Báo cáo Tham luận nâng cao chất lượng dạy - Học theo mô hình trường học mới - vnen

Hiện đang là vấn đề quan tâm và gây không ít tò mò không chỉ với các cấp, các ngành, các đơn vị quản lý trường học mà còn của quý bậc phụ huynh và những người có tâm huyết với giáo dục.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, thì giáo dục không ngừng được đổi mới và lần đổi mới này, tôi nghĩ là bước tiến quan trọng trong cải cách giáo dục mà dự án đã mang lại. Trên địa bàn toàn huyện U Minh Thượng thì có 4 trường được tham gia dự án ( Trường Tiểu học Vĩnh Hòa 1, Trường Tiểu học Thạnh Yên 3, Trường Tiểu học Thạnh Yên A1 và Trường Tiểu học Minh Thuận 5 của chúng ta vinh dự được nằm trong dự án của chương trình " Dạy học theo mô hình trường học mới VNEN."

Mô hình VNEN là cách tổ chức lớp học theo nhóm, mỗi nhóm có 4-6 học sinh. Lớp học sẽ có Hội đồng tự quản và các ban phụ trách từng nhiệm vụ riêng. Mỗi nhóm sẽ có một nhóm trưởng phụ trách triển khai các hoạt động khi được giáo viên yêu cầu. Nhóm trưởng sẽ giúp giáo viên theo sát các bạn trong nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng bạn ở đầu tiết học, hướng dẫn hỗ trợ cho các bạn trong học tập. Với mô hình này, học sinh sẽ có nhiều cơ hội thể hiện mình, chủ động hơn trong mọi hoạt động học tập cũng như sinh hoạt, trên tinh thần hợp tác cùng nhau. Kết quả học tập sẽ do học sinh tự đánh giá chính mình, đánh giá bạn cùng nhóm và sẽ được ghi vào bảng đo tiến độ. Giáo viên sẽ là người tổ chức hướng dẫn các hoạt động cho học sinh, không tham gia cho điểm học sinh, học sinh hình thành thói quen làm việc theo 10 bước học tập của mô hình VNEN. Đặc biệt, học sinh sẽ được học theo một chương trình sách giáo khoa riêng

Điều đó cho thấy, cơ hội cho trường chúng ta cũng cao nhưng thách thức cũng không phải là nhỏ. Bản thân tôi được trực tiếp chỉ đạo dạy học theo mô hình trường học mới hơn 1 năm qua, tôi thấy một số vấn đề cần chia sẻ cùng quý vị và quý thầy cô như sau:

1. Thuận lợi :

- Được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền địa phương và chỉ đạo trực tiếp của sở GD & ĐT, Phòng GD&ĐT U Minh Thượng. Ban giám hiệu nhà trường. và sự nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, đoàn kết, tích cực, năng động và sáng tạo của đội ngũ giáo viên trong nhà trường.

- Bước đầu HS đã biết thực hiện các bước học tập theo mô hình VNEN.

- HS khá giỏi đã biết giúp đỡ HS yếu hoàn thành các bài tập.

2. Khó khăn :

- Gia đình các em đa số làm nông, kinh tế một số gia đình khó khăn nên chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em, phải lo cuộc sống mưu sinh còn phó mặc công việc học tập của con em mình cho nhà trường.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1890 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Tham luận nâng cao chất lượng dạy - Học theo mô hình trường học mới - vnen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THAM LUẬN. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI – VNEN Kính thưa quý vị đại biểu, thưa quý thầy cô giáo! I. VÀI NÉT VỀ “ DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN.” Hiện đang là vấn đề quan tâm và gây không ít tò mò không chỉ với các cấp, các ngành, các đơn vị quản lý trường học mà còn của quý bậc phụ huynh và những người có tâm huyết với giáo dục. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, thì giáo dục không ngừng được đổi mới và lần đổi mới này, tôi nghĩ là bước tiến quan trọng trong cải cách giáo dục mà dự án đã mang lại. Trên địa bàn toàn huyện U Minh Thượng thì có 4 trường được tham gia dự án ( Trường Tiểu học Vĩnh Hòa 1, Trường Tiểu học Thạnh Yên 3, Trường Tiểu học Thạnh Yên A1 và Trường Tiểu học Minh Thuận 5 của chúng ta vinh dự được nằm trong dự án của chương trình " Dạy học theo mô hình trường học mới VNEN."  Mô hình VNEN là cách tổ chức lớp học theo nhóm, mỗi nhóm có 4-6 học sinh. Lớp học sẽ có Hội đồng tự quản và các ban phụ trách từng nhiệm vụ riêng. Mỗi nhóm sẽ có một nhóm trưởng phụ trách triển khai các hoạt động khi được giáo viên yêu cầu. Nhóm trưởng sẽ giúp giáo viên theo sát các bạn trong nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng bạn ở đầu tiết học, hướng dẫn hỗ trợ cho các bạn trong học tập. Với mô hình này, học sinh sẽ có nhiều cơ hội thể hiện mình, chủ động hơn trong mọi hoạt động học tập cũng như sinh hoạt, trên tinh thần hợp tác cùng nhau. Kết quả học tập sẽ do học sinh tự đánh giá chính mình, đánh giá bạn cùng nhóm và sẽ được ghi vào bảng đo tiến độ. Giáo viên sẽ là người tổ chức hướng dẫn các hoạt động cho học sinh, không tham gia cho điểm học sinh, học sinh hình thành thói quen làm việc theo 10 bước học tập của mô hình VNEN. Đặc biệt, học sinh sẽ được học theo một chương trình sách giáo khoa riêng… Điều đó cho thấy, cơ hội cho trường chúng ta cũng cao nhưng thách thức cũng không phải là nhỏ. Bản thân tôi được trực tiếp chỉ đạo dạy học theo mô hình trường học mới hơn 1 năm qua, tôi thấy một số vấn đề cần chia sẻ cùng quý vị và quý thầy cô như sau: Thuận lợi : - Được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền địa phương và chỉ đạo trực tiếp của sở GD & ĐT, Phòng GD&ĐT U Minh Thượng. Ban giám hiệu nhà trường. và sự nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, đoàn kết, tích cực, năng động và sáng tạo của đội ngũ giáo viên trong nhà trường. - Bước đầu HS đã biết thực hiện các bước học tập theo mô hình VNEN. - HS khá giỏi đã biết giúp đỡ HS yếu hoàn thành các bài tập. Khó khăn : Gia đình các em đa số làm nông, kinh tế một số gia đình khó khăn nên chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em, phải lo cuộc sống mưu sinh còn phó mặc công việc học tập của con em mình cho nhà trường. - Các em đọc còn nhỏ, chưa biết ngắt nghỉ hơi, đọc sai dấu và còn phải đánh vần. Khả năng ghi nhớ ở HS lớp 2 thiếu bền vững ( nhất là các bài học thuộc, kể chuyện) nên các em không đảm bảo mục tiêu đề ra. Ở lớp 3 các em mới dừng lại ở mức thuộc câu chuyện chứ chưa thể hiện được cử chỉ, điệu bộ khi kể. -Một số câu lệnh và logo chưa rõ ràng nên học sinh không hiểu yêu cầu để thực hiện -Vốn tiếng việt hạn chế nên viết văn chưa rõ ràng, thiếu chính xác còn lặp lại câu, từ. -Đa số học sinh lớp 2 chưa biết điều hành nhóm, chưa biết hợp tác trong học tập, chưa mạnh dạn trình bày ý kiến của bản thân -Phần ứng dụng học tập ở nhà học sinh không tự giải quyết được vì không có sự hướng dẫn của phụ huynh Mô hình dạy học: -Thiết kế của bài học VNEN được xây dựng 3 trong 1 tức là SGK, SGV và VBT cùng trong một quyển, điều đó rất tiện cho GV và HS trong hoạt động dạy và học. -Mô hình dạy học của VNEN chuyển cơ bản từ hoạt động dạy của giáo viên sang hoạt động học của học sinh. Tức là chuyển từ phương pháp dạy truyền thống sang phương pháp học tích cực của học sinh. 4. Nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của VNEN: - Giữ nguyên nội dung sách giáo khoa, mục tiêu bài học và chuẩn kiến thức kĩ năng - Đổi mới: Hình thức và phương pháp tổ chức dạy học. Ở phương pháp truyền thống thì học sinh được tiếp thu kiến thức một cách thụ động ( dưới sự hướng dẫn của GV). Còn ở chương trình VNEN, HS tự học, tự tìm ra kiến thức mới thông qua tài liệu học, GV chỉ tổ chức các phương pháp và hình thức dạy học. - Học tập theo mô hình VNEN giúp học sinh phát huy tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Với phương pháp dạy học mới, giúp các em phát huy tốt các kĩ năng: KN giao tiếp, KN hợp tác, KN tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học. - Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các kí hiệu của từng hoạt động: HĐ cá nhân, HĐ cặp đôi, HĐ nhóm, HĐ chung cả lớp, HĐ với cộng đồng. - Tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới PPDH và các hình thức dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học của học sinh. Tăng khả năng thực hành, vận dụng, chú ý tích hợp với  hoạt động phát triển ngôn ngữ của học sinh thông qua các hoạt động học tập. - Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của học sinh trong đời sống hàng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của học sinh, của cộng đồng thông qua HĐ ứng dụng của mỗi bài. Và khuyến khích HS tích luỹ kiến thức qua gia đình, cộng đồng, rèn cho các em kĩ năng giải quyết các vấn đề, các khó khăn của chính bản thân. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI 1. Đối với ban giám hiệu: - BGH phải quan tâm, chỉ đạo sát sao chuyên môn khối VNEN. - Tăng cường dự giờ, tư vấn, rút kinh nghiệm. - Tổ chức các chuyên đề chuyên môn trong khối VNEN rút kinh nghiệm. - Lên thời khóa biểu phù hợp, đảm bảo tính sư phạm. - Khuyến khích giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong dạy học. - Mỗi lớp đều phải thành lập “Nhóm bạn học ở nhà và gọi nhau đi học ở trường” để cùng làm bài tập ứng dụng và rủ nhau đi học để duy trì tỷ lệ chuyên cần “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. - Mỗi giáo viên phải viết nhật kí giảng dạy những vấn đề bất cập về sách, những khó khăn của học sinh, những giải pháp thực hiện đạt hiệu quả, nhật ký đánh giá học sinh. - Chỉ đạo cho GV Tổng phụ trách Đội tìm và tổ chức các hoạt động NGLL, các trò chơi trong sinh hoạt tập thể, các trò chơi trong học thể dục, các trò chơi dân gian, ... để giáo viên có các trò chơi phong phú tổ chức trong khởi động ở đầu các tiết học. - Thường xuyên kiểm tra giáo viên về: Sổ nhật kí giảng dạy và nhật ký đánh giá học để tư vấn điều chỉnh kịp thời. 2. Đối với Tổ chuyên môn: - Chủ động lên kế hoạch sinh hoạt chuyên môn trong tổ, nội dung sinh hoạt phải đi vào chiều sâu và chất lượng (nêu lên được những tồn tại, những khó khăn bất cập, những vướng mắc gặp phải trong quá trình dạy học. Tổ chức thảo luận và thống nhất trong tổ những điều chỉnh, những giải pháp khắc phục tồn tại trong thời gian tiếp theo). - Tăng cường dự giờ, tư vấn, rút kinh nghiệm cho giáo viên trong tổ. Tổ chức vào ngày thứ sáu hàng tuần từ 1 đến 2 tiết dạy để GV trong khối trao đổi chuyên môn với nhau ( về phương pháp, cách thức tổ chức lớp, cách điều hành của nhóm trưởng, học sinh có thực sự tự học không ? có tự giác, tích cực không ?, có thực hiện đúng các bước lên lớp không ?, các nhóm có hoạt động đều tay, sôi nổi không ?, nhóm trưởng điều hành nhóm có tốt không ?, các hoạt động học diễn ra có đúng trình tự và lôgic không ?, học sinh hoàn thành các hoạt động nêu trong sách không ?, học sinh có hiểu bài, nắm được bài, hoàn thành mục tiêu bài học không ?, sự giúp đỡ của nhóm, của GV với HS yếu như thế nào?, câu lệnh cùng những ngữ liệu đã rõ ràng và dễ hiểu đối với HS không ? , thời gian dành cho mỗi hoạt động của bài hợp lí chưa? Nếu chưa hợp lí thì điều chỉnh như thế nào? - Ngoài ra còn tổ chức các chuyên đề ở các môn học hoạt động giáo dục mà giáo viên còn lúng túng (ÂN, MT, TD, ĐĐ, Thủ công (Kỹ thuật) rút kinh nghiệm trong tổ để có phương pháp giảng dạy tốt. - Thường xuyên kiểm tra giáo viên: Sổ nhật kí giảng dạy và nhật ký đánh giá học để tư vấn điều chỉnh kịp thời. Đồng thời đề xuất với nhà trường những khó khăn bất cập và xin ý kiến chỉ đạo để triển khai điều chỉnh nhằm giúp giáo viên trong tổ thực hiện tốt hơn sổ nhật kí dạy học. 3. Đối với giáo viên: - Nghiên cứu kĩ bài dạy (mục đích cần đạt, câu lệnh, lôgô...) để trao đổi với các giáo viên trong khối điều chỉnh cho phù hợp; nắm chắc 5 bước giảng dạy và 10 bước học tập để tổ chức dạy học trên lớp đạt hiệu quả. - Viết vào nhật kí giảng dạy và nhật ký đánh giá học, cập nhật những khó khăn của học sinh, những giải pháp thực hiện đạt hiệu quả trong quá trình giảng dạy. - Hướng dẫn HS lựa chọn và bình bầu những bạn mạnh dạn, nhanh nhẹn, học lực khá giỏi vào ban tự quản và nhóm trưởng để tập huấn cho nhóm trưởng và ban tự quản kĩ năng điều hành nhóm học tập cũng như tổ chức vui chơi. - Mỗi lớp đều phải thành lập “Nhóm bạn học ở nhà và gọi nhau đi học ở trường” để cùng làm bài tập ứng dụng và rủ nhau đi học để duy trì tỷ lệ chuyên cần. - Tăng cường kiểm tra bài tập ứng dụng. Tăng cường (phần đọc và viết) vào đầu buổi học. - Phân nhóm nhiều đối tượng để HS hỗ trợ nhau học tập. - GV quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn đối với những học sinh yếu ( phải nhẹ nhàng, tôn trọng, gần gũi, giải thích từ từ, lôgic các kiến thức có liên quan để học sinh hiểu ra vấn đề; không nổi nóng, quat tháo học sinh . Thường xuyên động viên, khuyến khích khi các em có tiến bộ. - Trong dạy học phải bao quát lớp, qui định các kí hiệu để học sinh thực hiện theo lệnh và kiểm tra giám sát, giúp đỡ các nhóm kịp thời. Nhất thiết phải tổ chức bước khởi động để tạo hứng thú cho học sinh bước vào tiết học. - Đối với HS là người dân tộc thiểu số, trước khi tổ chức cho học sinh trải nghiệm, phân tích khám phá rút ra kiến thức mới, giáo viên cần linh hoạt kết hợp tính kế thừa của PPDH truyền thống để giao nhiệm vụ đồng loạt, rõ ràng cho các nhóm thực hiện (có thể gợi ý cho học sinh thực hiện). Việc làm này chỉ thực hiện ở thời gian đầu khi học sinh chưa quen tự lập trong học tập. Đối với những bài có kênh hình và kênh chữ không phù hợp hoặc quá trừu tượng với HS, GV mạnh dạn điều chỉnh và  giảng giải, phân tích để HS hiểu. - Tăng cường dạy tiếng việt (nói, đọc, viết) ở tất cả các môn học. Phân loại đối tượng học sinh để giao việc phù hợp và bồi dưỡng, phụ đạo HS Công tác Đổi mới phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng thông qua các mô hình Trường Tiểu học Việt Nam mới của Trường Tiểu học Minh Thuận 5. Vào ngày đầu năm học, nhà trường tổ chức cuộc họp với chính quyền địa phương, BĐDCMHS và toàn thể phụ huynh học sinh của các lớp tham gia thí điểm mô hình “Trường học mới Việt Nam - VNEN ” để triển khai nội dung và cách thức thực hiện khi tham gia vào chương trình trường tiểu học Việt Nam mới. Để mọi người nhận thấy đây là một phương pháp học tập đổi mới đối với cả người dạy và người học, điều khác hẳn với phương pháp dạy học truyền thống là phương pháp này cần có sự tham gia của cộng đồng trong phần ứng dụng của mỗi bài học giúp các em có thêm kiến thức từ việc áp dụng thực tiễn trong cuộc sống hằng ngày gắn kết với kiến thức mà các em đã tìm tòi, khám phá lĩnh hội kiến thức mới ở bài học trên lớp, điều đó giúp các em hiểu, khắc sâu kiến thức, thúc đẩy vai trò tự học, vai trò hợp tác giao lưu học hỏi kiến thức từ bạn bè, thầy cô, cộng đồng. Trong buổi họp phụ huynh có rất nhiều ý kiến được đưa ra. Có ý kiến cho rằng từ trước đến giờ việc dạy chữ và dạy kiến thức là nhiệm vụ và trách nhiệm của thầy cô giáo ở trường chứ phụ huynh có biết đâu mà dạy. Có phụ huynh đưa ra ý kiến dạy con khó lắm và dạy như thế nào đây khi họ chưa có kĩ năng, kĩ thuật hướng dẫn con học. Cũng có nhiều phụ huynh còn lo lắng, băn khoăn không biết phương pháp này có mang lại được hiệu quả giáo dục tốt hay xấu. Một số phụ huynh cũng đã rất phấn khởi khi nghe nhà trường giới thiệu về mô hình tổ chức lớp học này nhưng còn rụt rè chưa kết hợp với nhà trường. Trước những ý kiến trên của các phụ huynh. Nhà trường đã mời phụ huynh học sinh tới lớp học tham quan và cùng tham gia vào một số hoạt động hướng dẫn con học tập, như dạy con học hát, trả lời các câu hỏi, giải các bài toán liên quan đến thực tế cuộc sống hàng ngày của chính họ và cùng làm đồ dùng dạy học. Sau khi phụ huynh được tham quan, tham gia vào một số hoạt động học tập của học sinh, phụ huynh đã rất phấn khởi vì thấy con em họ được học tập năng động, tích cực, tự tin, thoải mái đưa ra ý kiến trao đổi với các bạn trong nhóm với thấy cô giáo. Bên cạnh đó họ dần hiểu và biết cách hướng dẫn con học tập ở nhà qua hoạt động ứng dụng. Điểm đổi mới đặc biệt của Mô hình VNEN là có sự phối hợp của cộng đồng, gia đình. Phụ huynh học sinh được tham gia vào quá trình thành lập hội đồng tự quản, xây dựng bản đồ cộng đồng, làm đồ dùng dạy học, xây dựng góc thư viện. Phụ huynh còn được tìm hiểu về cách hướng dẫn con em mình học tập ở nhà, ở trường, từ đó thúc đấy giáo dục toàn diện cho học sinh về kỹ năng sống, đạo đức, tình cảm, ý thức xã hội qua kinh nghiệm thực tế và mối quan hệ với những người xung quanh. Sau hai năm áp dụng về phương pháp dạy học theo mô hình trường “Tiểu học Việt Nam mới”. Chúng tôi và nhà trường đánh giá cao về kết quả học tập của các em đã có chuyển biến rõ rệt. Các em đã chủ động trong việc tự học, tự tin trao đổi với bạn bè với thầy cô giáo và với cha mẹ, anh chị để tìm kiến thức mới thông qua kiến thức đã được trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày vận dụng vào các bài một cách tích cực hiệu quả và sáng tạo. Các em nêu cao được vai trò tự quản trong từng hoạt động học tập. Đối với phần hoạt động ứng dụng các em đã trao đổi với cha mẹ, anh chị để hướng dẫn học tập ở nhà. Các bậc cha mẹ đã giành sự quan tâm đến việc học tập của con em, cho các em đi học đều, nắm bắt kết quả học tập tiến bộ từng ngày. Kết quả chất lượng học sinh tham gia học tập theo mô hình VNEN năm học 2013 – 2014 đến CHKI như sau : Tổng số : 114 em - Khối 2 : 19 em đạt HS trung bình trở lên 100 % - Khối 3 : 56 em đạt HS trung bình trở lên 98.25 % . Chưa hoàn thành 1em 1.79% - Khối 4 : 38 em đạt HS trung bình trở lên 100 % Nhận thấy rõ hiệu quả của việc tổ chức lớp học theo mô hình VNEN mang lại, các trường tham gia vào mô hình này đã tiến hành nhân rộng một số nội dung về tổ chức lớp học, thư viện lớp học, đổi mới phương pháp dạy học,… ra toàn trường, từng bước hướng học sinh đến một nền giáo dục tiên tiến hơn, thay dần phương pháp dạy học truyền thống. Trên đây là một số ý kiến tham luận của riêng cá nhân tôi khi trực tiếp dạy chương trình dạy học mới VNEN, cái mới ra đời thì tất nhiên gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức, rất mong các bạn đồng nghiệp cùng với ban giám hiệu nhà trường quyết tâm thực hiện thành công dự án, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong tình hình mới. Và để làm được điều này, không chỉ là những GV như chúng tôi, mà chúng tôi mong được sự hỗ trợ từ các cấp, các ngành, các bậc phụ huynh để chương trình dạy học " Theo mô hình trường học mới VNEN " đem lại kết quả tốt đẹp. Cuối cùng, xin kính chúc quý vị đại biểu sức khỏe, chúc hội nghị chuyên môn thành công tốt đẹp.  Xin chân thành cảm ơn./. Minh Thuận 5, ngày 15 tháng 01 năm 2014 Người viết tham luận PHẠM THANH ĐIỀN

File đính kèm:

  • docBAO CAO THAM LUAN MO HINH DAY HOC MOI VNEN.doc
  • docBIA CHUYÊN ĐỀ.doc
Giáo án liên quan