Bài 1: Chỉ ra các trợ từ được dùng trong các câu sau:
a) Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. (Thanh Tịnh)
b) Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa. (Thanh Tịnh)
c) Đột nhiên lão bảo tôi:
- Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ! (Nam Cao)
d) Chỉ nghe tiếng chim hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu. (Nguyễn Thái Vận)
e) Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. (Ngô Tất Tố)
f) Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình lúng túng. (Thanh Tịnh)
g) Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ! (Nam Cao)
h) Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi. Một trận đúng hai tháng mười tám ngày, ông giáo ạ! (Nam Cao)
3 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 8464 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập về trợ từ và thán từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B. Trợ từ, thán từ
Bài 1: Chỉ ra các trợ từ được dùng trong các câu sau:
Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. (Thanh Tịnh)
Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa. (Thanh Tịnh)
Đột nhiên lão bảo tôi:
Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ! (Nam Cao)
Chỉ nghe tiếng chim hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu. (Nguyễn Thái Vận)
Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. (Ngô Tất Tố)
Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình lúng túng. (Thanh Tịnh)
Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ! (Nam Cao)
Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi. Một trận đúng hai tháng mười tám ngày, ông giáo ạ! (Nam Cao)
Bài 2: Những từ in đậm sau có phải trợ từ không? Nếu không phải thì chúng thuộc từ loại nào?
Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời. (An-đéc-xen)
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! (Ngô Tất Tố)
Ốm dậy, tôi về quê, hành lí chỉ vẻn vẹn có một cái va-li đựng toàn những sách. Ôi những quyển sách rất nâng niu! (Nam Cao)
Bài 3: Tìm các thán từ trong những câu trích dưới đây:
Vâng! Ông giáo dạy phải! (Nam Cao)
Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. (Ngô Tất Tố)
Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. (Ngô Tất Tố)
- Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!
À! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão. (Nam Cao)
Ấy! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. (Nam Cao)
Bài 4: Tìm trợ từ trong các văn bản sau:
Ăn thì ăn những miếng ngon
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm. (Tục ngữ)
Đã dậy chưa hả trầu?
Tao hái vài lá nhé
Cho bà và cho mẹ
Đừng lụi đi trầu ơi! (Trần Đăng Khoa)
Cái phút hoa quỳnh nở
Nó thế nào hở trăng?
Nó thế nào hở sao?
Nó thế nào hở gió?
Cái phút hoa quỳnh nở
Làm sao tìm lại đây? (Lâm Thị Mỹ Dạ)
Bài 5: Tìm thán từ trong những câu sau:
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây! (Nguyễn Du)
Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi… thu mênh mông. (Bích Khê)
Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn. (Chế Lan Viên)
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm. (Xuân Diệu)
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
Tha này! Tha này!
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? (Bằng Việt)
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Chao ôi là hương cốm
Rối lòng ta thế ư?
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. (Ca dao)
Bài 6: Từ nào là trợ từ? Từ nào là thán từ?
Tôi thì tôi xin chịu.
Nó ăn những năm bát cơm.
Chính bạn Lan nói với mình như vậy.
Ngay cả cậu cũng không tin mình ư?
Bác ơi!
Ái, tôi đau quá!
Hỡi ơi lão Hạc!
Khốn nạn! Nó có biết gì đâu!
Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.
Bài 7: Tìm trợ từ trong các câu sau:
Những là rày ước mai ao.
Cái bạn này hay thật!
Mà bạn cứ nói mãi điều mà tôi không thích làm gì vậy.
Đích thị là Lan được điểm 10.
Có thế tôi mới tin mọi người…
Bài 8: Tìm và xác định ý nghĩa của trợ từ trong các câu sau:
Nó hát những mấy bài liền.
Chính các bạn đã giúp Lan học tập tốt.
Nó ăn mỗi bữa chỉ lưng bát cơm.
Ngay cả bạn thân, nó cũng ít tâm sự.
Anh tôi toàn những lo là lo.
Bài 9: Đặt câu với những thán từ sau đây:
À, úi chà, chết thật, eo ơi, ơi, trời ơi, vâng, bớ người ta.
Bài 10: Xác định trợ từ trong những câu sau và cho biết chúng được dùng để nhấn mạnh ý hay biểu đạt thái độ đánh giá của người nói với sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ nào?
Chính lúc này, toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp. (Thanh Tịnh)
Nó là nhân vật chính của buổi họp mặt tối nay.
Nó đưa tôi những 10 nghìn đồng.
Nó đưa cho tôi những đồng bạc cuối cùng trong túi.
Nó đưa cho tôi có 10 nghìn.
Nó đưa cho tôi những nghìn.
Bài 11: Tìm thán từ trong những câu sau:
Hỡi những con khôn của giống nòi
Những chàng trai quý, gái yêu ơi. (Tố Hữu)
– Nếu ngài ra tranh cử, thì nên quyết định ngay đi vì chỉ còn hai tháng…
Vâng, nhưng vì công việc doanh thương của tôi dạo này bận rộn lắm, có lẽ khóa này tôi thôi.
Người tây trợn tròn hai mắt:
Ngài thôi? Ngài nói?
Phải, có lẽ tôi thôi. (Vũ Trọng Phụng)
Hỡi ôi! Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ. (Nguyễn Đình Chiểu)
Trời đất ạ!... Có đời nào như vậy? Cái thổ tả gì cũng đắt. (Nam Cao)
Giời ơi! Giời ơi! Mợ chết mất! (Nguyên Hồng)
Ô hay! Thế sao bà không bảo người ta cưới chạy tang đi có được không? (Vũ Trọng Phụng)
Ngày nào người ta cũng tự nhủ: “ Chà! Còn khối thì giờ. Ngày mai ta sẽ học”. Và rồi con thấy điều gì xảy đến…Ôi! Tai họa lớn nhất của xứ An-dát chúng ta là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai. (An-phong-xơ Đô-đê).
Bài 12: Trong các từ in đậm sau, từ nào là trợ từ?
Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. (Nguyên Hồng)
Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa. (Thanh Tịnh)
Ngay chúng tôi cũng không biết phải nói những gì.
Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ thế này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. (Thanh Tịnh)
Nó đưa tôi mỗi năm nghìn.
Mỗi người nhận năm nghìn.
Bài 13: Điền trợ từ thích hợp vào chỗ trống.
Tôi còn (…) 5 tiếng để làm bài tập. Gì mà chẳng kịp.
Tôi còn (…) 5 tiếng để làm bài tập. Làm sao mà kịp được.
Bài 14: Viết đoạn văn sử dụng trợ từ (chủ đề tự chọn)
Bài 15: Tìm các thán từ trong những câu sau và cho biết chúng được dùng để làm gì?
Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ:
Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau! (Ngô Tất Tố)
Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại! (Ngô Tất Tố)
Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. (Tô Hoài)
Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà! Ánh sáng kì dị làm sao! (An-đéc-xen)
Chú trải sáu bức tranh do Mèo vẽ ra trước mặt bố tôi. Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình (…)
Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. (Tạ Duy Anh)
Ha ha! Một lưỡi gươm! (Sự tích Hồ Gươm)
Bài 16: Từ “này” nào sau đây là thán từ?
Này, em không để chúng nó yên được à? (Tạ Duy Anh)
Em quẹt que diêm thứ ba. Bỗng em thấy hiện ra một cây thông Nô-en. Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. (An-đéc-xen)
Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? (Em bé thông minh)
Thế xin hỏi ông câu này đã. (Em bé thông minh)
File đính kèm:
- New Microsoft Word Document (2).doc