Bài tập ôn luyện tết Lớp 3

Bài 10: Khung của một bức tranh là hình vuông có canh 50cm. Hỏi chu vi của khung tranh đó bằng bao nhiêu xăng-ti – mét ?

Bài 11: Tính cạnh hình vuông, biết chu vi hình vuông là 24cm .

Bài 12: Tính cạnh của một khu đất hình vuông, biết chu vi của khu đất đó là 2896m

Bài 13: Tính chu vi hình chữ nhật có

a) Chiều dài 10cm, chiều rộng 5cm

b) Chiều dài 2 dm, chiều rộng 13cm

c) Chiều dài 15cm, chiều rộng bằng chiều dài

d) Chiều dài 18dm, chiều rộng kém chiều dài 8dm

 

doc7 trang | Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập ôn luyện tết Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP ÔN LUYỆN TẾT - TOÁN TIẾNG VIỆT LỚP 3 I. Môn Toán Dạng 1. Thực hành với 4 phép tính với số tự nhiên Bài 1: ôn lại các bảng nhân và bảng chia từ 2 đến 9 Bài 2: Đặt tính rồi tính. 576 + 185 720 – 342 75 x 7 783 : 6 25 x 6 634 + 126 672 – 145 362 : 6 6035 + 1908 7390 - 4285 2407 x 3 9640 : 4 1984 + 6705 9418 - 3136 2 439 x 2 3692 : 4 35047 - 2870 5 4065 + 4889 2456 x 8 4289 : 7 62987 + 5482 9268 - 5439 1251 x 5 4798 : 9 Bài 3: Tính giá trị của biểu thức a) 7 x 4 – 18 b) 36 : 6 + 14 c) 32 : 4 + 16 d) 142 + 8 – 50 e) 9736 + 7653 x 4 g)239 + 1267 x 3 h) 192 : 8 x 5 i) 268 : ( 101 - 97 ) k) 2505 : ( 403 - 398) Bài 4: Tìm x: a)x + 23 = 81 b)100 : x = 4 c) X x 6 = 18 d) X : 5 = 7 e) x - 452 = 77 + 48 g) x + 58 = 64 + 58 h) x- 1 – 2 – 3 – 4 = 0 i) x + 318 = 639 - 20 k) 326 - x = 113 - 32 m) x + 7 = 28 + 45 n) x : 8 = 5 i) X + X + X x 3 = 45 Dạng 2. Đại lượng - Số đo đại lượng Bài 5: Điền dấu ; = vào chỗ chấm. 4m 40cm 4m 04cm 3m 45cm . 345cm 2m 69 cm .. 5m 11cm 1m 7cm ... 170cm 12 6 1 11 9 3 2 10 5 4 7 8 Bài 5: Điền số a) 42m : 6 =m c) 345cm= ... m..... cm d) 5m 5 cm =........ cm b) Đồng hồ chỉgiờ..phút Dạng 3. Bài toán có yếu tố hình học Bài 6: Sân trường em hình chữ nhật có chiều rộng 205m và chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính chu vi sân trường em ? Bài 7: Tính chu vi khu đất hình vuông có cạnh là 1508m Bài 8: Người ta uốn đoạn dây thép vừa đủ thành một hình vuông có cạnh là 10cm. Tính độ dài đoạn dây đó. Bài 9: Một viên gạch hình vuông có cạnh 20cm. Tính chu vi hình chữ nhật ghép bởi 3 viên gạch như thế. Bài 10: Khung của một bức tranh là hình vuông có canh 50cm. Hỏi chu vi của khung tranh đó bằng bao nhiêu xăng-ti – mét ? Bài 11: Tính cạnh hình vuông, biết chu vi hình vuông là 24cm . Bài 12: Tính cạnh của một khu đất hình vuông, biết chu vi của khu đất đó là 2896m Bài 13: Tính chu vi hình chữ nhật có Chiều dài 10cm, chiều rộng 5cm Chiều dài 2 dm, chiều rộng 13cm Chiều dài 15cm, chiều rộng bằng chiều dài Chiều dài 18dm, chiều rộng kém chiều dài 8dm Bài 14: một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài là 35m, chiều rộng 20m. Tính chu vi mảnh đất . Bài 15: Tính chiều dài hình chữ nhật, biết nửa chu vi hình chữ nhật đó là 60m và chiều rộng là 20m. Tóm tắt : ? m 20m Nửa chu vi Chiều dài chiều rộng 60m Bài 16: Tính chu vi một vườn cây hình chữ nhật có chiều dài 100m, chiều rộng 60m. Bài 17: Một sân vận động hình chữ nhật có chiều rộng 95m và chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính chu vi sân vận động đó. Bài 18: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài là 25m, chiều rộng kém chiều dài 8m. Tính chu vi mảnh đất đó. Bài 19: Một hình chữ nhật có chiều dài là 27 cm, chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi hình chữ nhật này. Bài 20: Một con sâu bò xung quanh viền một cái hộp hình vuông có canh là 25cm. Hỏi độ dài quãng đường con sâu đó bò hết một vòng viền hộp đó. Bài 21: Một hình tròn có đường kính bằng 18cm. Hỏi bán kính hình tròn đó là bao nhiêu? Một hình tròn có bán kính là 25m. Hỏi đường kính của hình tròn đó là bao nhiêu? Bài 22: Một hình tròn tâm O có đường kính AB bằng 12cm. Hỏi đoạn thẳng OA là bao nhiêu cm? Bài 23: Một hình tròn tâm O nằm lọt khít trong một hình vuông ABCD có cạnh bằng 18cm. Hỏi đường kính MN là bao nhiêu cm? A B M N D C Dạng 4. Bài toán về ( giảm) gấp lên một số lần Bài 24: Một cửa hàng có 104kg gạo, cửa hàng đã bán đi số gạo đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg gạo? Bài 25: Bác An nuôi 54 con gà, bác đã bán đi số gà đó. Hỏi bác An còn lại bao nhiêu con gà? Bài 26: Vinh có số bi bằng số lớn nhất có một chữ số. Nam có số bi bằng số nhỏ nhất có hai chữ số. Hỏi hai bạn có bao nhiêu hòn bi? Bài 27:  Một cuộn vải dài 84 m, đã bán cuôn vải. Hỏi cuộn vải còn bao nhiêu m? Bài 28:  Có 6 thùng sách, mỗi thùng đựng 175 quyển. Số sách đó chia đều cho 7 thư viện trường học. Hỏi mỗi thư viện được bao nhiêu quyển sách? Bài 29: Đội Một hái được 140 kg nhãn, đội Hai hái được gấp đôi đội Một. Hỏi cả hai đội hái được bao nhiêu Ki – lô – gam nhãn ? Bài 30:  Một thư viện có 690 cuốn truyện tranh, sau đó mua thêm được bằng số truyện tranh đã có. Hỏi thư viện có tất cả bao nhiêu cuốn truyện tranh? Một xe hàng chở được 1324kg đường. Hỏi 3 xe như thế chở được tất cà bao nhiêu Kg đường? Bài 31: Trong kho có 3758kg thóc. Người ta xuất kho 2 lần, mỗi lần 1642kg thóc. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu kg thóc? Bài32: Một đội xe gồm một xe đầu chở được 2120kg hàng, 3 xe sau mỗi xe chở được 1215kg hàng. Hỏi cả đội xe đó chở được bao nhiêu kg hàng? Bài 33: Từ một kho gạo, lần đầu người ta lấy ra 2060 bao gạo, lần sau lấy tiếp 590 bao gạo, thì trong kho còn 1070 bao gạo. Hỏi lúc đầu trong kho có bao nhiêu bao gạo? Bài 34: Trong kho chứa 6050kg muối. Lần đầu người ta lấy ra 2080kg muối, lần sau lấy ra 1570kg muối. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu kg muối? Bài 35: Một cửa hàng tuần lễ đầu bán được 375m vải, tuần lễ sau bán được gấp 3 lần tuần lễ trước. Hỏi cả hai tuần của hàng bán được bao nhiêu m vải? Bài 36: Một kho chưa 2075 bao gạo. Hỏi sau khi người ta lấy ra số bao gạo đó thì trong kho còn lại bao nhiêu bao gạo? Bài 37: Tại một trường học tất cả các học sinh xếp thành 6 hàng, mỗi hàng 48 học sinh. Hỏi khi xếp số học sinh đó thành 8 hàng thì mỗi hàng có bao nhiêu học sinh ? Bài 38: Có 8 hộp ly, mỗi hộp đựng 12 cái lý. Hỏi khi xếp toàn bộ số ly đó vào mỗi hộp 6 cài ly thì cần có bao nhiêu cái hộp ? Bài 39: Thùng thứ nhất chứa 1230 lít dầu, thùng thứ hai chưa 1350 lít dầu. Người ta đổ toàn bộ số dầu vào các can, mỗi can 4 lít. Hỏi có tất cả bao nhiêu can ? Bài 40: Có 512 kg ngô đựng đều trong 8 bao. Hỏi có 4 bao như thế có tất cả bao nhiêu kg ngô ? Bài 41: Mua 4 cái bút như nhau hết 12000 đồng. Hỏi mua 5 cái bút như thế hết bao nhiêu tiền ? Bài 42: Có 28 bông hoa cắm vào 4 bình hoa. Hỏi 3 bình hoa như thế có tất cả bao nhiêu bông hoa ? Bài 43: Có 125Kg bột mì đựng đầy vào 5 bao. Hỏi 9 bao như vậy đựng được tất cả bao nhiêu ki – lô – gam bột mì ? Bài 44: Một người đi ô tô trong 2giờ đi được 74 km . Hỏi trong 5 giờ người đi ô tô đó đi được bao nhiêu km ? (Quãng đường đi trong mỗi giờ đều như nhau) Bài 45: An nghĩ ra một số, nếu lấy số đó chia cho 5 thì được thương là 4 và số dư là số dư lớn nhất. Hãy tìm số đó. II. Tiếng Việt 1. Phần Tập đọc Đọc các bài tập đọc ở tuần 19, 20, 21 mỗi bài 5 lần. ( tự đọc và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Phụ huynh kí giúp trước khi vào học tuần sau Tết). 2. Phần Chính tả: Em chép vào vở ôn Tiếng Việt các bài viết sau: a) Viết bài chính tả “ Hai Bà Trưng” Trang 7 theo yêu cầu bài 1. b) Viết bài chính tả “ Trần Bình Trọng” Trang 11 theo yêu cầu bài 1. c) Viết bài chính tả “ Ở lại với chiến khu” Trang 15 theo yêu cầu bài 1. a) Viết bài chính tả “ Trên đường mòn Hồ Chí Minh” Trang 19 theo yêu cầu bài 1. 3. Phần Luyện từ và câu: Bài 1: Trong câu dưới đây dấu chấm nào dùng sai. Em hãy sửa và chép lại vào bài thi. Hồ Gươm nằm ở trung tâm Hà Nội. Mặt hồ trông như chiếc gương soi lớn hình bầu dục. Giữa hồ. Trên thảm cỏ xanh. Tháp rùa nổi lên lung linh khi mây bay gió thổi. Tháp Rùa như dính vào nền trời bồng bềnh xuôi ngược gió mây. Bài 2: Trong đoạn văn có một số từ viết sai chính tả, em hãy chép lại đoạn văn và sửa lại cho đúng. Em bước vào nớp, vừa bỡ ngỡ vừa thấy quen thân. Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào lổi vân như lụa. Em thấy tất cả đều sáng nên và thơm tho trong nắng mùa thu. Bài 3: Tìm hình ảnh so sánh trong khổ thơ sau, các hình ảnh so sánh này đã góp phần diễn tả nội dung thêm sinh động, gợi cảm như thế nào? Nắng vàng tươi rải nhẹ Bưởi tròn mọng trĩu cành Hồng chín như đèn đỏ Thắp trong lùm cây xanh. Bài 4: Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “ Khi nào”? trong đoạn văn sau: Đầu hè năm ngoái, chị Dung và tôi trồng hai cây mướp. Một cây ở bờ ao. Một cây ở gốc mít. Sáng nào chị em tôi cũng ra tưới cho mầm cây và chờ nó lớ. Sao mà nó chậm lớn thế ! Mấy cái lá mảnh mai màu men sứ.ít hôm sau, mướp đã leo thoăn thoắt lên tới mặt dàn. Bài 5: Gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động và đặc điểm trong câu sau. Chú chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mổt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. Bài 6: a) Đặt 3 câu theo mẫu câu "Ai thế nào?" về cây đào ngày tết b) Đặt 3 câu theo mẫu câu “ Ai làm gì ?” về người hàng xóm trong ngày Tết. c) Câu văn “Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm” thuộc kiểu câu gì?. Bài 7: Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Để làm gì? ” Tôi dâng trái ngon để mọi người thưởng thức . Bài 8: Em hãy viết một câu văn trong đó có sử dụng 2 dấu phẩy. Bài 9: Viết lại một câu có hình ảnh nhân hóa trong bài và nêu tác dụng của việc nhân hóa đó. Bài 10: Em hãy tìm và ghi lại 2 câu tục ngữ hay ca dao nào nói về mẹ. 4. Tập làm văn: Đề 1: Hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 10 câu )kể về người bạn thân nhất của em. Đề 2: Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 câu kể về một người lao động trí thức Đề 3: Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 câu kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật

File đính kèm:

  • docbai_tap_on_luyen_tet_lop_3.doc
Giáo án liên quan