Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội; con người không chỉ tiếp thu những cái đã có mà luôn chủ động tìm tòi, khám phá, sáng tạo ra những cái mới phục vụ cho nhu cầu và cuộc sống của mình. Tính tích cực trong học tập là tính tích cực trong hoạt động nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh nội dung học tập bằng hoạt động tìm tòi, khám phá.
24 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo hội thảo Cách dạy toán 5 để học sinh tự tìm tòi khám phá kiến thức mới, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo hội thảo Cách dạy toán 5 để học sinh tự tìm tòi khám phá kiến thức mới Hải Dương, Thỏng 12 năm 2006 I/- đặt vấn đề 1- Tự tìm tòi, khám phá kiến thức trong học tập. Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội; con người không chỉ tiếp thu những cái đã có mà luôn chủ động tìm tòi, khám phá, sáng tạo ra những cái mới phục vụ cho nhu cầu và cuộc sống của mình. Tính tích cực trong học tập là tính tích cực trong hoạt động nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh nội dung học tập bằng hoạt động tìm tòi, khám phá. 1- Tự tìm tòi, khám phá kiến thức trong học tập. Hoạt động tìm tòi, khám phá là một chuỗi hành động và thao tác để hướng tới một mục tiêu xác định. Hoạt động tìm tòi, khám phá trong học tập có nhiều dạng khác nhau, từ mức độ thấp đến mức độ cao tuỳ theo năng lực tư duy của từng học sinh và được tổ chức thực hiện theo cá nhân hoặc theo nhóm. 1.1- Mục tiêu của hoạt động: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Xây dựng thái độ, niềm tin cho học sinh. Rèn luyện khả năng tư duy, năng lực xử lí tình huống, giải quyết vấn đề. 1.2- Các dạng hoạt động: Trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi. Lập bảng, biểu đồ, sơ đồ, phân tích dữ kiện. Thảo luận vấn đề nêu ra, đề xuất giả thuyết. Thông báo kết qủa, kiểm định kết qủa. đưa ra giải pháp, kiến thức mới. 1.3- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân. Hoạt động theo nhóm (2 người hoặc 4 người). Làm việc chung cả lớp. Nhóm A thảo luận, nhóm B quan sát và ngược lại. Trò chơi. Kiến thức Dự đoán Kiểm nghiệm Điều chỉnh Kiến thức mới Có thể tóm tắt quá trình tìm tòi khám phá kiến thức bằng sơ đồ sau: 2- Tác dụng của hoạt động tự tìm tòi khám phá kiến thức mới. Giúp học sinh rèn luyện tính chủ động, sáng tạo trong học Toán. Học sinh sẽ hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức nếu như chính mình tìm ra kiến thức đó hoặc góp phần cùng các bạn tìm tòi, khám phá, xây dựng lên kiến thức đó. Trong quá trình tìm tòi, khám phá học sinh tự đánh giá được kiến thức của mình. Cụ thể: - Khi gặp khó khăn chưa giải quyết được vấn đề, học sinh tự đo được thiếu sót của mình về mặt kiến thức, về mặt tư duy và tự rút kinh nghiệm. - Khi tranh luận với các bạn, học sinh cũng tự đánh giá được trình độ của mình so với các bạn để tự rèn luyện, điều chỉnh. 2- Tác dụng của hoạt động tự tìm tòi khám phá kiến thức mới. Trong quá trình học sinh tự tìm tòi, khám phá, Giáo viên biết được tình hình của học sinh về mức độ nắm kiến thức từ vốn hiểu biết, từ bài học cũ; trình độ tư duy, khả năng khai thác mối liên hệ giữa yếu tố đã biết với yếu tố phải tìm. Học sinh tự tìm tòi, khám phá sẽ rèn luyện được tính kiên trì vượt khó khăn và một số phẩm chất tốt của người học Toán như: Tự tin, suy luận có cơ sở, coi trọng tính chính xác, tính hệ thống... 2- Tác dụng của hoạt động tự tìm tòi khám phá kiến thức mới. 3.1- Khó khăn: Về phía học sinh: + Khó khăn về khả năng và trình độ tư duy. + Vốn kiến thức cơ bản ở các lớp dưới còn yếu hoặc thiếu. + Thói quen học vẹt, ghi nhớ máy móc, tiếp thu thụ động, chỉ tiếp nhận được cái đã có sẵn. 3- Những khó khăn và hướng khắc phục Về phía Giáo viên: + Không có đủ thời gian để thực hiện. + Chưa nắm được phương pháp tổ chức, hướng dẫn học sinh. + Chưa thành nhu cầu cấp thiết. 3- Những khó khăn và hướng khắc phục Về điều kiện để thực hiện: + Chưa có đủ sách, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo. + Thiếu trang thiết bị dạy học. + Cách quản lí, đánh giá của các cấp quản lí giáo dục về dạy và học Toán. 3- Những khó khăn và hướng khắc phục 3.2- Hướng khắc phục: Quan tâm hơn nữa đến việc làm chuyển biến nhận thức của học sinh. Gợi mở, nêu vấn đề một cách tự nhiên trong quá trình dạy học để thu hút và hướng học sinh tới đích phải tìm. Huy động vốn hiểu biết của học sinh, củng cố kiến thức cũ giúp học sinh tự giải quyết vấn đề. 3.2- Hướng khắc phục: Tổ chức, hướng dẫn học sinh biết cách hoạt động thảo luận nhóm. Quan sát, theo dõi học sinh tự tìm tòi khám phá để có định hướng, gợi mở cho học sinh khi cần thiết. Động viên khuyến khích học sinh kiên trì, vượt khó khăn tích cực tham gia hoạt động. Sử dụng hợp lí thiết bị dạy học. 4- Quy trình dạy học để học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới. - Giáo viên đặt ra bài toán nhận thức chứa đựng mâu thuẫn hoặc mối quan hệ giữa cái đã biết với cái phải tìm theo cấu trúc một cách hợp lí, tự nhiên. - Học sinh tiếp nhận mâu thuẫn và được đặt vào tình huống có vấn đề. Khi đó học sinh được đặt vào trạng thái muốn tìm tòi, khám phá và chiếm lĩnh nội dung kiến thức. - Bằng cách giải bài toán nhận thức mà học sinh lĩnh hội được một cách tự giác và tích cực cả kiến thức và kĩ năng; từ đó có được niềm vui của sự nhận thức sáng tạo. 4.1- Đặc trưng của cách dạy: Bước 1: Ôn tập tái hiện: Giúp học sinh ôn lại những kiến thức đã học có liên quan đến các kiến thức mới mà học sinh cần nắm được. 4.2- Quy trình cụ thể. Bước 2: Phát hiện, nêu vấn đề: Cho học sinh phát hiện ra những vấn đề chưa rõ và xem đó là vấn đề cần được giải quyết trong tiết học đó. 4.2- Quy trình cụ thể. Bước 3: Tổng hợp, so sánh và đề xuất ý tưởng: Từ những vướng mắc cần giải quyết ở trên, cho học sinh độc lập suy nghĩ hoặc thảo luận nhóm để đưa ra các ý tưởng giải quyết vấn đề. Giáo viên nhận xét, bổ sung thêm để hình thành ý tưởng chung. 4.2- Quy trình cụ thể. Bước 4: Dự đoán giả thuyết: Cho học sinh suy nghĩ tiếp và dự đoán hay đề xuất giả thuyết về nội dung kiến thức, kĩ năng mới. 4.2- Quy trình cụ thể. Bước 5: Kiểm tra giả thuyết: Cho học sinh kiểm tra giả thuyết đã đề xuất qua một số ví dụ cụ thể để khẳng định đó là kiến thức, kĩ năng mới. 4.2- Quy trình cụ thể. Bước 6: Rút ra kiến thức mới: Sau khi kiểm tra và khẳng định giả thuyết đó là đúng, Giáo viên cho học sinh phân tích tìm ra kết luận chung về kiến thức, kĩ năng mới. 4.2- Quy trình cụ thể. 5- Một số lưu ý khi thực hiện cách dạy để học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới. - Phải chú ý ngay từ việc soạn giáo án. Phải tập trung vào việc thiết kế các hoạt động của học sinh trước, trên cơ sở đó mới xác định các hoạt động chỉ đạo, tổ chức của Giáo viên. - Số lượng hoạt động và mức độ tư duy trong mỗi tiết học phải phù hợp với trình độ học sinh để có đủ thời gian tổ chức hoạt động tìm tòi, khám phá. - Nghiên cứu kĩ nội dung bài học, tìm kiếm các tinh huống có vấn đề, tạo cơ hội cho học sinh tìm tòi, khám phá. Xin chân thành cảm ơn Các quý vị đại biểu Các quý thầy, cô giáo!
File đính kèm:
- Doi moi day toan 5.ppt