương - Những yêu cầu về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí. Hiểu được những vấn đề cơ bản về tổ chức dạy học trên 5 buổi/ tuần hướng tới dạy học cả ngày ở tiểu học hiện nay. Nắm vững một số định hướng về nguyên tắc tổ chức, nội dung dạy học, lộ trình chuyển đổi sang dạy học cả ngày, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục cả ngày ở trường tiểu học. Nói chuyện cùng học sinh. Theo dõi chuyên cần của hs. Thăm gia đình học sinh Cả năm học 14tiết 6. TH 41 Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động giáo dục. - Một số vấn đề chung về giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động giáo dục (mục đích, yêu cầu…). - Các nội dung kĩ năng sống có thể tích hợp lồng ghép trong các hoạt động văn nghệ, các hoạt động thể dục thể thao, các sinh hoạt tập thể, các hình thức ngoại khóa dã ngoại… - Phương pháp và kĩ thuật tích hợp lồng ghép các nội dung kĩ năng sống trong các hoạt động giáo dục. Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua các hoạt động giáo dục. Nhận biết các kĩ năng sống cơ bản và các nội dung giáo dục kĩ năng sống trong một số hoạt động giáo dục ở tiểu học. Xác định được các phương pháp, kĩ thuật giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong một số hoạt động giáo dục ở trường tiểu học. Tổ chức các hoạt động GD. Trò chuyện cùng học sinh. Dùng phiếu hỏi Học kỳ 1 Và cả năm học ( 12 tiết) 2. Nội dung bồi dưỡng tự chọn. STT Nội dung cần bồi dưỡng Mục tiêu tự bồi dưỡng Hình thức Thời gian ưu tiên thực hiện 1. TH 2 Đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc ít người, học sinh khuyết tật hoặc chậm phát triển trí tuệ, học sinh có hoàn cảnh khó khăn 1. Tâm lí của học sinh dân tộc ít người ở địa phương 2. Tâm lí của học sinh khuyết tật và chậm phát triển trí tuệ 3. Tâm lí của học sinh có hoàn cảnh khó khăn Có kĩ năng tìm hiểu, phân tích đặc điểm tâm lí học sinh dân tộc ít người, học sinh chậm phát triển trí tuệ, học sinh có hoàn cảnh khó khăn để vận dụng trong dạy học, giáo dục phù hợp đối tương học sinh Nói chuyện cùng học sinh. Quan sát học sinh hoạt động, giao tiếp. Thăm gia đình học sinh Đầu năm học (10 tiết) 2. TH 32 Dạy học phân hoá ở tiểu học 1. Mục tiêu giáo dục phổ thông và mục tiêu giáo dục tiểu học. 2. Tầm quan trọng của việc dạy học phân hoá ở cấp tiểu học. 3. Phương pháp thực hiện dạy học phân hoá ở một số môn học ở tiểu học. 4. Các điểu kiện để thực hiện hiệu quả việc dạy học phân hoá ở tiểu học. Hiểu được tầm quan trọng của việc dạy học phân hoá ở cấp tiểu học. Nắm được phương pháp, cách thực hiện dạy học phân hoá. Phân tích được các điều kiện thực hiện dạy học phân hoá ở tiểu học. Đọc các tài liệu liên quan. Quan sát học sinh. Khảo sát phân loại đối tượng hs. Đầu năm học và duy trì trong cả năm học (14 tiết) TỔ KHỐI DUYỆT Phong Niên, ngày 8 tháng 9 năm 2013 Người xây dựng KH Trần Trọng Tiến BAN GIÁO HIỆU DUYỆT NỘI DUNG BỒI DƯỠNG : TH 7 . Thời gian trong học kì I ( Tháng 10/2014) Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Đây là phong trào thi đua rộng lớn đã được Bộ Giáo dục-Đào tạo triển khai trong toàn ngành vào đầu năm học này và hoạt động trong giai đoạn 5 năm (từ 2008 đến 2013). Theo đó, các cơ sở giáo dục phổ thông phải xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội; và học sinh phải phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập và trong các hoạt động xã hội, góp phần vào sự phát triển của đất nước. I. Thế nào là trường học thân thiện? - Trường học thân thiện là một mô hình trường học do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đề xướng, xây dựng và triển khai từ vài thập kỷ qua ở nhiều nước trên thế giới và đã thu được những kết quả tốt đẹp. Ở Việt Nam, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với UNICEF tổ chức thí điểm xây dựng mô hình trường học thân thiện tại nhiều trường Tiểu học và THCS. - Trường học thân thiện, trước hết là nơi tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi quy định, đến trường. Nhà trường phải tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng vềquyền học tập cho thanh, thiếu niên. - Trường học thân thiện là trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Các thầy, cô giáo phải thân thiện trong dạy học, thân thiện trong đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh, đánh giá công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo. Các thầy, cô giáo trong quá trình dạy học phải thân thiện với mọi năng lực thực tế của mọi đối tượng học sinh, để các em tự tin bước vào đời. - Trường học thân thiện là trường học có môi trường sống lành mạnh, an toàn, tránh được những bất trắc, nguy hiểm đe dọa học sinh. - Trường học thân thiện là trường học có cơ sở vật chất đảm bảo các quyền tự nhiên thiết yếu con người: đủ nước sạch, ánh sáng, phòng y tế, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập v.v… - Trường học thân thiện là trường tạo lập sự bình đẳng giới, xây dựng thái độ và giáo dục hành vi ứng xử tôn trọng bình đẳng nam nữ. Trường học thân thiện phải chú trọng giáo dục kỹ năng sống, giáo dục cho học sinh biết rèn luyện thân thể, biết tự bảo vệ sức khỏe, biết sống khỏe mạnh, an toàn. - Trường học thân thiện là nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của học sinh, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, của chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị kinh tế và nhân dân địa phương nơi trường đóng cùng đồng lòng, đồng sức xây dựng nhà trường. II. Mục đích, ý nghĩa của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” - Quan trọng nhất là tạo nên một môi trường giáo dục (cả về vật chất lẫn tinh thần) an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học và học hết cấp của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ. - Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế, mỗi ngày trẻ em đến trường là một ngày vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của thầy cô giáo, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo. - Trong cuộc vận động “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, vai trò các thầy cô giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thực hiện kế hoạch này, chúng ta từng bước xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong thời kỳ phát triển mới. Theo đó, các thế hệ học sinh năng động, tích cực dưới sự dạy dỗ của các thầy cô giáo được học tập trong môi trường trường học thân thiện, sẽ là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. III. Nội dung phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” xác định 5 nội dung gồm: 1- Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. 2- Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. 3- Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. 4- Tổ chức các hoạt động tập thể, vui tươi, lành mạnh; 5- Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. V. Thực hiện: Để phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”   1 - Cần huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp điều kiện của địa phương, đáp ứng nhu cầu xã hội. 2 - Khắc phục tính thụ động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp, hiệu quả. 3 - Xây dựng, chỉnh trang trường, lớp xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn. Bảo đảm trường sạch sẽ, có cây xanh,  thoáng mát, lớp học đủ ánh sáng, thoáng đãng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh. 4 - Trường tổ chức cho học sinh trồng cây (dịp đầu xuân) và chăm sóc cây thường xuyên. Có đủ nhà vệ sinh và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ảnh hưởng xấu đến lớp học và cảnh quan môi trường. Học sinh tích cực tham gia giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân. 5 - Giáo viên dạy học có hiệu quả, giúp các em tự tin trong học tập, có phương pháp dạy, giáo dục và hướng dẫn học sinh học tập nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, góp phần hình thành khả năng tự học của học sinh... 6 - Bên cạnh đó, trường tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh; tổ chức các trò chơi dân gian, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, sinh hoạt, ứng xử văn hóa, loại bỏ bạo lực và tệ nạn xã hội trong học đường. Hình thành thói quen làm việc theo nhóm... 7 – Có kế hoạch phối hợp với ngành khác trong địa bàn trường, nhằm mục đích huy động nhân lực và hệ thống cơ sở vật chất của các ngành và tổ chức liên quan để phối hợp thực hiện và huy động sự tham gia, đóng góp của toàn xã hội triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường. - Ngành văn hóa, thể thao và du lịch tham gia phong trào với vai trò chủ đạo, giới thiệu với trường các di tích lịch sử văn hoá tại địa phương phù hợp với nội dung “Học sinh tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hoá ở địa phương”. Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử văn hoá hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn, tuyên truyền giới thiệu các di tích của địa phương với bạn bè, cộng đồng dân cư và khách du lịch”. - Ngành cũng tổ chức biên tập, giới thiệu các trò chơi dân gian, các loại hình văn hoá nghệ thuật dân gian và lựa chọn, phối hợp hướng dẫn việc tổ chức đưa những trò chơi, các loại hình văn hoá nghệ thuật dân gian vào trong nhà trường phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và lứa tuổi học sinh phổ thông... Đồng thời giới thiệu các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, các lễ hội, di tích, di sản thiên nhiên để ngành giáo dục và đào tạo lựa chọn, hướng dẫn giáo viên lồng ghép và chương trình bài giảng, đặc biệt là các môn học KHXH-NV như Văn học, Lịch sử, Địa lý, Đạo đức; phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo xây dựng các băng hình tiết dạy minh hoạ lồng ghép... “Thân thiện” là có tình cảm tốt, đối xử tử tế và thân thiết với nhau. Bản thân khái niệm “thân thiện” đã hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc, cưu mang đầy tình người về đạo lý. “Trường học thân thiện” đương nhiên phải “thân thiện” giữa tập thể sư phạm với học sinh, thân thiện với địa phương (địa bàn hoạt động của nhà trường); phải “thân thiện” trong tập thể sư phạm với nhau. 1. Trước hết, trường học phải thân thiện với địa bàn hoạt động, mà nội dung chủ yếu của sự thân thiện là: - Nhà trường phải phấn đấu trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục ở địa phương. Phải gương mẫu trong việc gìn giữ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở địa phương. Từ đó, địa phương sẽ đồng thuận, đồng lòng, đồng sức tham gia xây dựng nhà trường, xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa đôi bên. - Một nội dung trọng tâm về trường học thân thiện với địa phương: mỗi trường học nhận chăm sóc công trình văn hóa, lịch sử ở địa phương, và tích cực chăm lo xây dựng các công trình công cộng, trồng cây, chăm sóc cho đường phố, ngõ xóm sạch sẽ. 2. Thân thiện trong tập thể sư phạm với nhau. Điều này rất quan trọng, vì nó là “cái lõi” để thân thiện với mọi đối tượng khác. Ở đây, vai trò của hiệu trưởng, của lãnh đạo tổ chức Đảng và các đoàn thể là cực kỳ quan trọng. Muốn vậy, trong quan hệ quản lý, phải thực thi dân chủ, phải thực hiện bằng được quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong quan hệ tài chính, phải trong sáng, công khai, minh bạch đối với mọi thành viên trong nhà trường. Về mặt tâm lý, phải thực sự tôn trọng lẫn nhau. Không thể có thân thiện, nếu trong trường mất dân chủ, bất bình đẳng, nếu thiếu tôn trọng lẫn nhau, hiệu trưởng hống hách, quát nạt nhân viên dưới quyền. Cũng không thể có thân thiện, nếu mọi khoản thu chi trong nhà trường cứ “mờ mờ ảo ảo”. 3. Thân thiện giữa tập thể sư phạm, nhất là các thầy, cô với các em học sinh. Thầy cô cùng các bộ phận khác trong nhà trường đều hoạt động theo phương châm: “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Từ đó, trò sẽ quý mến, kính trọng thầy cô giáo. Sự thân thiện của các thầy, cô với các em là “khâu then chốt”, và được thể hiện ở các mặt sau: - Tận tâm trong giảng dạy và giáo dục các em. Muốn vậy, hãy mạnh dạn chuyển lối dạy cũ thụ động “thầy đọc, trò chép”, “thầy giảng, trò nghe” sang lối dạy “thầy tổ chức, trò hoạt động”, “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”. Có vậy mới phát huy được tính tự giác, tích cực học tập của các em, mới thực hiện được việc quan tâm đến từng em học sinh, nhất là đối với các em có hoàn cảnh khó khăn, các em học sinh “cá biệt”. - Công tâm trong quan hệ ứng xử. Thầy, cô giáo phải công tâm trong quan hệ ứng xử, công tâm trong việc đánh giá, cho điểm (nghĩa là phải công bằng, khách quan với lương tâm và thiên chức nhà giáo). - Phải coi trọng việc giáo dục bình đẳng giới để các học sinh nam, nữ biết quý trọng nhau, sống hòa đồng với nhau. Phải rèn kỹ năng sống cho học sinh thích ứng với xã hội, bởi cuộc sống nhà trường là cuộc sống thực, ngay ngày hôm nay, bây giờ, chứ không chỉ chuẩn bị cho tương lai. Đừng để trò phải “ngơ ngác” trước cuộc sống xã hội đang từng ngày thay đổi. 4. Nhà trường thân thiện phải đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng không chỉ yêu cầu của sự nghiệp giáo dục, mà còn cho cuộc sống an toàn, văn minh, phù hợp với tâm lý của đối tượng thụ hưởng. Trường học thân thiện thì không thể thiếu sân chơi, bãi tập đối với lứa tuổi “học mà chơi, chơi mà học”; ánh sáng như đom đóm, bàn ghế không đúng quy cách, nhà vệ sinh buộc trẻ phải bịt mũi, bặm môi mà vào... Ngược lại, trường học phải được xây dựng khang trang, xanh, sạch, đẹp, đúng yêu cầu sư phạm. Tất cả những nội dung trên, trước mắt được gói gọn vào 3 điểm trọng tâm : a. Học tốt. b. Đẩy mạnh việc “chơi mà học”. c. Mỗi trường học là một địa chỉ nhận chăm sóc công trình văn hóa, lịch sử. Tóm lại, trường học thân thiện phải là nơi mà mọi thành viên đều là bạn, là đồng chí, là anh em; giaó viên nêu cao tinh thần “càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu”; mọi hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, hấp dẫn mọi người, nhất là người học; trường học gắn bó mật thiết với địa phương, và có chất lượng giáo dục toàn diện với hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. - Phải tăng cường kiểm tra, phát vấn, giao việc cho các em, qua đó góp phần giúp các em có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói một cách có hệ thống, tự tin khi trình bày trước tập thể. - Thầy, cô giáo phải có phương pháp giảng dạy tích cực để cho HS tích cực. Bởi vì trong một lớp học, số “HS tích cực” rất là ít, thường là những em có học lực và hạnh kiểm khá - giỏi, còn đa số là thụ động. - Đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho có thể lôi cuốn tất cả học sinh tham gia. - Để tạo thêm sân chơi cho học sinh, tuỳ vào sở trường của mình, các em có thể tham gia các CLB như CLB Tin học, CLB Thơ văn,... - Triển khai giới thiệu cho học sinh những giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của địa bàn học sinh sinh sống. - Hoàn thiện nhân cách cho học sinh bằng cách phát động các phong trào “Không nói tục chửi thề”, “Gọi bạn xưng tên”, “Kính trên nhường dưới, lễ phép với thầy cô giáo, người lớn tuổi”… - Tạo điều kiện học sinh được tham gia các hoạt động trong nhà trường một cách chủ động, được bộc lộ quan điểm, rèn luyện các kỹ năng và hình thành quan hệ tốt trong giao tiếp với thầy cô và bạn bè. Tổ chức những hoạt động như hội chợ (vào dịp lễ, tết), hội thảo về phương pháp học tập, các buổi văn nghệ, trò chơi… để học sinh tự tham gia nhằm rèn luyện kỹ năng mềm để ứng dụng vào cuộc sống như thuyết trình, xây dựng hình ảnh bản thân, phương pháp làm việc nhóm… - Từ phong trào xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng một môi trường sư phạm thực sự lành mạnh, trong đó, học sinh biết bảo vệ danh dự của nhà trường, của tập thể lớp và của chính bản thân mình; biết bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai… Và để làm được điều này, cần phải có sự chung tay của cả gia đình và cộng đồng. TH15 , THONG GIAN BỒI DƯỠNG TRONG HỌC KÌ MỘT 1. Phương pháp giải quyết vấn đề. Dạy học giải quyết vấn đề là một phương pháp dạy học tích cực, có tác dụng nâng cao tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh cũng như năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Nhờ việc tích cực giải quyết tình huống vấn đề mà học sinh tìm ra kiến thức mới, khắc sâu chúng và dần hình thành được  năng lực tự  giải  quyết vấn  đề. Có năng  lực giải quyết vấn đề tức là các em có được khả năng thích ứng cao trong xã hội hiện đại ngày nay với nhiều vấn đề phức tạp và cấp thiết đòi hỏi phải giải quyết. Phương pháp giải quyết vấn đề cũng phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học. Phương pháp giải quyết vấn đề là phương pháp đặc biệt có hiệu quả trong dạy học môn khoa học. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là pp dạy học mà trong đó thầy giáo tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện ra vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực để giải quyết vấn đề và thông qua đó lĩnh hội tri thức, kĩ năng và đạt được những mục tiêu học tập khác. 1,1. Dấu hiệu bản chất Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có bản chất cơ bản sau đây: - HS được đặt vào một tình huống có vấn đề chứ không phải được thông báo dưới dạng tri thức có sẵn. - HS hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, huy động tri thức và khả năng của mình để phát hiện và giải quyết vấn đề chứ không phải nghe thầy giảng một cách thụ động. - Mục tiêu dạy học là phát triển khả năng tiến hành những quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề. HS không phải chỉ được học nội dung vấn đề mà còn nắm được con đường và cách thức tiến hành dẫn đến những kết quả đó, tạo cho các em hứng thú học tập. Sau khi nắm vững bản chất của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, chúng ta cần có sự nhận thức một cách thấu đáo những đặc điểm của phương pháp này đề từ đó có thể vận dụng linh hoạt vào quá trình dạy học. 1.2. Quy tr×nh d¹y häc Bước 1: Phát hiện và thâm nhập vấn đề: - Từ tình huống gợi vấn đề, HS phát hiện, suy nghĩ, tìm tòi. - Giải thích và chính xác hoá tình huống. - Phát hiện vấn đề và đặt mục đích giải quyết vấn đề đó. Bước 2: Tìm giải pháp: Tìm cách giải quyết vấn đề. Việc này thường được thực hiện theo sơ đồ:Bắt đầu Phân tích vấn đề ddddddddddddddd®ddddddd®®eeeeeđề Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết Hình thành giải pháp Giải pháp đúng Kết thúc Khi phân tích vấn đề cần làm rõ mối quan hệ giữa cái đã biết và cái cần tìm. Từ đó đề xuất và thực hiện hướng giải quyết. Kết quả của việc đề xuất và thực hiện hướng giải quyết là hình thành một giải pháp. Việc tiếp theo là kiểm tra giải pháp có đúng hay không. Nếu giải pháp đúng thì đi đến kết thúc ngay. Nếu giải pháp sai thì lại phải bắt đầu từ bước phân tích vấn đề. Nếu có nhiều phương pháp đúng thì cũng có thể so sánh để chọn giải pháp tối ưu. Bước 3: Trình bày giải pháp -Khi đã giải quyết đư

File đính kèm:

  • docKHBDTX LOP 5 2013 - 14.doc