1.1. Vỏ cảnh quan
- Theo nghĩa rộng, lớp vỏ cảnh quan được xem như đồng nghĩa với lớp vỏ địa lý. Tức là khoảng không gian bao bọc xung quanh Trái Đất có bề dày khoảng 35 - 40 km.
- Theo nghĩa hẹp, lớp vỏ cảnh quan là bộ phận của lớp vỏ địa lý ở gần mặt đất, nơi xảy ra sự xâm nhập trực tiếp và tác động mạnh nhất của các thành phần trong lớp vỏ địa lý.
25 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 28/10/2022 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài thuyết trình nhóm: Các quy luật chung của lớp vỏ cảnh quan - Nguyễn Ngọc Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tính nhịp điệu của vỏ cảnh quan
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Hà
Mục lục
Khái niệm
Phân loại
ý nghĩa
1. Khái niệm
1.1. Vỏ cảnh quan
- Theo nghĩa rộng, lớp vỏ cảnh quan được xem như đồng nghĩa với lớp vỏ địa lý. Tức là khoảng không gian bao bọc xung quanh Trái Đất có bề dày khoảng 35 - 40 km.
- Theo nghĩa hẹp, lớp vỏ cảnh quan là bộ phận của lớp vỏ địa lý ở gần mặt đất, nơi xảy ra sự xâm nhập trực tiếp và tác động mạnh nhất của các thành phần trong lớp vỏ địa lý.
1. Khái niệm
1.2. Tính nhịp điệu
Nhịp điệu là sự lặp lại các hiện tượng địa lý theo thời gian. Trong lớp vỏ địa lý ta thấy nhiều hiện tượng cứ được lặp lại sau một khoảng thời gian được gọi là tính nhịp điệu.
2. Phân loại
2.1. Nhịp điệu định kì
Khái niệm: Nhịp điệu định kì là các hiện tượng lặp lại đều đặn sau một khoảng thời gian không thay đổi.
Ví dụ: Hoạt động của con người
Phân loại: gồm 2 loại
+ Nhịp điệu ngày đêm
+ Nhịp điệu mùa
2. Phân loại
2.1.1. Nhịp điệu ngày đêm
Khái niệm: Là nhịp điệu được lặp lại trong vòng một ngày đêm.
Ví dụ: nhịp điệu ngày đêm với nhiều hiện tượng như hoạt động của sinh vật, sự co giãn của đất đá, sự thay đổi hướng gió (gió biển, gió núi, gió thung lũng...), v.v...
Nguyên nhân: + Do Trái Đất hình cầu.
+ Do Trái Đất tự quay quanh trục
24 giờ/vòng.
Ngày đêm
2. Phân loại
2.1.2. Nhịp điệu mùa
- Khái niệm: Là nhịp điệu được lặp lại sau thời gian 1 năm.
Ví dụ: Sự biến đổi của các hiện tượng khí hậu, thủy văn, sự di cư của các loài động vật, sự thay đổi diện mạo bên ngoài của thực vật (nẩy lộc, ra hoa, kết trái, rụng lá,...).
Nguyên nhân: + Do Trái Đất quay quanh mặt trời
+ Do Trái Đất nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo một góc 66º33’, và hướng trục không đổi.
Trái đất quay xung quanh mặt trời
Cây cối nảy lộc
Mùa xuân, trăm hoa đua nở
Mùa hè, mùa hoa phượng nở
Mùa thu, mùa lá vàng rơi
Mùa đông, mùa của tuyết rơi
Chim di cư
2. Phân loại
2.2. Nhịp điệu chu kì
Khái niệm: Là nhịp điệu có khoảng thời gian lặp lại các hiện tượng không đều nhau.
Ví dụ: Sự xuất hiện các vết đen trên Mặt Trời (Sunspot), trung bình là 11 năm, nhưng thực tế nó dao động từ 7 – 17 năm.
Phân loại: Theo thời gian, gồm 2 loại
+ Nhịp điệu nội thế kỷ.
+ Nhịp điệu siêu thế kỷ.
Vết đen Mặt Trời
Vết đen Mặt Trời
2. Phân loại
2.2.1. Nhịp điệu nội thế kỷ
- Khái niệm: Là khoảng thời gian lặp lại các hiện tượng trong vòng 100 năm.
Ví dụ: Nhịp điệu ngày đêm, nhịp điệu mùa, nhịp điệu 11 năm, 20 năm, nhịp điệu của khí hậu từ 30 – 35 năm.
- Biểu hiện: Sự nóng lên hay lạnh đi của khí hậu. Sự tiến hay thoái của băng hà, sự nâng cao hay hạ thấp của mực nước biển.
Đợt rét lịch sử năm 2008 ở Sa Pa
Đợt rét lịch sử năm 2008 ở Sa Pa
2.2.2. Nhịp điệu siêu thế kỷ
- Khái niệm: Là khoảng thời gian lặp lại các hiện tượng sau trên 100 năm.
Ví dụ: Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cứ 1800 năm lại cùng nằm trên một đường thẳng, cùng một phía so với Trái Đất làm cho lực tạo triều tăng lên, biên độ sóng triều đạt đến cực đại
2. Phân loại
2. Phân loại
2.2.3. Mối quan hệ giữa nhịp điệu nội thế kỷ và nhịp điệu siêu thế kỷ
Các chu kì của nội thế kỷ diễn biến trong chu kỳ siêu thế kỷ nên chúng chịu ảnh hưởng lẫn nhau làm cho sự diễn biến của các hiện tượng có thể được tăng cường hay giảm nhẹ.
2. Phân loại
2.3. Một số nhận xét
Mối liên kết giữa các thành phần của cảnh quan tạo nên sự biểu hiện tổng hợp của tính nhịp điệu của Vỏ cảnh quan.
Mỗi thành phần của vỏ cảnh quan có mức phản ứng khác nhau với tính nhịp điệu.
Sự lặp lại của tổng hợp các hiện tượng, các quá trình không phải là khép kín, mà theo hình xoáy ốc tròn mở rộng trên nền phát triển của Vỏ cảnh quan
Các nhịp điệu xảy ra đồng thời, chồng chéo lên nhau nên có thể tăng cường hoặc kìm hãm lẫn nhau.
3. ý nghĩa
Ta nắm được sự diễn biến của các hiện tượng địa lý, giúp ta dự báo được các hiện tượng gì có thể xảy ra vào thời gian nào để có kế hoạch khai thác hoặc phòng chống.
Ví dụ: Dịch cúm gia cầm ở nưước ta bùng phát vào thời điểm mùa hè, thời điểm các loài chim di cư về phương Nam. Nắm được quy luật này, ta có thể tìm ra được những biện pháp, giải pháp khắc phục, hạn chế sự lây lan dịch bệnh từ những đàn chim di cư này.
File đính kèm:
- bai_thuyet_trinh_nhom_cac_quy_luat_chung_cua_lop_vo_canh_qua.ppt