Bài tập tết Lớp 5

Bài 1/ Kết quả điều tra về sở thích một số trò chơi dân gian trong dịp Tết của 60 học sinh khối Năm trƣờng Tiểu học Mùa xuân là: 10% đánh tam cúc, 25% bịt mắt bắt dê, 15% cờ ngƣời, 50% đập niêu đất. Tính số học sinh yêu thích mỗi trò chơi dân gian.

pdf10 trang | Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 82 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập tết Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gieo tri thức Gặt thành công PHẦN 1:KHAI BÚT ĐẦU XUÂN Chép lại bài thơ sau vào ô trống Chợ Tết (Trích) Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh Trên con đường viền trắng mép đồi xanh Người các ấp tưng bừng ra chợ tết. Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon Vài cụ già chống gậy bước lom khom Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ. Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau. Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh Người mua bán ra vào đầy cổng chợ. Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ Để lắng nghe người khách nói bô bô. Tác giả: Đoàn Văn Cừ Khai bút đầu xuân Rinh lì Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây. Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp. Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích. Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực như tiết. Mùa hè, hoa mào gà đỏ đến chói mắt, hoa lựu cũng như những đốm lửa lập lòe. Mùa thu hoa lộc vừng như những tràng pháo đỏ nhỏ treo khá kín đáo trên cành lá nhiều tầng, phải nhìn thấy thảm đỏ dưới gốc ta mới biết cành hoa đang nở rộ. Đương nhiên mùa xuân là mùa hoa đẹp. Thược dược to bằng chiếc đĩa. Thu hải đường như những chùm hoa mọng, nhìn mà muốn ăn. Hải đường lại như những ngọn lửa nến lóe lên từ nách lá. Cây thu hải đường trồng trong chậu. Còn cây hải đường lại to như cây bưởi. Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ. Tết đến, hoa đào nở thắm, nó cũng là mùa xuân đấy. Sau tết, những cây gạo rồi sau đó là cây vông, sau nữa nhiều ngày mới đến lượt hoa xoan tây thi nhau nở đỏ, xem ai rực rỡ hơn. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, trông xa giống như cành đào ngày Tết đã vụt lớn lên, trở thành khổng lồ để kéo dài mùa xuân ra. Hoa gạo, hoa vông cứ thế mọc lên sáng chói ở đầu làng, ven núi hoặc ngay cả trong những thị xã, thành phố. Ai mà chẳng yêu hoa. Còn nhiều thứ hoa màu đỏ nữa, với nhiều sắc thái đậm nhạt khác nhau, có thứ có hương, có thứ không thơm, nhưng đều làm đất nước và cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp, thêm đáng yêu, đáng quý. Theo Băng Sơn ĐỌC HIỂU Khoanh tròn vào chữ cái trƣớc ý trả lời đúng và làm theo các yêu cầu sau: Câu 1/ Bài văn trên giới thiệu về điều gì? A/ Vẻ đẹp của các loài hoa trên đất nước ta. B/ Vẻ đẹp của cây trái nước ta. C/ Vẻ đẹp của các loại hoa màu đỏ trên đất nước ta. Câu 2/ Từ “màu đỏ” thuộc từ loại nào? A/ Danh từ. B/ Động từ. C/ Tính từ. Câu 3/ Tìm và viết ra tất cả các từ đồng nghĩa chỉ màu đỏ có trong bài văn trên: Câu 4/ Trong câu ghép “Mùa hè, hoa mào gà đỏ đến chói mắt, hoa lựu như những đốm lửa lập lòe.” có mấy vế câu? A/ Một vế câu. B/ Hai vế câu. C/ Ba vế câu. Câu 5/ Dấu phẩy trong câu: “Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích.” có tác dụng gì? A/ Ngăn cách các vế trong câu ghép. B/ Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. C/ Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu. Câu 6/ Dòng nào dưới đây chỉ toàn các từ láy? A/ Dịu dàng, lim dim, mơ màng, mỏi mệt, thiêm thiếp, hí hửng. B/ Dịu dàng, lim dim, mơ màng, thiêm thiếp, hí hửng, rực rỡ. C/ Bao bọc, cỏ cây, ôm ấp, vạn vật, lim dim, thiêm thiếp. Câu 7/ Các vế trong câu ghép sau được nối với nhau theo cách nào? Tết đến, hoa đào nở thắm, nó cũng là mùa xuân đấy. A/ Nối bằng những từ có tác dụng nối. B/ Nối trực tiếp (dùng dấu phẩy). C/ Cả hai cách trên. Câu 8/ Trong bài văn trên có bao nhiêu hình ảnh so sánh? Hãy viết 1 hình ảnh so sánh em yêu thích nhất trong bài. A/ 6 hình ảnh. Đó là: B/ 7 hình ảnh. Đó là: C/ 8 hình ảnh. Đó là: Câu 9/ Viết đoạn văn ngắn (5- 6 câu) tả về vẻ đẹp của các loài hoa trang trí trong nhà em vào dịp Tết. Trong đó có sử dụng câu ghép. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng vế của câu ghép đó. Bài 1/ Kết quả điều tra về sở thích một số trò chơi dân gian trong dịp Tết của 60 học sinh khối Năm trƣờng Tiểu học Mùa xuân là: 10% đánh tam cúc, 25% bịt mắt bắt dê, 15% cờ ngƣời, 50% đập niêu đất. Tính số học sinh yêu thích mỗi trò chơi dân gian. A/ 6 HS thích tam cúc 15 HS thích bịt mắt bắt dê 9 HS thích cờ người 30 HS thích đập niêu đất. B/ 7 HS thích tam cúc 14 HS thích bịt mắt bắt dê 9 HS thích cờ người 30 HS thích đập niêu đất. C/ 6 HS thích tam cúc 15 HS thích bịt mắt bắt dê 8 HS thích cờ người 22 HS thích đập niêu đất. Bài 2/ Sáng mùng 2 Tết Canh Tý, An xin phép bố mẹ cho phép mình tự đi xe đạp đến chúc Tết gia đình bạn Lan. An nhận thấy cứ đạp đƣợc 15 vòng bánh xe thì đi đƣợc đoạn đƣờng dài 28,26m. Hỏi đƣờng kính của bánh xe đạp mà bạn An đang đi dài bao nhiêu xăng – ti- mét? A/ 600 cm B/ 0,6 cm C/ 60 cm Bài giải .. .. .. Bài giải .. Bài 3/ Tết này, cô Huyền đƣợc thƣởng 5 000 000 đồng. Cô có kế hoạch chi tiêu Tết nhƣ sau: 2 000 000 đồng biếu bố mẹ, 500 000 đồng sắm quần áo mới cho hai con, 1 800 000 đồng mua thực phẩm Tết, số còn lại dành lì- xì cho con cháu. Em hãy tính xem tỉ số phần trăm giữa số tiền cô Huyền dự định chi từng mục so với tổng số tiền thƣởng Tết của cô. Bài 4/ Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn 90cm, đáy nhỏ bằng 2 3 đáy lớn, chiều cao bằng trung bình cộng hai đáy. Người ta cấy lúa trên thửa ruộng đó. Trung bình 100m2 thu hoạch được 70kg thóc. Hỏi cả thửa ruộng đó thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc? Bài 5/ Để trang trí trong dịp Tết Canh Tý, trong vƣờn nhà, bố của Lan trồng hai bồn hoa hình tròn. Bồn trồng hoa cúc có đƣờng kính 40dm. Bồn trồng hoa hoa hồng có chu vi 9,42m. Hỏi bồn hoa nào có diện tích lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu đề- xi- mét vuông? Bài làm . .. ... ... .. .. PHẦN 2: BAY CAO, VƢƠN XA Hỏi ngƣời thân, tìm hiểu qua sách báo, cập nhật thông tin trên mạng internet về: Phong tục cổ truyền của ngƣời Việt trong dịp Tết Nguyên đán (VD: cúng ông Táo, thăm mộ tổ tiên, lễ rước vong linh ông bà, tục xông nhà, hái lộc đầu xuân, phong tục chúc tết, mừng tuổi, phong tục xuất hành, tục kiêng cữ...). Gợi ý: I. Về nội dung: Tìm hiểu về phong tục cổ truyền của người Việt trong dịp tết, trả lời hệ thống câu hỏi sau: 1. Đó là phong tục gì? Phong tục đó có nguồn gốc từ đâu? 2. Trong ngày Tết, phong tục đó thế nào? 3. Phong tục đó nhằm giáo dục điều gì? II. Về hình thức sản phẩm: Sưu tầm tranh ảnh, thông tin hoặc vẽ tranh, quay video đoạn thuyết trình.... Gieo tri thức Gặt thành công

File đính kèm:

  • pdfbai_tap_tet_lop_5.pdf