Bồi dưỡng chuyên môn cấp tiểu học - Hè 2011

Những vấn đề cơ bản giáo dục tiểu học

Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Trường Tiểu học

Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT và những vấn đề cần lưu ý

 

ppt14 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 910 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bồi dưỡng chuyên môn cấp tiểu học - Hè 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CẤP TIỂU HỌC - HÈ 2011 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3 PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO Ngày 05/8/2011 NỘI DUNG Những vấn đề cơ bản giáo dục tiểu học Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Trường Tiểu học Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT và những vấn đề cần lưu ý THÔNG TƯ 32/2009/TT-BGDĐT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học Thực trạng Những vấn đề cần lưu ý Một số gợi ý THÔNG TƯ 32/2009/TT-BGDĐT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học Điều 7. Đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét Các môn : Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học Thang điểm 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân; nhận xét về sự tiến bộ hoặc những điểm cần cố gắng Thực trạng Lời nhận xét ở các bài điểm 9 – 10 : Còn chung chung, mang tính đánh giá. Lời nhận xét ở các bài điểm 5 đến 8 : chú trọng các lỗi sai, chưa quan tâm đến những cố gắng, tiến bộ. Lời nhận xét ở các bài điểm dưới 5 : chê bai, chưa mang tính động viên khuyến khích. Không ghi nhận xét. Những vấn đề cần lưu ý khi nhận xét bài làm của học sinh Xác định lỗi sai thuộc lĩnh vực kiến thức hay kĩ năng Ví dụ : * Tiếng Việt : - Chưa hiểu nghĩa từ nên dùng từ không chính xác (KT). - Chưa xác định đúng yêu cầu đề bài nên bài làm lạc đề (KN). Những vấn đề cần lưu ý khi nhận xét bài làm của học sinh Xác định lỗi sai thuộc lĩnh vực kiến thức hay kĩ năng Ví dụ : * Toán : - Xác định chưa đúng thành phần chưa biết của phép tính (KT). - Đặt tính lệch hàng dẫn đến tính sai kết quả (KN). Những vấn đề cần lưu ý khi nhận xét bài làm của học sinh Chọn lựa một lỗi sai tiêu biểu mà học sinh có thể tự khắc phục để nhận xét Ví dụ : * Toán : Giải sai kết quả bài toán tìm thành phần chưa biết vì hai lí do - Xác định chưa đúng thành phần chưa biết của phép tính (nên chọn). - Tính sai kết quả (thầy hướng dẫn lại). Những vấn đề cần lưu ý khi nhận xét bài làm của học sinh Văn phong trong nhận xét - Cần có chủ ngữ thể hiện sự tôn trọng học sinh. - Không sử dụng các câu mệnh lệnh. - Lời nhận xét cho thấy thầy cô luôn sẵn sàng giúp đỡ học sinh điều chỉnh sai sót hơn là sự phiền trách. Những vấn đề cần lưu ý khi nhận xét bài làm của học sinh Nhận xét tích cực - Đối với bài kiểm tra thường xuyên : ghi nhận sự tiến bộ so với bài làm trước. - Đối với bài kiểm tra định kì : Cần có nhận xét chung cho cả tập bài => Xác định những sai sót phổ biến giúp giáo viên điều chỉnh cách dạy. Một số gợi ý Đối với những bài không có hoặc có ít sai sót (ghi điểm 9 – 10) - Em vận dụng tốt những điều đã học. - Em có cách giải câu … rất hay. - Em tính nhẩm rất thành thạo. - Em phân biệt tốt các dạng toán về Tỉ số phần trăm. - Kỹ năng quan sát của em rất tốt. - Cách dùng từ của em rất sinh động. - … Một số gợi ý Đối với những bài có nhiều sai sót - Em nên xem lại bài … trang … ở sách giáo khoa. - Em nên tóm tắt bài … bằng sơ đồ đoạn thẳng trước khi giải. - Nếu áp dụng tính chất “Một số nhân với một tổng” em sẽ tính nhanh hơn. - Em nên xem lại ví dụ … trang … ở sách giáo khoa về cách viết câu ghép có dùng quan hệ từ. - Nếu em kết hợp tả hoạt động với tả hình dáng thì hình ảnh của mẹ sẽ sinh động hơn. - … Kết luận Hiệu quả : - Học sinh thấy được ưu điểm để tiếp tục phát huy hoặc nhận ra được những sai sót để tự điều chỉnh. - Giáo viên có biện pháp điều chỉnh cách dạy hoặc giúp học sinh điều chỉnh cách học. - Phụ huynh nhận ra được khả năng học tập đích thực của con em để cùng giáo viên giúp học sinh tự điều chỉnh.

File đính kèm:

  • pptThong tu 32_LOI.ppt
Giáo án liên quan