Báo cáo Chuyên đề môn Lịch sử - Lớp 4 Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái Năm học : 2009 – 2010

• Môn Lịch sử có nhiệm vụ cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản thiết thực về các sự kiện hiện tượng nhân vật lịch sử theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam. Bước đầu hình thành cho các em một số kĩ năng quan sát sự vật, tìm tư liệu liên quan đến lịch sử .Nhận biết đúng sự kiện ,hiện tượng lịch sử đồng thời giáo dục cho các em tôn trọng bảo vệ văn hóa của nước nhà .

• Đây cũng là năm đầu tiên dạy học theo chuẩn kiến trong quá trình giảng dạy –học GV và HS còn nhiều bỡ ngỡ cũng là năm học theo chủ đề “Đổi mới quản lý nâng cao chất lượng giáo dục” đòi hỏi người GV phải có sự đầu tư nghiên cứu để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển tư duy và phát huy tính tích cực của HS .Quản lý lớp học sao cho đồng bộ và hiệu quả . Đây cũng chính là lý do để giáo viên khối 4 chọn chuyên đề phân môn Lịch sử và thực hiện.

 

ppt17 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 02/11/2022 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Chuyên đề môn Lịch sử - Lớp 4 Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái Năm học : 2009 – 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHẠM HỒNG THÁI BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔN LỊCH SỬ LỚP 4 Năm học : 2009 – 2010 I. Lý do chọn chuyên đề Môn Lịch sử có nhiệm vụ cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản thiết thực về các sự kiện hiện tượng nhân vật lịch sử theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam. Bước đầu hình thành cho các em một số kĩ năng quan sát sự vật , tìm tư liệu liên quan đến lịch sử . Nhận biết đúng sự kiện , hiện tượng lịch sử đồng thời giáo dục cho các em tôn trọng bảo vệ văn hóa của nước nhà . Đây cũng là năm đầu tiên dạy học theo chuẩn kiến trong quá trình giảng dạy – học GV và HS còn nhiều bỡ ngỡ cũng là năm học theo chủ đề “ Đổi mới quản lý nâng cao chất lượng giáo dục ” đòi hỏi người GV phải có sự đầu tư nghiên cứu để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển tư duy và phát huy tính tích cực của HS . Quản lý lớp học sao cho đồng bộ và hiệu quả . Đây cũng chính là lý do để giáo viên khối 4 chọn chuyên đề phân môn Lịch sử và thực hiện . II Thực trạng chung HS tiểu học khi học phân môn Lịch sử HS ngại học vì có nhiều mốc lịch sử để HS phải ghi nhớ nhất là về thời gian có nhiều sự kiện phải tham khảo thêm tài liệu , nhớ nhiều nhân vật lịch sử đòi hỏi HS phải tìm hiểu tham khảo đọc nhiều tài liệu kể cả sách báo là môn học mới tiếp xúc . Từ những đặc điểm trên HS phần lớn ngại học lịch sử . Bên cạnh đó tài liệu tham khảo HS không có điều kiện để mua sắm cho con em.Vì vậy HS chỉ tiếp thu được số kiến thức mà thầy cô giáo truyền thụ ở lớp - Về đồ dùng dạy học còn hạn chế nhất là các lược đồ của các cuộc khởi nghĩa và sách tư liệu lịch sử Từ những thực trạng trên ban giám hiệu quán triệt và động viên đội ngũ GV tích cực tham gia học hỏi tìm đọc các tài liệu nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Lịch sử nói riêng và tất cả các môn học nói chung . Aùp dụng đổi mới phương pháp dạy và dạy theo chuẩn kiến thức ngay từ đầu năm học III . Mục tiêu dạy học của môn Lịch sử 1 . Kiến thức : HS nắêm được một số kiến thức cơ bản , ban đầu , thiết thực về : - Các sự kiện , hiện tượng , nhân vật lịch sử tiêu biểu , đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nửa đầu thế kỉ XIX. 2 . Kĩ năng : HS có một số kĩ năng ban đầu về : - Thu thập , tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn khác nhau . - Nêu thắc mắc , đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp . - Nhận biết đúng các sự vật , sự kiện , hiện tượng lịch sử . - Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói , bài viết , hình vẽ , sơ đồ , - Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống . 3. Thái độ : HS - Ham học hỏi , tìm hiểu để biết về môi trường xung quanh các em . - Yêu con người , thiên nhiên , yêu quê hương , đất nước . - Tôn trọng , bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và văn hóa gần gũi với HS. 1 . Nội dung chương trình : 2 phần * Phần mở đầu : Trình bày sơ lược về nội dung , yêu cầu và một số kiến thức , kĩ năng chung khi dạy học môn Lịch sử và Địa lí . * Phần Lịch sử trình bày những sự kiện , nhân vật lịch sử phản ánh những cột mốc đánh dấu sự phát triển của các giai đoạn lịch sử , những thành tựu trong sự nghiệp dựng nước ( kinh tế , chính trị , văn hóa , ) và giữ nước của ông cha ta từ buổi đầu dựng nước và giữ nước đến buổi đầu thời Nguyễn . + Buổi đầu dựng nước ( khoảng 700năm TCN đến năm 179 + Hơn một nghìn năm đấu tranh dành độc lập (179TCN-938) + Buổi đầu độc lập (938-1009) + Nước Đại Việt thời Lý (1009-1226) + Nước Đại Việt thời Trần (1226-1400) Nước Đại Việt thời Hậu Lê ( Thế kỷ XV) + Nước Đại việt thế kỷ XVI-XVIII + Buổi đầu thời Nguyễn (1802-1858) IV . Nội dung chương trình môn Lịch sử lớp 4: 2. Kế hoạch dạy học : + Thời lượng : 1 tiết / tuần x 35 tuần = 35 tiết - Phần mở đầu : 2 tiết - Buổi đầu dựng nước và giữ nước : 2 tiết - Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập : 4 tiết - Buổi đầu độc lập : 2 tiết - Nước Đại Việt thời Lý : 3 tiết - Nước Đại Việt thời Trần : 4 tiết - Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê : 4 tiết - Nước Đại Việt thế kỉ XVI – XVIII: 6 tiết - Buổi đầu thời Nguyễn : 2 tiết - Ôn tập , kiểm tra học kì : 6 tiết Để có hiệu quả tốt trong giảng dạy nói chung và dạy Lịch sử nói riêng , người giáo viên phải nắm vững hệ thống các phương pháp và vận dụng chúng một cách linh hoạt , sáng tạo để làm sao phát huy được tính tích cực và phát triển tư duy sáng tạo của học sinh . - Không có phương pháp nào là vạn năng . Giáo viên căn cứ vào yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng để đổi mới cách dạy và cách học , lựa chọn phương pháp cho phù hợp để đạt được mục tiêu của tiết học. - Trong một giờ học giáo viên nên kết hợp nhiều phương pháp thường có hiệu quả hơn . Song ở môn Lịch sử lớp 4 thì các phương pháp sau đây thường được sử dụng nhiều : IV. Phương pháp và các hình thức dạy-học môn Lịch sử lớp 4 + Phương pháp trực quan . + Phương pháp đàm thoại . + Phương pháp thảo luận . + Phương pháp miêu tả . + Phương pháp tường thuật . + Phương pháp kể chuyện . + Phương pháp động não . * Trong các phương pháp kể trênphương pháp tỏ ra hiệu quả nhất là phương pháp sử dụng lời nóisinh động giàu hình ảnh để sử dụng miêu tả , tường thuật phương pháp này đóng vai trò chủ đạo trong dạy học Lịch sử vì nó phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học *Phương pháp trực quan đặc biệt có ý nghĩa trong dạy học Lịch sử nhất là khi dạy các cuộc khởi nghiã ( diễn biến trận đánh của cuộc khởi nghĩa thể hiện trên bản đồ,lược đồ ) để HS dễ nhớ , dễ hình dung hơn. *Phương pháp đàm thoại ( hỏi – đáp ) rất quan trọng vì học Lịch sử không chỉ hình dung được hình ảnh của quá khứ mà điều cốt yếu là phải hiểu được lịch sử nắm được bản chất , hiện tượng , sự kiện lịch sử *Ưùng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phân môn Lịch sử .Thực hiện tiết dạy có sự minh họa và hỗ trợ của chương trình PowerPoint ( hiệu ứng ) Các thao tác sử dụng công nghệ thông tin cần linh hoạt và phối hợp hài hòa giữa nói , cử chỉ và trình chiếu . Muốn vậy GV phải nắm chắc bài soạn với thời gian cho phép trình chiếu của từng nội dung kiến thức từng bài dạy .  Tác dụng của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy : + Giúp cho người GV linh hoạt trong ứng xử . + Kích thích sự tìm tòi , nghiên cứu của người dạy và người học . 2 HÌNH THỨC-TỔ CHỨC DẠY HỌC - Dạy chung cả lớp , học theo nhóm nhỏ , cá nhân * Đối với phương pháp dạy học theo hướng tích cực tập trung vào việc tổ chức các hoạt động học tập như quan sát tiếp xúc với nguồn thông tin động não để phát hiện kiến thức và rèn kỹ năng tự đánh giá qua hoạt động độc lập cá nhân và hoạt động hợp tác nhóm nhỏ.Ngoài ra nên tận dụng các hình thức thi đua thông qua các trò chơi học tập để gây hứng thú cho học sinh . V BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU - Hướng dẫn HS chiếm lĩnh kiến thức . - Giúp HS nắm vững yêu cầu . -HS suy nghĩ trả lời hoặc thảo luận nhóm . - Tổ chức HS trao đổi kết quả , nhận xét về kết quả rút ra điều cần nhớ về tri thức . -GV kêát luận chốt ý . VI Xây dựng lập kế hoạch bài dạy 1.Xác định mục tiêu của bài học GV phải tự đặt ra câu hỏi sau khi học xong bài này HS cần đặt những kiến thức , kỹ năng , thái độ nào ? 2 Đồ dùng dạy học : GV cần xem kỹ để đạt được mục tiêu bài này cần phải sử dụng những đồ dùng nào ( Bản đồ , Lược đồ , tư liệu Lịch sử cần tham khảo , một số tranh ảnh về di tích Lịch sử ) -GV cần xác định rõ HS phải chuẩn bị gì GV phải chuẩn bị gì ? 3 . Xác định một số phương pháp – hình thức dạy - học Tùy theo từng dạng bài GVchọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với bài học đó . Ví dụ : Miêu tả,tường thuật hay kể chuyện .. GV phân bố thời gian và quản lý lớp học sao cho đồng bộ Có thể nói rằng : “ Nếu bạn thành công khi lập kế hoạch bài dạy + chuẩn bị đồ dùng phù hợp thì cũng coi như bài dạy đã thành công một nửa ” VII. Quy trình dạy Lịch sử lớp 4 : 1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 2-3 học sinh hay cả lớp về kiến thức trọng tâm của tiết học trước . 2. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài : Tùy vào từng bài giáo viên có thể giới thiệu cho phù hợp b. Hình thành kiến thức : Tùy theo từng dạng bài và nội dung từng bài GV tổ chức các hoạt động sao cho đồng bộ và phù hợp đặc trưng cuả môn học Mô hình theo quan điểm đổi mới 1b.Định hướng mục tiêu xác định học tâïp 2b.Tổ chức cho HS tiếp cận và khai thác các nguồn sử liệu trong sách giáo khoa ( tư liệu tranh ảnh bản đồ ) 3b . Trên cơ sở các biểu tượng lịch sử đã hình thành GV đặt ra câu hỏi bài tập và vận dụng các hình thức dạy học ( cá nhân , nhóm và cả lớp ) 4b.GV tổ chức cho HS trình bày những ý kiến của mình ( nói viết vẽ)vấn đề đó . Cuối cùng gv sửa chữa thiếu sotù bổ sung và kết luận -GV giải thích hoặc mở rộng kiến thức cho hs bằng tài liệu tham khảo 3. Củng cố – dặn dò :Yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố . Chốt lại kiến thức , kĩ năng cần nắm của bài . - Làm bài tập trắc nghiệm , hoặc chơi trò chơi - Giáo dục học sinh . - Nêu yêu cầu luyện tập ở nhà . - Nhận xét tiết học * Đối với mỗi dạng bài chúng ta cần chọn qui trình cho phù hợp . Qui trình tiết dạy dạng bài các cuộc khởi nghĩa 1.Bài cũ : Kiểm tra 2-3 học sinh hay cả lớp về kiến thức trọng tâm của tiết học trước . 2. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài b, Hình thành kiến thức 1 Nguyên nhân 2 Diễn biến 3 Kết quả 4 Ý nghĩa Mỗi hoạt động GV tổ chức hình thức ( cá nhân , nhóm , cả lớp ) Yêu cầu quan sát tranh ảnh lược đồ trao đổi thảo luận trả lời theo yêu cầu nhiệm vụ được giao . Tiết dạy minh họa 1Bài cũ :Gọi 2 HS trả lời câu hỏi nội dung bài nhà Trần thành lập GV nhận xét ghi điểm 2 Bài mới : a)Giới thiệu bài : Bằng tranh B)Tổ chức cho HS chiếm lĩnh kiến thức lịch sử . Hoạt động 1 : Điều kiện nước ta và truyền thống chống lụt của nhân dân ta . +Hoạt động cá nhân +Phương pháp đàm thoại +phương pháp trực quan + phương pháp kể chuyện Hoạt động 2 : Nhà Trần tổ chức đắp đê chống lũ lụt +Hoạt động nhóm 4 +Phương pháp đàm thoại +phương pháp động não Hoạt động 3 : Kết quả công việc đắp đê của nhà Trần +Hoạt động cả lớp +Phương pháp đàm thoại + phương pháp trực quan GV cho HS liên hệ - Giaó dục 3 Củng cố : GV nêu câu hỏi HS trả lời nội dung bài Làm bài tập trắc nghiệm Dặn dò :Về học bài xem trước bài tiếp theo Nhận xét tiết học . Trên đây là toàn bộ báo cáo chuyên đề môn Lịch sử lớp 4 của Giáo viên khối 4 Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái . Khối chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban Giám hiệu nhà trường và các đồng chí Giáo viên để báo cáo của chúng tôi được hoàn thiện và phong phú hơn . Tôi xin chân thành cảm ơn !

File đính kèm:

  • pptbao_cao_chuyen_de_mon_lich_su_lop_4_truong_tieu_hoc_pham_hon.ppt
Giáo án liên quan