Bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử trung học phổ thông

Câu 1. Hãy nêu đặc điểm vê' điều kiện tự nhiên, kính tê', xã hội, chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông.

* Điều kiện tự nhiên

Nhà nước cổ đại phương Đông thường ra đời trên lưu vực các con sông lớn ở châu Á và châu Phi: sông Nin (Ai Cập), sông Tigơrơ và Ơphơrát (Lưỡng Hà), sông Ất, sông Hằng (Ất Độ), Hoàng Hà và Trường Giang (Trung Quốc).;. Tại đây, vừa có những điều kiện thuận lợi vừa có khó khăn dẫn đến hình thành nhà nước.

 

docx259 trang | Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 24 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử trung học phổ thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRỊNH ĐÌNH TÙNG (Chủ biên) TRẦN HUY ĐOÀN - NGUYỄN THỊ HƯƠNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỊCH SỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM LỜI NÓI ĐẦU Vấn đề phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi các bộ môn nói chung, môn Lịch sử nói riêng là một trọng những nhiệm vụ của người giáo viên ở trường phổ thông. 15 năm qua, kể từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi hộc sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử, các tỉnh, thành trong cả nước đã tích cực hưởng ứng, tham gia, tích luỹ được ít nhiều kinh nghiệm trong việc xác định nội dung và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử. Tuy nhiên, nhiều vấn đề mà thực tiễn bổi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử đật ra đòi hỏi phải giải quyết như tài liệu bổi dưỡng, mức độ kiến thức đối với học sinh giỏi, các dạng đề thi, tạo hứng thú học tập, phương pháp ôn luyện, việc tự học Lịch sử của học sinh... Cuốn Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử Trung học phổ thông được biên soạn nhằm giải quyết những vấn đề nêu trên và cũng để có thêm một tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh ôn luyện môn LỊ*ch sử. Cuốn sách bao gồm 4 phần : Phần 1. Giới thiệu vài nét về phương pháp ôn luyện học sinh giỏi môn Lịch sử, Phần 4. Giới thiệu một số dạng đề. Trọng tâm của cuốn sách là ở Phần 2 và 3 với một hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam ở cả lớp 10, 11, 12. Biên soạn cuốn sách này, các tác giả căn cứ vào chương trình, sách giáo khoa môn Lịch sử ở trường THPT và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh đó là biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Biết là ghi nhớ được các sự kiện, hiện tượng hay quá trình lịch sử mà các em đã được học. Đây là mức độ đầu tiên của nhận thức lịch sử, đòi hỏi học sinh phải khôi phục lại được bức tranh của quá khứ đúng như nó tồn tại, đương nhiên là với nhffing net chung nhất, điển hình nhất. Mức độ này đòi hỏi các em phải trả lời được các câu hỏi: sự kiện hiện tượng lịch sử nào, diễn rạ khi nào, ở đâu, do ai thực hiện, diễn ra như thế nào, kết quả ra sao. Hiểu là giải thích được mối liên hệ bản chất bên trong của các sự kiện hiện tượng lịch sử, có khả năng diễn giải được các sự kiện lịch sử đã diễn ra, trả lời được câu hỏi vì sao như vậy. Việc hiểu của bọc sinh cũng ở các mức độ khác nhau như hiểu lơ mơ, hiểu máy móc, hiểu sâu sắc. Chúng ta cần luyện cho học sinh hiểu sâu sắc lịch sử, nghĩa là các em phải giải thích, trình bày được lịch sử bằng ngôn ngữ của mình. Vận dụng là mức độ cao của nhận thức, nghĩa là khả năng vận dụng được các kiến thức đã học vào các tình huống khác, để tiếp thu kiến thức mới và vận dụng vào thực tiễn. Phân tích là biết tách từ cái tổng thể thành bộ phận và biết rõ sự liên hệ giữa các thành phần đó theo cấu trúc của chùng. Đối với môn Lịch sử đó là biết tách các sự kiên, hiện tượng của một giai đoạn, hay quá trình lịch sử để làm rõ mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng đó. Đây là năng lực cao của hoạt động nhận thức. Tổng hợp là biết kết hợp các sự kiện hiện tượng lịch sử riêng rẽ thành một tổng thể mới. Nói cách khác là khả năng lựa chọn các sự kiên để tìm ra cái chung của một thời kì, giai đoạn hay vấn đề lịch sử. Đánh giá là biết so sánh, phê phán, chọn lọc các sự kiên hiện tượng lịch sử trên cơ sở các tiêu chí xác định. Đương nhiên các mức độ nhận thức lịch sử nói ưên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau. Không biết lịch sử diễn ra như thế nào thì cũng không thể hiểu, giải thích, đánh giá được lịch sử. Ngược lại muốn giải thích, đánh giá, vận dụng được cũng phải trên cơ sở của biết lịch sử. Trong quá trình học Lịch sử, nếu học sinh có được khả năng nêu trên, các em sẽ học giỏi môn Lịch sử. Cuốn sách này không chỉ là tài liệu tham khạo cho giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử mà còn có thể sử dụng trong quá trình ôn luyện học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phô' và ôn thi đại học. Các em học sinh cũng có thể sử dụng trong quá trình tự học ở nhà. Đương nhiên, việc sử dụng như thế nào cho hiệu quả phải căn cứ vào mục tiêu cụ thể. Vì là lần đầu biên soạn tài liệu này nên khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các em học sinh. Nhóm tác giả Phần một PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VÀ THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ Thi học sinh giỏi là một dạng thi nhằm lựa chọn được những học sinh có nărig lực và thành tích tốt trong học tập. Nó thường được tổ chức bằng nhiều kì thi tuyển chọn từ cấp cơ sở đến cấp cao hơn, với phạm vi càng đến vòng cao thì số lượng người tham gia càng được tinh tuyển ít hơn. Ví dụ, từ năm 1999 đến năm 2004, việc thi chọn học sinh giỏi quốc gia ở Việt Nam được thực hiện theo Quyết định 65/1998/ QĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo kèm theo Quy chế thi chộn học sinh giỏi quốc gia cấp Trung học phổ thông. Mục đích của kì thi được xác định rõ "nhằm động viên, khích lệ những học sinh giỏi và các giáo viên dạy giỏi, góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng công tác quản lí, chỉ đạo của các cấp giáo dục ; đồng thời nhằm phát hiện, học sinh có năng khiếu về môn học để tiếp tục bổi dưỡng ở cấp học cao hơn, nhằm đạo tạo nhân tài cho đất nước". Hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ tổ chức kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 Trung học phổ thông. Những học sinh đạt giải cao trong các kì thi quốc gia và quốc tế được hưởng một số quyền lợi nhất định. Việc tổ chức và chỉ đạo các kì thi quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện. Những học sinh giỏi đoạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp quận, huyện hay tỉnh, thành phố do các địa phường thực hiện cũng được ưu tiên cộng điểm ưong các kì thi chuyển cấp. Những quyền lợi đặc biệt này có ưu điểm là khuyến khích phong ưào dạy và học, góp phẩn phát hiện và đào tạo những tài năng trẻ nhưng cũng có mặt trái là dễ học tủ và học lệch (tập trung vào môri học mình yêu thích). Từ năm 2006, việc thi học sinh giỏi quốc gia cũng có những thay đổi như giảm số lượng học sinh tham gia xuống còn 6 học sinh cho 1 đội tuyển (có thể tăng lên 8 nếu 2 năm liền có thành tích cao), xoá bỏ bảng thi A, B cho hai khu vực tạo điều kiện cho học sinh được thi chung 1 đề (có cùng mức đánh giá) và có hình thức động viên khuyến khích khác (các trường đại học tự quyết định tuyển thẳng hay cộng điểm cho học sinh đạt giải nếu có kết quả thi tuyể.n đại học đạt được điểm sàn của khối thi). Đặc điểm nhận thức và yêu cầu của việc học tập Lịch sử ỏ trường THPT chuyên Hiện nay ở các tỉnh, thành phố trong cả nước đều có trường THPT chuyên. Điều đó thể hiện Đảng và Nhà nước ta từ Trung ương đến địa phương đều rất qhan tâm đến công tác phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, bồi dưỡng học sinh năng khiếu và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, phục vụ tốt cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Mục tiêu đào tạo ở trường chuyên, về cơ bản vẫn là mục tiêu đào tạo của trường THPT, tức là "giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể . . chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con ngựời Việt Nam XHCN... xây dựng nhân cách và trách nhiệm công dân..." và có thêm yêu cầu được phát triển năng khiếu (về một môn học) để chuẩn bị cho các em tiếp tục Riêng về năng khiếu một môn học, khi mói tuyển vào học trường chuyên thì I học sinh mới chỉ là những em có kết quả học tập xuất sắc ở THCS, có khả năng tiềm ẩn một năng khiếu (chứ chưa chắc đã có năng khiếu). Trong quá trình học ở trường chuyên, nhà trường phải tiếp tục để đi tới khẳng định năng, khiếu. Trên cơ sở đó để phát triển năng khiếu của các em, giúp các em khi tốt nghiệp trường chuyên phải là những học sinh có năng khiểủ phát triển. Mục tiêu lâu dàỉ của trường chuyên là các em phải được đào tạo thành những tài năng ở bậc đại học và sau đại học. Năng khiếu là "mầm mông" của tài năng, là "tín hiệu" của tương lai. Nó chưa là bậc cao của năng lực, nhưng nếu được phát hiện, bồi dưỡng kịp thời, có phương pháp và hệ thống sẽ phát triển thành nãng lực. Ngược lại, "mầm môrig" đó nếu không được phát hiên và bồi dưỡng sẽ bị thui chột. Năng khiếu, có liên quan đến một số yếu tố bên trong dựa trên những tư chất bẩm sinh - di truyền thể hiện ở các tố chất sinh lí, thần kinh trội tương hợp với năng khiếu có ở một người. Cấu trúc của năng khiếu có 3 yếu tố chính : Thông tuệ, mà các biểu hiện chính là : nhận thức, tiếp thu vấn đề nhanh, nhớ lâu, phản xạ nhanh, có óc tư duy lôgíc, có óc suy diễn, quy nạp, năng lực khái quát hoá, trừu tượng hoá phát triển. Sầng tạo, với biểu hiên chính là : có óc tư duy độc lập và có tư duy phê phán ; không thích nói khuôn sáo, làm theò đường mòn ; luôn luôn muốn tìm ra quy lũật, bản chất của vấn đề ; có khả nặng dự báo trước một vấn đề cần giải quyết; thường tìm ra nhiều phương án và tìm ra phương án tối ưu, độc đáo. Có một số phẩm chất nổi bật : say mê, kiên trì, làm việc có mục đích, có quyết tâm, có tình cảm, giàu lòng vị tha và tính nhân vãn, luôn có ý chí vươn lên để tự hoàn thiện mình. Ba yếu tố này cần có đồng thời, với mức độ cao, ở một học sinh thì đó là học sinh nãng khiếu. Đây cũng là cơ sở để tuýển chọn và bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở các trường THPT chuyên. Luật Giáo dục đã nhấn mạnh yêu cầu đối với phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp dạy học nói riêng là "phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ nâng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Yêu cầu này phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ dạy học ở trường chuyên vì phương pháp dạy, phương pháp học ở trường chuyên phải tiên tiến nhất, phù hợp với đối tượng là những học sinh xuất sắc. Đó là các phương pháp dựa trên hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như : dạy học liên môn, dạy học ' nêu vấn đề... nhằm tạo ra khả nâng tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu để kích thích và phát triển các phẩm chất thông minh và sáng tạo của người học. Học sinh trường chuyên không chỉ được học tốt hơn về kiến thức khoa học bộ môn mà còn được học kiến thức về phương pháp, được học cách tự học tốt nhất, được rèn luyện nhiều về tư duy, nhất là tư duy lôgíc, tư duy biện chứng. Học tập nói chung và học tập Lịch sử nói riêng là quá trình tiếp thu kiến thức. Kiến thức lịch sử lại hết sức phong phú và tăng lên với mức độ nhanh chóng mà trường chuyên cũng không sao truyền thụ hết được. Trong khi đó, khả năng hiểu í biết và khả năng học tập của con người trong cả cuộc đời là có hạn. Cho nên, dạy học ở trường chuyên phải phù hợp với đặc điểm tâm lí và khả năng nhận thức của học sinh năng khiếu, cần thiết phải làm cho quá trình học tập của học sinh trở thành quá trình chủ động học tập, tiến dần lên quá trình tự nghiên cứu độc lập. Muốn đạt được điều trên, vai trò của người thầy là rất lớn, phải yêu cầu, hướng dẫn và tổ chức điều khiển học sinh phát triển tư duy lịch sử nhất là tư duy độc lập, sáng tạo ; biết tự tiếp thu tri thức từ nhiều nguồn, trong đó phải kể đến việc giải các dạng bài tập lịch sử trong quá trình học, biết cách tự mình, suy nghĩ, tự đặt vấn đề và giải quyết các vấn đề được đạt ra ; kết hợp với trao đổi cá nhân, thảo luận nhóm, làm phong phú thêm kiến thức. Sau đó người học tự kiểm tra, đánh giá sản phẩm ban đầu sau khi đã trao đổi với bạn bè và dựa vào kết luận của thầy, tự sửa ' chữa, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện, đồng then tự rút ra kinh nghiêm về cách học, cách xử lí tình huống, cách giải quyết vấn đề của mình... Con người chỉ thực sự nắm vững cái mà mình đã giành được bằng hoạt động của bản thân. Học sinh sẽ chỉ ghi nhớ, nắm vững được những gì đã trải qua ưong hoạt động nhận thức tích cực của mình, trong đó các em đã phải có những cố gắng trí tuệ và khát vọng học tập. Nhiệm vụ tư duy đặt ra cho học sinh chuyên, phần lớn là những vấn đề lịch sử tổng hợp, sâu rộng; Nếu không có vốn tri thức phong phú, không có một khối lượng lớn tri thức đã được thông hiểu và nắm vững, không có lòng ham muốn hiểu biết, ham muốn học hỏi, tự học, tự tìm tòi và phải biết suy nghĩ, biết vận dụng kiến thức đã học để hiểu biết kiến thức mới thì học sinh không thể nào giải quyết được các vấn đề đặt ra như các bài tập lịch sử. Sự nỗ lực trên của các em, bao gồm cả tư duy trí tuệ, động cơ tâm lí, ý thức, thái độ tình cảm. Nhưng khi đã giải quyết được vấn đề đặt ra, học sinh sẽ cảm thấy phấn khởi, hứng thú, say mê hơn với bộ môn ; đồng thời có niềm tin vào bản thân và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Qua các công trình nghiên cứu, nhiều nhà tâm lí học, giáo dục học xác nhận rằng học sinh THPT, đặc biệt học sinh trường chuyên có khả năng tư duy lí luân, tư duy trừu tượng, tư duy lôgích và tư duy biện chứng. Muốn có tư duy tốt, nhất là tư duy "không phải mở sách", "không phải hỏi lại thầy và bạn", học sinh phải chú ý ôn luyện. Việc ôn tập và vận dụng có thể diên ra bất cứ lúc nào, vì ttong cuộc sống, học tập và sinh hoạt, hoàn cảnh có vấn đề luôn luôn xuất hiện. Do vậy, muốn nâng cao chất lượng của tư duy, người giáo viên phải chú ý đến số bài tập rèn luyện tư duy và phải đổ học sinh chuyên tiếp xức vớỉ các loại, các dạng tư duy khác nhau. Thực tiễn dạy học Lịch sử ỏ cắc trường THPT chuyên hiện nay Qua trao đổi với nhiều giáo viên dạy học Lịch sử ở trường THPT chuyên chúng tôi thấy nổi lên những thuận lợi cũng như khó khăn sau : Về thuận lợi, học sinh đều có thái độ tốt, hứng thú với học tập bộ môn, say mê sim tầm các loại tài liệu tham khảo bổ sung cho học tập, một số học sinh có năng khiếu bộ môn có điều kiện để nghiên cứu chuyên sâu. Số tiết học dành cho chuyên cũng nhiều hơn so với lớp không chuyên đã tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh mở rộng kiến thức. Về khó khăn, đa số học sinh chuyên năng lực học tập bộ môn không cao, học yếu các môn khác nên chọn vào chuyên Sử - Địa, trình độ nhận thức trong một ỉớp khổng đồng đều. Vì vậy, so với các chuyên khác thì chất lượng học tập chuyên Sử - Địa thấp hơn. Chưa có chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, sách bài tập dành riêng cho chuyên, chưa có phòng học bộ môn, phương tiện dạy học hiện đại... Giáo viên không được đào tạo, tập huấn để dạy chuyên, chủ yếu dạy bằng kinh nghiêm thực tiễn đúc rút từ năm này qua năm khác. Giáo viên dạy chuyên thường chịu áp lực lớn từ "căn bệnh thành tích" của các trường về số lượng học sinh giỏi quốc gia, học sinh thi đỗ vào đại học, cao đẳng ; đồng thời lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp quản lí, phụ huynh học sinh về bộ môn. Về phương pháp dạy học, qua điều tra, thăm dò ý kiến, đa số giáo viên đều nhất trí cho rằng sử dụng bài tập trong dạy học Lịch sử ở trường THPT nói chung và trường chuyên nói riêng trong quá trình dạy học là rất cần thiết và nó có tác dụng về nhiều mặt, đặc biệt là gây hứng thú học tập, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo và rèn kĩ năng thực hành bộ môn cho học sinh. Nhiều giáo viên cho rằng trong dạy học Lịch sử ở trường THPT chuyên "cần phải thường xuyên sử dụng hệ thống bài tập đa dạng, phong phú và bảo đảm tính vừa sức cho học sinh làm sẽ giúp các em có hứng thú học tạp bộ môn và hiểu sâu sắc bài học". Vấn đề bài tập trong dạy học Lịch sử đã được đề cập đến từ lâu về mặt lí luận, song trên thực tiễn vẫn chưa được tiến hành một cách thường xuyên, có hiệu quả. Có nhiều lí do, song có thể tập trung vào những nguyên nhân sau : Đối với giáo viên, chưa có nhận thức thấu đáo về việc xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học Lịch sử nên không quyết tâm thực hiện. Mặt khác, khi còn là sinh viên sư phạm họ chưa được trang bị đầy đủ về nguyên tắc, quy trình xây dựng bài tập và những biện pháp sư phạm cần tuân thủ trong quá trình sử dụng bài tập nên không tránh khỏi lúng túng khi đưa ra vấn đề này vào thực tế giảng dạy ở trường phổ thông và trường chuyên. Chưa có sự chỉ đạo thống nhất từ Vụ Giáo dục Trung học và các phòng chỉ dạo chuyên môn ở các Sở Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và’ Đào tạo vẫn chưa ban hành sách bài tập môn Lịch sử dành riêng cho độ'i tượng học sinh chuyên thống nhất trong cả nước ; chưa có chương trình quy định số giỡ bài tập, giờ thực hành thích đáng và tài liệu tham khảo thích hợp, giúp giáo viên dạy chuyên có những định hướng Cơ bản trong quá trình sử dụng bài tập trong dạy học Lịch sử. Các đề thi tốt nghiệp THPT, đề thi vào đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp đến nay vẫn còn nhiều câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh học thuộc lòng, ghi nhớ kiến thức mà ít chú ý đến bài tập thực hành, bài tập yêu cầu phân tích, giải thích, chứng minh... đòi hỏi khả nãng tư duy sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập bộ môn. Vì vậy, xảy ra tình trạng "thi gì học nấy" trong một bộ phận giáo viên và học sinh. Qua thực tế cho thấy, việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn thông qua biện pháp sử dựng bài tập Lịch sử chưa có sự chuyển biến mau lẹ, nhất lằ đối vớí các trường ở vùng khó khăn như các tỉnh miền núi ở đó phương tiện dạy học còn nhiều thiếu thốn. Đối với học sinh, hầu hết các em học ở các lớp chuyên Sử đều tích cực, quyết tâm và ham thích môn Lịch sử. Nhiều em đã có ý thức làm bài tập lịch sử song do chưa có sự hướng dẫn đầy đủ của thầy cô về phương pháp, dẫn đến kĩ năng phân tích, tổng hợp, hê thống hoá, khái quát hoá còn yếu và thiếu tài liệu tham khảo phục vụ học tập bộ môn. Do phương pháp giảng dạy của giáo viên còn hạn chế làm cho học sinh không có hứng thú học tập bộ môn. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, song chủ yếu là trong thực tế giảng dạy, giáo viên không thường xuyên đổi mới xây dựng va sử dụng hệ thống bài tập ÍỊch sử. Do đó, học sinh còn nhiều bỡ ngỡ khi làni các bài tập thực hành, tổng hợp kiến thức và không thấy hứng thú với việc làm bài tập. Qua điều tra, thăm dò ý kiến của học sinh chuyên, các em đã có những kiến nghị về đổi mới vỉệc dạy học Lịch sử nói chung và sử dụng bài tập Lịch sử nói riêng ở các lớp chuyên Văn-Sử - Địa như: Cung cấp tài liệu tham khảo : sách bài tập, tư liêu tranh ảnh, bản đổ, đĩa hình, đĩa tiếng, tài liệu thành vări... để các em được tái hiên lịch sử sinh động, hấp dẫn đúng như nó tổn tại và diễn ra. Nên có nhiều dạng bài tập kết hợp lí thuyết với thực hành, bấi trắc nghiệm kết hợp với bài tự luận, bài tập kích thích tư duy độc lập, sáng tạo của học sính. Tránh ra nhiều quá bài tập và bài tập không có chất lượng. Giảm tải khối lượng kiến thức, kết hợp đa dạng, nhuần nhuyễn các phương pháp, hình thức dạy học, tăng cường phương tiên trực quan, tránh "đọc - chép", "nhồi nhét" kiến thức ở các lớp chuyên. Giáo viên phải sẩn sàng giải đáp mọi thắc mắc của học sinh liên quan đến bộ môn. Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả học tập của các em. Có các hình thức khen khen, phê kịp thời... Như vậy, người giáo viên dạy Lịch sử ở trường chuyên phải thực sự tâm huyết vói nghề, phải thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, phải có năng lực sư phạm và biết kết hợp một cách khéo léo các phương pháp, phương tiện nhằm tổ chức tốt việc nhận thức cho học sinh chuyên. Thực tiễn chứng tỏ rằng, học sinh gắn việc yêu thích môn học vói yêu thích giáo viên và phương pháp giảng dạy của giáo viên đó. Những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, giúp chúng ta thấy rõ yêu cầu cấp bách của việc sử dụng bài tập Lịch sử ưong quá trình dạy học. Tuy nhiên, đó không phải là biện pháp duy nhất, để mang lại hiệu quả giáo dục cao, cần phải kết hợp tổ' chức tốt giờ học chính khoá trên lớp, nhằm khơi gợi tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh chuyên để giúp các em nắm vững bài học là điều cần thiết. Phương pháp bổi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ỏ trường chuyên a) Phải xác định động cơ, hứng thú học tập Lịch sử cho học sinh Xác định mục tiếu học tập là hình thành ở học sinh động cơ đúng đắn ưong học tập lịch sử. Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy trực tiếp con người ta hoạt động. Tuyệt đại bộ phận động cơ của con người đều là biểu hiện cụ thể của nhu câu. Nhu cầu có thể biểu hiện dưới các hình thức như hứng thú, ý định, mong muốn..; Hứng thú là biểu hiện tình cảm, nhu cầu nhận thức của con người. Ý định là một nhu cầu chưa phân hoá, chưa có ý thức rõ rệt, nó khiến con người mơ hồ cảm thấy muốn làm một cái gì, nhưng chưa rõ vì sao mình định làm như thế và chưa rõ làm như thế nào. Như vậy, bước thứ nhất của công việc dạy học Lịch sử là làm thế nào khơi gợi được hứng thú của học sinh đối với việc học tập, làm rõ mục đích học tập. Công việc này tập trụng tiến hành trong bài mở đầu cũng như phần đầu của bài giảng trong suốt quá trình giảng dạy. Những người thầy có kinh nghiêm thường kết hợp hai yêu cầu đó. Trong bài mở đầu, thầy phải giúp học sinh thấy được mục đích và yêu cầu của toàn học kì, đồng thời biết nêu ra một số vấn đề trong nội dung học tập có khả năng khêu gợi hứng thú học tập của học sinh, i khiến họ khát khao mụốn được biết, kích thích tính tích cực học tập của học sinh. Động cơ học tập môn Lịch sử của học sinh phải được tạo ra bởi quyền lợi được hưởng của các em (được khen thưởng, cộng điểm, vào đại học...) hoặc bằng sức mạnh của nội dung bài học. Không có động cơ học tập, học sinh sẽ không có nhu > cầu tham gia tích cực vào bài học. Vì vậy chỉ có thể nâng cao được chất lượng dạy học lịch sử ở trường chuyên nói chung, bồi dưỡng học sinh giỏi sử nói riêng khi hình thành ở học sinh động cơ, thái độ học tập đúng dấn. b) Phải sớm hình thành ở học sinh những năng lực học và làm bài thi môn • Lịch sử Năng lực học là khả năng tự mình chiếm lĩnh kiến thức lịch sử một cách có hiệu quả dưới sự điều khiển, hướng dẫn của thầy. Muốn vậy, học sinh phải được trang bị những cơ sở mang tfnh phương pháp luận nhận thức lịch sử. Kiến thức lịch sử mà học sinh ĩĩnh hội là những kiến thức đã được khoa học xác nhận và được ghi chép trong sách giáo khoa bộ môn. Xuất phát từ đặc trưng của kiến thức lịch sử, chúng ta cần hình thành ở học sinh những kĩ năng cơ bản sau : - Kĩ nărg học, ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử một cách hệ thống. Lịch sử là cụ thể. Các sự kiện hiện tượng lịch sử luôn luôn gắn liền với một không gian, thời gian, nhân vật nhất định, mà tách các yếu tố đó ra khỏi sự kiện thì chúng ta không thể hiểu được lịch sử nữa. Vì vậy, một trong những yêu cầu quan trọng trong quá ữình bồi dưỡng học sinh là giáo viên phải yêu cầu học sinh thuộc các sự kiện lịch sử cơ bản. Ví dụ, học sinh chỉ có thể hiểu được tính chất của phong trào Cần vương, giải thích được vì sao cuối thế kỉ XIX lại bùng nổ phong ttào Cần vương nếu học sinh hiểu được hoàn cảnh cụ thể của nước ta lúc này, khi mà thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược nước ta, khi triều đình nhà Nguyên đã chính thức đầu hàng thực dân Pháp và sự xuất hiện chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết... Kĩ năng phát hiện vấn dề và giải quyết vấn đề. Học sinh giỏi môn Lịch sử là những học sinh ham thích say mê nghiên cứu và học tập môn Lịch sử. Các em phải tự mình phát hiện ra vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề trong quá trình học tập. Các em phải luôn luôn có ý thức tìm hiểu để làm sáng tỏ các sự kiện lịch sử và giải thích vì sao như vậy. Ví dụ, khi học về các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, học sinh phải tự mình đật câu hỏi và tìm cách giải quyết vì sao các nựớc lại có lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bằng những con đường khác nhau... Kĩ năng làm bài thi môn Lịch sử. Thi học sinh giỏi hiện nay theo hình thức thi tự luận. Xu hướng đề thi học sinh giỏi là có nhiều câu (khoảng 7-8 câu). Trong thời gian có hạn (180 phút), đòi hỏi học sinh phải có những kĩ năng cơ bản trong việc nhận thức đề, phân phối thời gian, giải quyết đề và trình bày bài. Những kĩ nãng đó không phải ngày một ngày hai có được mà phải là một quá trình. Nó phải được từng bước hình thành ngay từ khi các em học lớp 10 trường THPT chuyên. Để hình thành những kĩ năng học Lịch sử nói trên, trong quá trình bổi dưỡng học sink giỏi, giáo viên nên tập trung cho các em ỉàm bài tập Lịch sử dưới nhiều dạng khác nhau, kể cả kĩ năng trắc nghiêm, tự luận và thực hành. PHẦN HAI HƯỚNG DẪN ÔN LUYỆN LỊCH SỬ THẾ GIỚI • ■ Câu 1. Hãy nêu đặc điểm vê' điều kiện tự nhiên, kính tê', xã hội, chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông. Điều kiện tự nhiên Nhà nước cổ đại phương Đông thường ra đời trên lưu vực các con sông lớn ở châu Á và châu Phi: sông Nin (Ai Cập), sông Tigơrơ và Ơphơrát (Lưỡng Hà), sông Ất, sông Hằng (Ất Độ), Hoàng Hà và Trường Giang (Trung Quốc).;. Tại đây, vừa có những điều kiện thuận lợi vừa có khó khăn dẫn đến hình thành nhà nước. Thuận lợi: + Các con sông ấy đã tạo nên những đồng bằng rộng, đất phù sa màu mỡ, mềm, tơi xốp, rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Vì vậy, cư dân cổ đại phương Đông chỉ cần dùng những nông cụ thô sơ cũng có thể canh tác được. + Nguồn nước : các con sông cung cấp đủ nguồn nước cho sản xuất và nước dùng trong sinh hoạt, cung cấp nguồn thuỷ sản và là đường giao thông quan trọng của đất nước. Khó khăn : do trên lưu vực các sông lớn, nên thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt. Để có thể sinh sống và sản xuất lâu dài, cư dân ở đây phải lo đến công tác thuỷ lợi: đào kênh, lập hệ thống gầu để múc nước đưa từ chân ruộng thấp lên chân ruộng cao ; đắp đê ngăn lũ. Chính công việc trị thuỷ khiến mọi người gắn bó, ràng buộc nhau trong tổ

File đính kèm:

  • docxboi_duong_hoc_sinh_gioi_lich_su_trung_hoc_pho_thong.docx
Giáo án liên quan