Báo cáo Các giải pháp hỗ trợ của nhà trường trong việc thực hiện dạy học phân hóa

Khác rất nhiều đối với quan điểm dạy học khác, điểm khá đặc thù của dạy học phân hóa là nhằm phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học tập; biến niềm đam mê trong cuộc sống thành động lực trong học tập. Nói cách khác, dạy học phân hóa là con đường ngắn nhất để đạt mục đích của dạy học đồng loạt.

Dạy học phân hóa đảm bảo mọi đối tượng HS đều đạt được Chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học trong chương trình. Có nội dung dành cho đối tượng HS giỏi, khá; HS TB, yếu.

 Dạy học phân hóa theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng giúp cho GV biết được lượng kiến thức mới và thực hành rèn kỹ năng qua mỗi bài học để xác định yêu cầu cần đạt cho từng đối tượng HS. Đồng thời xác định được nội dung cần nâng cao cho đối tượng HS giỏi, khá; nội dung cần truyền thụ cho HS TB, yếu.

Yêu cầu cần đạt trong tài liệu Chuẩn kiến thức, kỹ năng được trình bày ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu. Từ đó, GV xác định được những kiến thức trọng tâm cần truyền thụ, khắc sâu trong mỗi tiết dạy, cho mỗi đối tượng HS.

HS giỏi, khá được GV căn cứ vào Chuẩn tối thiểu để mở rộng việc cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng phát huy tính sáng tạo của HS; HS TB, yếu có cơ hội tiếp cận kiến thức theo khả năng, tạo được sự hứng thú và đam mê trong học tập, không thấy bị thua kém bạn bè.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Các giải pháp hỗ trợ của nhà trường trong việc thực hiện dạy học phân hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TPBL CỤM KIM ĐỒNG - PHƯỜNG 2 - PHƯỜNG 5 HIỆP THÀNH 1 - VĨNH TRẠCH BÁO CÁO THAM LUẬN HỘI THẢO LIÊN CỤM TRƯỜNG NỘI DUNG: CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CỦA NHÀ TRƯỜNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN DẠY HỌC PHÂN HÓA. Ngày báo cáo: 29/3/2014 Người trình bày: La Thị Đang Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị: Trường Tiểu học Hiệp Thành 1 I. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN: 1. Thuận lợi: Khác rất nhiều đối với quan điểm dạy học khác, điểm khá đặc thù của dạy học phân hóa là nhằm phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học tập; biến niềm đam mê trong cuộc sống thành động lực trong học tập. Nói cách khác, dạy học phân hóa là con đường ngắn nhất để đạt mục đích của dạy học đồng loạt. Dạy học phân hóa đảm bảo mọi đối tượng HS đều đạt được Chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học trong chương trình. Có nội dung dành cho đối tượng HS giỏi, khá; HS TB, yếu. Dạy học phân hóa theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng giúp cho GV biết được lượng kiến thức mới và thực hành rèn kỹ năng qua mỗi bài học để xác định yêu cầu cần đạt cho từng đối tượng HS. Đồng thời xác định được nội dung cần nâng cao cho đối tượng HS giỏi, khá; nội dung cần truyền thụ cho HS TB, yếu. Yêu cầu cần đạt trong tài liệu Chuẩn kiến thức, kỹ năng được trình bày ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu. Từ đó, GV xác định được những kiến thức trọng tâm cần truyền thụ, khắc sâu trong mỗi tiết dạy, cho mỗi đối tượng HS. HS giỏi, khá được GV căn cứ vào Chuẩn tối thiểu để mở rộng việc cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng phát huy tính sáng tạo của HS; HS TB, yếu có cơ hội tiếp cận kiến thức theo khả năng, tạo được sự hứng thú và đam mê trong học tập, không thấy bị thua kém bạn bè. 2. Khó khăn: - GV phải phân loại được từng đối tượng HS để từ đó mới có kế hoạch dạy học cho phù hợp. - Kế hoạch dạy học phải chi tiết, cụ thể cho từng đối tượng HS, do đó GV cảm thấy vất vả hơn khi lập kế hoạch dạy học. - GV còn lúng túng trong việc vận dụng phương pháp dạy học cho từng đối tượng HS. Nếu quan tâm nhiều đến HS yếu, không có thời gian để định hướng cho HS giỏi, khá phát huy năng lực của bản thân; HS giỏi, khá dễ bị nhàm chán. - Phương tiện dạy học ở các trường vùng ven còn gặp khó khăn vì máy chiếu bị hỏng không dạy trình chiếu được. II. CÁC GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO: Một là, làm cho GV nhận thức được quan điểm dạy học phân hóa có những đặc thù riêng, bởi vì dạy học phân hóa cũng có những nguyên tắc khác biệt, trong đó nổi bật nhất của quan điểm dạy học này là GV phải thừa nhận HS là khác nhau; xem trọng chất lượng hơn số lượng; tập trung vào HS, học tập là sự phù hợp và hứng thú; hợp nhất dạy học toàn lớp, nhóm và cá nhân. Hai là, chỉ đạo GV đứng lớp phải phân loại lớp học thành các nhóm HS giỏi, khá, TB, yếu, để có phương pháp hướng dẫn, giao bài tập và kiểm tra phù hợp. Giáo án không soạn chung cho cả lớp mà kèm theo yêu cầu riêng cho từng nhóm HS. Ba là, thường xuyên nhắc nhở GV cần phải chú ý đến vùng miền, hoàn cảnh sống, điều kiện sống của nhân dân ở địa phương vì đó là mặt bằng trình độ chung. Từ đó có cách vận dụng phù hợp với trình độ nhận thức, dựa vào điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học của trường, của bản thân HS và GV chuẩn bị được để xây dựng các phương pháp dạy học như thiết kế hệ thống câu hỏi, sử dụng phương tiện dạy học phù hợp. Bốn là, gợi ý đến tổ trưởng chuyên môn và GV tham khảo các hình thức dạy học phân hóa như sau: - Phân hóa theo hứng thú: Căn cứ vào đặc điểm hứng thú học tập của HS để tổ chức cho HS tìm hiểu khám phá nhận thức. - Phân hóa theo sự nhận thức: Lấy sự phân biệt nhịp độ làm căn cứ phân hóa. Nhịp độ được tính bằng lượng thời gian chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác. Lớp học có nhiều nhịp độ, chẳng hạn như nhóm có nhịp độ nhận thức nhanh, nhóm có nhịp độ nhận thức TB, nhóm có nhịp độ nhận thức chậm. - Phân hóa giờ học theo học lực: Căn cứ vào trình độ học lực có thực của HS để có những tác động sư phạm phù hợp. Dựa trên trình độ giỏi, khá, TB, yếu mà GV giao cho HS những nhiệm vụ tương ứng. - Phân hóa giờ học theo động cơ, lợi ích học tập của HS: Với nhóm HS có nhu cầu tìm tòi, hiểu biết cao cần xác định nhiệm vụ học tập cao hơn và đưa thêm nhiều nội dung, tài liệu học tập cho HS tự học. Với nhóm HS có nhu cầu học tập không cao, lại phải chú ý đến nhiệm vụ, nội dung cơ bản và bổ sung những vấn đề thực tiễn giúp HS hào hứng học tập. Năm là, giúp cho GV nhận thức được để tổ chức dạy học phân hóa thành công, người GV cần tạo mối quan hệ dân chủ giữa thầy và trò, giữa trò và trò để giúp HS cởi mở, tự tin hơn. Sáu là, chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn thường xuyên kiểm tra, dự giờ nhằm đánh giá việc GV tổ chức dạy học phân hóa; trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cần tập trung thảo luận, cùng tháo gở những vướng mắc của GV trong quá trình dạy học phân hóa đối tượng HS. Ä Tóm lại: Trong quản lý dạy học phân hóa, tổ trưởng chuyên môn đóng vai trò khá quan trọng, giúp Hiệu trưởng kiểm tra, giám sát việc giảng dạy của GV. Đối với Hiệu trưởng cần đặc biệt quan tâm quản lý việc đổi mới nhận thức của cán bộ, GV, HS về dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa. Đặc biệt, trong dạy học phân hóa cần tuân thủ quy trình 4 bước sau: Điều tra, khảo sát đối tượng HS trước khi giảng dạy; Lập kế hoạch dạy học, soạn bài từ việc phân tích nhu cầu của HS; Trong giờ dạy, giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học, lựa chọn những hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu bài học; Kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của HS trong suốt quá trình giảng dạy. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Nhờ các giải pháp chỉ đạo của nhà trường như vừa nêu, sau các lần KTĐK số HS yếu toàn trường đã giảm, tuy chưa đáng kể nhưng đó là sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ CB, GV trường TH Hiệp Thành 1, kết quả cụ thể như sau: GIỮA KÌ 1 CUỐI KÌ 1 GIỮA KÌ 2 TOÁN TV TOÁN TV TOÁN TV 13,9 % 20,4 % 10,1 % 13,7 % 7 % 10,9 % IV. ĐỀ XUẤT: Xin PGD đầu tư hoặc có hướng chỉ đạo nhà trường trong việc trang bị ti vi màn hình rộng cho GV dạy trình chiếu nhằm góp phần tạo hứng thú trong học tập cho HS, nhất là HS yếu.

File đính kèm:

  • docBAI THAM LUAN HOI THẢO LIEN CUM TRUONG 29 3 2014.doc
Giáo án liên quan