Bài giảng Văn học: kể chuyện trẻ nghe cá đuôi cờ

- Giúp trẻ cảm nhận và hiểu rõ nội dung câu chuyện, nhớ tên tác phẩm và tên các nhân vật trong câu chuyện.

- Trẻ chú ý lắng nghe cô kể, trả lời câu hỏi to, rõ, tròn câu, chính xác.

- Trẻ tham gia học tốt tích cực các hoạt động cùng bạn.

- Giáo dục trẻ phải dũng cảm và có lòng thương người giúp đỡ người khác, không vì lợi ích cá nhân mà bỏ mặt người khác.

- Trẻ nhận biết và phát âm đúng, chính xác âm của chữ cái d, đ. Biết nhận xét về cấu tạo của chữ cái d, đ.

- Trẻ phát âm đúng âm d, đ thông qua các trò chơi với chữ cái. Phân biệt đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chữ cái d, đ.

- Trẻ tham gia giờ học tốt.

- Giáo dục trẻ biết yêu động vật, giữ gìn vệ sinh dòng nước là môi trường sống của những con vật sống dưới nước.

• Trẻ biết sắp các con vật theo quy tắc “To nhất, nhỏ hơn, nhỏ nhất”. Trẻ biết Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo qui tắc (CS116).

• Trẻ biết cách chăm sóc cá, thay nước và cho cá ăn, biết dùng các khuôn hình và cát để tạo ra những con vật sống dưới nước ngộ nghĩnh.

• Trẻ biết vẽ con cua và các họa tiết phụ– BDVN theo chủ đề.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1791 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Văn học: kể chuyện trẻ nghe cá đuôi cờ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư, ngày 19 tháng 03 năm 2014 VĂN HỌC: Kể chuyện trẻ nghe CÁ ĐUÔI CỜ LÀM QUEN CHỮ CÁI: LÀM QUEN CHỮ d, đ MỤC TIÊU: Giúp trẻ cảm nhận và hiểu rõ nội dung câu chuyện, nhớ tên tác phẩm và tên các nhân vật trong câu chuyện. Trẻ chú ý lắng nghe cô kể, trả lời câu hỏi to, rõ, tròn câu, chính xác. Trẻ tham gia học tốt tích cực các hoạt động cùng bạn. Giáo dục trẻ phải dũng cảm và có lòng thương người giúp đỡ người khác, không vì lợi ích cá nhân mà bỏ mặt người khác. Trẻ nhận biết và phát âm đúng, chính xác âm của chữ cái d, đ. Biết nhận xét về cấu tạo của chữ cái d, đ. Trẻ phát âm đúng âm d, đ thông qua các trò chơi với chữ cái. Phân biệt đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chữ cái d, đ. Trẻ tham gia giờ học tốt. Giáo dục trẻ biết yêu động vật, giữ gìn vệ sinh dòng nước là môi trường sống của những con vật sống dưới nước. Trẻ biết sắp các con vật theo quy tắc “To nhất, nhỏ hơn, nhỏ nhất”. Trẻ biết Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo qui tắc (CS116). Trẻ biết cách chăm sóc cá, thay nước và cho cá ăn, biết dùng các khuôn hình và cát để tạo ra những con vật sống dưới nước ngộ nghĩnh. Trẻ biết vẽ con cua và các họa tiết phụ– BDVN theo chủ đề. CHUẨN BỊ: Văn học: Đồ dùng của cô: Tranh minh họa câu chuyện “Cá đuôi cờ”. Trò chơi, bài hát “Tôm cua cá thi tài”. Đồ dùng của cháu: Tranh còn thiếu 1 số hình ảnh. Tranh cắt rời. Làm quen chữ cái: Đồ dùng của cô: PowerPoint: Ảnh con cá dứa, con đuôi cờ, chữ d – đ , nét rời chữ d – đ ...... Chữ d, đ to. Đồ dùng của cháu: Thẻ từ lô tô d, đ, b, u. Thẻ hình các con vật có chứa chữ d, đ. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC Đón trẻ Thể dục sáng Điểm danh Đón trẻ: Đón trẻ vào lớp, để trẻ tự cất đồ dùng cá nhân, cô quan sát nhắc nhở trẻ để đồ dùng đứng nơi qui định. Cho trẻ ăn sáng, chơi tự do. Y Trò chuyện với trẻ về chủ đề: Các con biết được bao nhiêu loài cá? Những loài cá đó có đặc điểm như thế nào? Các con có biết vì sao các loài cá đó mang tên đó không? Thể dục sáng: Kết hợp bài hát “Đồng hồ báo thức” Khởi động: Trẻ chuyển vòng tròn, hát “Đi đều”, kết hợp làm động tác minh họa thêm lời bài hát, đi các kiểu của chân, chạy nhanh, chậm, chuyển về 4 hàng dọc. Trọng động: T Bài tập phát triển chung: Trẻ tập các động tác thể dục (2 lần x 8 nhịp). Hô hấp: Thổi bóng bay. Tay_ vai: Tay đưa ra trước, giang ngang. Chân: Tay chống hông, nâng đùi. Bụng _ lườn: Hai tay giang ngang và xoay người từ trái sang phải. Bật: Tay giang ngang _ tách chân, hai tay lên cao _ khép chân. Hồi tĩnh: Đi vòng tròn và vươn vai, hạ vai hít thở nhịp nhàng. Kiểm tra khăn tay và móng tay cho trẻ. Điểm danh: Trẻ tự kiểm tra trong tổ mình xem vắng bạn nào báo cáo lại với cô. Cô kiểm tra lại một lần nữa. Hoạt động học 1 KỂ CHUYỆN: CÁ ĐUÔI CỜ CHÚ CÁ VUI VẺ Cho trẻ hát và vận động “Cá vàng bơi” Trò chuyện: Chú cá vàng trong bài hát như thế nào? Ở dưới nước chú có thể thỏa thích làm gì? Các con khi xuống nước có được thỏa thích múa hát, bơi giỏi như các loài cá không? Vì sao? Có một câu chuyện kể về cuộc thi bơi của những loài cá rất là hay, và trong cuộc thi đó loài cá nào đã đạt giải cao nhất, hôm nay cô kể cho các con nghe nha! Câu chuyện có tên là “Cá đuôi cờ” Cho trẻ lặp lại. CÁ ĐUÔI CỜ TỐT BỤNG Cô kể diễn cảm cho trẻ nghe lần 1. Cô vừa kể câu chuyện gì? Nội dung câu chuyện: Ở một xứ hộ nọ hàng năm đều mở hội thi tài… Đúng hẹn lại lên, muôn loài hội tụ về và dự thi với nhiều chặng thi rất khó khăn. Chặng thi cuối chỉ còn cá Săn sắt và cá rô, và vì muốn giành giải thưởng mè cá rô không giúp cô chim sẻ cứu con của cô chim sẻ. Còn cá săn sắt thì không ngần ngại đã lao tới cứu con của cô chim sẻ. Cuối cùng, mặc dù cá rô về đích trước nhưng lòng tốt của cá săn sắt đã được mọi người tán thưởng và trao giải nhất cho cá săn sắt. Họ đã đính là cờ vào đuôi của cá săn sắt và từ đó cá săn sắt có tên là Cá đuôi cờ. Cô kể diễn cảm lần 2 theo đoạn kết hợp cho trẻ xem tranh, cho trẻ phát hiện từ khó, cô giải thích từ khó khi trẻ không hiểu. T Đoạn 1: Từ đầu…. “Đấu thủ” Hằng năm cứ vào mùa mưa tới thì các loài tôm, cá, cua, ếch…mở hội thi gì vậy con? Ai là làm chủ hội thi vậy các con? Ở chặng thi sức khỏe thì còn ai và ai ở lại tiếp tục phần thi? Đến chặng thi trí thông minh và lòng dũng cảm thì loài cá nào đã đã bỏ cuộc? Vậy là còn lại ai và ai thi tiếp vậy con? Trong đoạn chuyện trên có từ nào mà các con không hiểu? Vậy chỉ còn có cá rô vá cá săn sắt thi tài ở chặng cuối cùng thôi, ai là giành được giải thưởng cao nhất, các con hãy nghe cô kể tiếp nhe! T Đoạn 2: Phần còn lại. Chuyện gì đã xảy ra khi cá rô vá săn sắt sắp tới đích vậy con? Chim sẻ đã nhờ ai giúp trước? Cá rô đã trả lời như thế nào? Tại sao cá rô không giúp cô chim sẻ? Thế rồi chim sẻ đã nhờ đến ai giúp đỡ? Cá săn sắt đã làm gì khi cô chim sẻ nhờ giúp đỡ? Cuối cùng ai đã đến đích trước vậy các con? Khi bác chuồn chuồn chuẩn bị trao cờ cho cá rô thì chuyện gì đã xảy ra? Cuối cùng giải thưởng thuộc về ai? Vì sao? Trong đoạn chuyện trên có từ ngử nào các con không hiểu? ĐÀM THOẠI Câu chuyện có tên là gì? Nếu cho các con đặt thêm tên cho câu chuyện thì các con đặt tên gì? Trong câu chuyện có những nhân vật nào? Vì sao cá săn sắt lại có tên là cá đuôi cờ? Trong các nhân vật trong câu chuyện các con thích nhân vật nào? Các con sẽ noi gương theo nhân vật nào? Qua câu chuyện các con học được điều gì? BÉ VUI HỌC CÙNG BẠN Cô giới thiệu tên trò chơi và giải thích. Chia lớp làm 4 tổ, mỗi tổ sẽ có một bức tranh cắt rời, nhiệm vụ của mỗi tổ là ghép các mảnh ghép thành một bức tranh hoàn chỉnh và cử đại diện một bạn lên kể lại đoạn chuyện tương ứng với bức tranh của nhóm mình ghép. Thi đua nhau gắn tranh còn thiếu trong câu chuyện Cô và trẻ hát và vận động bài hát “Tôm cua cá thi tài”. [ GIÁO DỤC: Các con phải dũng cảm và có lòng thương người giúp đỡ người khác khi họ cần chúng ta giúp đỡ, không vì lợi ích cá nhân mà bỏ mặt người khác nha các con! Hoạt động ngoài trời Trẻ tham quan vườn trường Trẻ chơi trò vận động: “Ném túi cát vào vòng” Chơi với đồ chơi ngoài trời. Hoạt động góc Học tập: Trẻ quan sát và nhận ra quy tắc và sắp các con vật theo quy tắc “To nhất, nhỏ hơn, nhỏ nhất”. T Rèn kĩ năng: Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo qui tắc (CS116) Mục tiêu: Trẻ biết sắp xếp các con vật theo quy tắc đơn giản và tiếp tục thực hiện theo qui tắc. Trẻ rèn khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định. Trẻ hào hứng khi tham gia cùng các bạn. Chuẩn bị: Các vật dụng đồ chơi ở góc học tập. Ảnh các con vật theo 3 kích thước “To nhất – nhỏ hơn – nhỏ nhất” Phương pháp: Đàm thoại. Quan sát. Thực hành. Cách thực hiện: Cô giới thiệu góc chơi và nhiệm vụ của góc chơi. Cho trẻ chọn góc chơi. Hướng dẫn trẻ biết so sánh và sắp xếp các con vật theo quy tắc “To nhất – Nhỏ hơn – Nhỏ nhất” Cho trẻ tiến hành chơi. TN-KH: Trẻ cho cá ăn, chăm sóc cây, chơi tranh cát. Nghệ thuật: Vẽ con cua– BDVN theo chủ đề. Hoạt động vệ sinh – ăn ngủ Cho trẻ rửa tay trước khi ăn, cô quan sát nhắc nhở trẻ các bước rửa tay theo qui trình. Cho trẻ đi ăn – ăn xong trẻ tự súc miệng, rửa mặt, rửa tay. Sắp xếp chỗ cho trẻ ngủ trưa. Cho trẻ ngủ trưa. Sau khi ngủ trưa, tắm – vệ sinh cho trẻ, chải tóc cho trẻ. Hoạt động chiều Hoạt động học 2 LÀM QUEN CHỮ d, đ CHÚ CÁ VÀNG Cho trẻ xem đoạn phim về những loài cá. Trò chuyện: Trong đoạn phim có những loài cá gì? Con biết gì về loài cá đó? Cá là động vật sống ở đâu? Cho trẻ xem ảnh của cá dứa. Các con có biết loài cá này không? Vậy hôm nay, chúng ta sẽ cùng bạn cá này học một tiết học thật là vui và cô sẽ giới thiệu tên của bạn cá này cho các con biết nhá! Hôm nay, chúng ta sẽ học bài học :Làm quen chữ d, đ. Cho trẻ lặp lại. NHẬN BIẾT CHỮ d, đ T Nhận biết chữ d: Cô cho trẻ xem tranh cá dứa trên màn hình. Cho trẻ lặp lại từ “Cá dứa” có thẻ từ phía dưới tranh. Trong từ “Cá dứa” có bao nhiêu tiếng? (2 tiếng) Con hãy tìm và phát âm chữ cái đã học rồi trong từ “Cá dứa” Chữ cái đầu tiên cô sẽ dạy cho các con làm quen là đó là chữ “d”. Cô cho trẻ xem chữ b to và phát âm mẫu. Dạy cả lớp phát âm chữ b theo lớp, tổ, cá nhân. Cho trẻ chuyền tay nhau tri giác chữ b và luyện phát âm. Bé có nhận xét gì về chữ ? Cô nhấn mạnh lại cấu tạo chữ g kết hợp cho trẻ xem nét chữ d rời cho trẻ xem: Chữ d gồm 1 nét cong tròn bên trái và 1 nét sổ thẳng bên phải. Cho cả lớp phát âm lại vài lần, cá nhân phát âm lại. Cô giới thiệu chữ d viết thường, in hoa, in thường, cho trẻ phát âm lại chữ d. T Làm quen chữ đ: Ai còn nhớ tên loài cá tốt bụng mà hôm trước cô có kể chuyện cho các con nghe rồi, nhờ vào lòng tốt bụng giúp đỡ người khác mà loài cá đó được trao giải thưởng cao quý nhất. Đó là cá gì vậy các con? Cô cho trẻ xem tranh “Cá đuôi cờ” Cô có tranh gì vậy các con? Cô cũng có từ “Cá đuôi cờ”. Trong từ “Cá đuôi cờ” có bao nhiêu chữ cái? Con hãy tìm và phát âm chữ cái đã học trong từ “Cá đuôi cờ” Chữ cái tiếp theo cô cho các con làm quen là chữ “đ”. Cô đưa chữ đ to và phát âm mẫu. Dạy cả lớp phát âm chữ đ theo lớp, tổ, cá nhân. Cho trẻ chuyền tay nhau tri giác chữ đ và luyện phát âm. Bé có nhận xét gì về chữ đ? Cô nhấn mạnh lại cấu tạo chữ đ kết hợp đưa nét chữ đ rời cho trẻ xem: Chữ đ gồm 1 nét cong tròn bên trái, 1 nét sổ thẳng bên phải và kết thúc bằng nét gạch ngang ở phía trên. Cho cả lớp phát âm lại vài lần, cá nhân phát âm lại. Cô giới thiệu chữ đ viết thường, in hoa, in thường, cho trẻ phát âm lại chữ đ. T So sánh cấu tạo chữ d và chữ đ: Chữ d và chữ đ giống nhau đều1 nét cong tròn bên trái, 1 nét sổ thẳng bên phải. Chữ d khác với chữ đ ở chỗ: chữ đ có nét gạch ở phái trên còn chữ d không có. Cho trẻ tìm d – đ có trong từ và xung quanh lớp. Các con về nhà hãy tìm những chữ cái đã học rồi trên tivi, sách báo…để đọc cho ba mẹ, anh chị mình nghe nha! GIƠ NHANH THẺ CHỮ THEO YÊU CẦU Mỗi trẻ có 4 chữ cái rời đ, d, s, x. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ tìm nhanh, giơ nhanh thẻ chữ tương ứng và phát âm to âm chữ cái đó. XẾP CHỮ CÁI TỪ HỘT HẠT Mỗi trẻ một rỗ hột hạt. Xếp chữ d, đ bằng hột hạt. THI XEM AI TÀI Chia lớp thành 3 đội. Lần lượt 2 đội lên thi đua tìm chữ cái d, đ trong các từ có trong ảnh. Sau 1 bài hát, đội nào tìm được nhiều hơn sẽ là đội thắng cuộc. Tiến hành cho trẻ chơi 2 lượt, đội nào thua sẽ chơi tiếp lượt thứ 2. [ GIÁO DỤC: Các con phải biết yêu động vật, giữ gìn vệ sinh dòng nước là môi trường sống của những con vật sống dưới nước. Hoạt động vệ sinh – Ăn chiều Vệ sinh cho trẻ: Cho trẻ rửa tay trước khi ăn, cô quan sát nhắc nhở trẻ các bước rửa tay theo qui trình. Cho trẻ ăn chiều. Hoạt động trả trẻ - Làm quen bài thơ: “Nàng tiên ốc”. - Nêu gương. NHẬN XÉT …………………………………………………………….. …………………………………………………………….. …………………………………………………………...... ……………………………………………………………. ……………………………………………………………. ……………………………………………………………. …………………………………………………………….. ……………………………………………………………. …………………………………………………………… ……………………………………………………………. …………………………………………………………… …………………………………………………………….. ……………………………………………………………. …………………………………………………………… ……………………………………………………………. …………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docmail.doc
Giáo án liên quan