Bài giảng Văn bản: Viếng lăng Bác Viễn Phương

ã Giới thiệu bài:

ã Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử thân yêu nhất của dân tộc Việt nam.Người hiện thân cho những gì cao đẹp và mạnh mẽ của dân tộc. Lăng Bác được xây dựng ngay sau ngày nước nhà vừa độc lập đã trở thành nơi lưu giữ bóng dáng bác lúc sinh thời, nơi chiêm ngưỡng thành kính của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Biết bao nhà thơ đã làm thơ về Người và lăng Người:

ã Chúng ta hãy bước nhẹ châm nhẹ nữa

ã Trăng ơi trăng hãy im lặng cúi đầu

ã Cả cuộc đời bác đã ngủ yên đâu

ã Nay Bác ngủ chúng con canh giấc ngủ

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1933 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Văn bản: Viếng lăng Bác Viễn Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn bản: Viếng lăng Bác Viễn Phương Giới thiệu bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử thân yêu nhất của dân tộc Việt nam.Người hiện thân cho những gì cao đẹp và mạnh mẽ của dân tộc. Lăng Bác được xây dựng ngay sau ngày nước nhà vừa độc lập đã trở thành nơi lưu giữ bóng dáng bác lúc sinh thời, nơi chiêm ngưỡng thành kính của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Biết bao nhà thơ đã làm thơ về Người và lăng Người: Chúng ta hãy bước nhẹ châm nhẹ nữa Trăng ơi trăng hãy im lặng cúi đầu Cả cuộc đời bác đã ngủ yên đâu Nay Bác ngủ chúng con canh giấc ngủ Hoạt động của thầy Nội dung ghi bảng GV Trình chiếu chân dung nt. ? Nêu những hiểu biết của em về nt Viễn Phương? -Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam Bộ, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kỳ chống Mĩ cứu nước. -Ông là nt gắn bó với cuộc sống chiến đấu của bà con quê hương trong suốt 2 cuộc kháng chiến trường kì. -Thơ của Viễn Phương dung dị,cảm xúc sâu lắng thiết tha, ngôn ngữ thơ đậm đà màu sắc Nam Bộ. Phong cách NT đó được thể hiện qua tất cả các tập thơ của ông. ? Nêu những tác phẩm chính của nt Viễn Phương? Gv trình chiếu Bt Viếng lăng Bác đc rút từ tập thơ nào và st trong tg nàoà ? Nêu xuất xứ của bài thơ “Viếng lăng Bác”? -Gv trình chiếu *Bt đc viết năm 1976. Đây là thời điểm miền Nam vừa giải phóng, đất nước thống nhất, công trình lăng chủ tịch HCM cũng vừa đc hoàn thành. Ước mong dc ra Hn, đc viếng lăng Bác Hồ đã có thể thực hiện. Nt Viễn Phương cũng là một trong số những đồng bào, chiến sĩ từ miền Nam sau g phóng đc ra HN viếng lăng Bác - Bt đc in trong tập Như mây mùa xuân - Có thể nói bt không chỉ giúp nt gửi trọn cả tâm hồn tình cảm của mình mà bt còn gửi trọn được cả linh hồn và trái tim của người dân miền Nam, nhân dân Việt Nam đối với vị Cha già của dân tộc. Vậy tg đã gửi gắm tc gìà GV trình chiếu bt ? Nhìn vào hình thức bt, em cho cô biết bt đc sáng tác theo thể thơ nào? *Đây là bt trữ tình giầu cảm xúc vì vậy các em cần đọc với giọng thong thả, thành kính, xúc động chậm rãi.Có đoạn lắng sâu, đoạn cuối tha thiết nhỏ nhẹ. Gv đọc 1 lượt Gọi HS đọc Gv nhận xét Giải thích phần chú thích ? Đây là bt trữ tình hiện đại.Vậy em cho cô biết nv trữ tình là ai? *Gv trình chiếu ? Nhân vật trữ tình đã bày tỏ những tình cảm gì? - Nv trữ tình thể hiện niềm xúc động,lòng biết ơn và thương nhớ Bác. *Đó chính là sợi chỉ đỏ tạo nên mạch cảm xúc xuyên suốt bt. ? Vậy mạch cảm xúc của bt đc diễn tả theo trình tự nào? Mạch cảm xúc của bt đc diễn tả theo trình tự thời gian và không gian ? Để biểu đạt những nội dung ấy tg đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? Gv trình chiếu. .Bt không chỉ bày tỏ đc nỗi niềm riêng của nt mà còn là tiếng lòng của biết bao người .Bây giờ cô và các em cùng xuôi theo mạch cảm xúc của tg cùng đi tìm hiểu sâu hơn bt Gv trình chiếu khổ 1. ? Mở đầu bt, tg đã đưa ra thông báo gì? ? Trong lời thông báo ấy, tg đã xưng hô ntn? ? Cách xưng hô ấy chúng ta thường thấy trong mối quan hệ nào? Nó thường gợi lên điều gi? - Thường thấy trong mối quan hệ gia đình và nó gợi tình cảm thân thiết gần gũi kính trọng. ? Cụm từ: con ở miền Nam gợi lên điều gì? -Miền Nam đó là nơi xa xôi cách trở, là nơi đc coi là thành đồng của Tổ quốc, là nơi đi trc về sau, là nơi mà Bác Hồ luôn trăn trở và yêu quý: Miền Nam luôn ở trong trái tim tôi.Khi nào nước nhà độc lập tôi sẽ vào thăm nhân dân Miền Nam. -Nhân dân miền Nam thì luôn chân trọng gọi Người là Cha.Suốt mấy chục năm trời chia cắt họ luôn khao khát được rước Bác vào thăm. Giờ đây nước nhà vừa độc lập nhưng ước mơ được đón Bác trong ngày hội chiến thắng đã không thể thực hiện được nữa. Vì vậy đứng trước lăng Bác lúc này nt như muốn thốt lên: Con vừa tự miền Nam gian khổ mà anh hùng, miền Nam với nỗi đau mất Bác trở về thăm Bác đây Bác ơi! -Như vậy cụm từ con ở miền Nam không chỉ gợi lên tình cảm của 1 người con với Cha mà còn gợi đến mối tình cảm khăng khít của 1 vị lãnh tụ với quần chúng, nd : Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà Miền Nam mong Bác nỗi mong Cha. ? Vậy tg gọi chuyến đi của mình là gì? ? Nhan đề của bt là viếng sao ở đây lại gọi là thăm? Giữa hai từ thăm và viếng có gì khác nhau? Cả hai đều biểu hiện sự quan tâm giữa hai người với nhau nhưng thăm là biểu hiện tình cảm với người còn sống, còn viếng là biểu hiện tình cảm với người đã chết. ở đây dùng từ viếng là sát nghĩa hơn. ? Trong hai từ ấy, từ nào gần gũi hơn, thân thiết hơn? Từ thăm gợi sự thành kính xúc động nghẹn ngào. ? Với cảm xúc ấy, hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng cho tg khi đặt chân đến lăng Bác là gì? ? Em hiểu hàng tre bát ngát là hàng tre ntn? Tg sử dụng phương thức tả thực. đó là hàng tre trải dài, rộng mênh mông, quanh năm xanh tốt. ở đây là h/a hàng tre thấp thoáng trong làn sương sớm ở quảng trường Ba Đình lịch sử càng làm cho tg có cảm tưởng như hàng tre càng mênh mông, bát ngát hơn. ? Nhìn thấy hàng tre, tg đã bộc lộ cảm xúc của mình qua những từ ngữ, hình ảnh nào? ? Từ ôi thuộc từ loại nào? Nó có tác dụng gì trong việc bộc lộ cảm xúc của tg? Thán từ- Bộc lộ sự bồi hồi, ngạc nhiên,xúc động mãnh liệt. ?Tg đã rất bồi hồi xúc động khi được đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng và càng xúc động hơn khi đứng trước h/a hàng tre xanh xanh VN. Em hiểu ntn về h/a hàng tre xanh xanh VN? -Đây là h/a khái quát về h/a cây tre Vn.Nếu ở Liên xô có hàng bạch dương rủ bóng, ở Campuchia có hàng thốt nốt oai nghiêm thì ở VN lại có những luỹ tre xanh ngút ngàn. Từ Móng Cái đến mũi Cà Mau nơi đâu cũng có cây tre và giờ đây lại bao quanh lăng Bác như 1 bức tường thành. Những hàng tre ấy từng hứng chịu bao bão táp mưa sa. ? Cụm từ ‘bão táp mưa sa’’ diễn tả điều gì? Gợi lên hoàn cảnh khó khăn gian khổ, sự khắc nghiệt, dữ dội của thiên nhiên, sự khốc liệt của những làn mưa bom bão đạn. Giữa hoàn cảnh khó khăn như vậy nhưng cây tre vẫn trong tư thế đưng thẳng hàng. Trong ct tg đã sử dụng biện pháp nt nào? ? Qua đó em liên tưởng gì từ h/a hàng tre? -Cây tre luôn tượng trưng cho phẩm chất cao quý, mộc mạc, thanh cao nhũn nhặn mà ngay thẳng,bất khuất , kiên cường của con người VN. ? Việc sử dụng các bp nt trên đã tạo ra 1 không khí ntn? Từ 1 h/a có thực tg đã khái quát và tưởng tượng những hàng tre như những người lính, những đội quân từng đoàn kết anh dũng chống trả quân thù: Lớp cha trước lớp con sau Đã thành đồng chí chung câu quân hành. Giờ đây những đội quân ấy lại canh giấc ngủ cho Người. ? ở khổ thơ thứ nhất, từ h/a hàng tre tg đã thể hiện tình cảm nào - Thể hiện sự xúc động, bồi hồi, thành kính, thiêng liêng. Qua dó gián tiếp biểu lộ niềm tự hào về dân tộc anh hùng, kiên trung, bất khuất, một người mẹ vĩ đại đã sinh ra 1 vị lãnh tụ vĩ đại- Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Đúng như đ/c Lê Duẩn đã từng nói:” Dân tộc ta, non sông đất nước ta, nhân dân ta đã sinh ra Hồ Chủ Tịch người a/h d/t vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nc ta’’. Như vậy ở khổ thơ 1, với niềm xúc động trào dâng, h/a cây tre đã như 1 khúc dạo đầu để mở ra 1 loạt những suy tưởng sâu sắc hơn, mênh mông hơn ở những khổ tiếp theoà Gv trình chiếu khổ 2. ? Sau h/a hàng tre dân tộc, h/a nào được tg chú ý miêu tả? ? Em hiểu gì về h/a ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng? Đó là h/a mặt trời của tự nhiên, to lớn, cao cả, vĩnh hằng.Mặt trời ấy cứ ngày ngày, tháng tháng theo 1 quy luật tuần hoàn không ngừng không nghỉ đem lại ánh sáng sự sống cho muôn loài, cho cỏ cây hoa lá. ? Hình ảnh mặt trời trên lăng có gì khác hình ảnh mặt trời trong lăng? Tg đã sử dụng bp nt nào trong câu thơ trên? Trước hết là nhân hoá: mặt trời trên lăng đi và thấy. Tiếp theo là ẩn dụ: mặt trời trong lăng rất đỏ. Mặt trời trên lăng là vật thể tự nhiên đã được nhân hoá như người chứng kiến vĩnh viễn một mặt trời kì diệu khác - đó chính là Bác Hồ. * Đã có rất nhiều nt ví Bác với mặt trời. Nhưng ngầm so sánh Bác với mặt trời đỏ thắm trong cái nhìn chiêm ngưỡng của mặt trời tự nhiên là một sáng tạo mới mẻ và độc đáo của Viễn Phương. ? Tg đã sử dụng bp nghệ thuật ẩn dụ rất sáng tạo ấy nhăm mục đích gì? + Mong muốn Bác tồn tại vĩnh hằng, ca ngợi Bác, tôn vinh Bác: Bác là vầng dương bất diệt đem ánh sáng sự sống cho dân tộc.Đồng thời thể hiện tình cảm chứa chan lòng kính yêu vô hạn của nt đối với Bác. ? Sau sự liên tưởng đó, ta bắt gặp h/a nào? ? Dòng người vào lăng với tâm trạng ntn? ? Tại sao tg lại nói đi trong thương nhớ? Dòng người vào lăng viếng Bác trong nỗi nhớ khôn nguôi và có cả những người đã khóc vì thương nhớ Bác. ? Tình cảm ấy đc dồn nén, tích tụ trong câu thơ nào? ? Em hiểu ntn về h/a kết tràng hoa? ở đây vừa có tính chất tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng. + Đó là do những dòng người xếp hàng vào lăng với những trang phục, những màu áo của nhiều địa phương khác nhau, dân tộc khác nhau trông giống như những tràng hoa muôn sắc ngàn hương. +Đó còn là hoa của lòng người của sự kính yêu đang dâng lên Bác. ? Từ dâng ở đây thể hiện điều gì? Tại sao không nói là trao là gửi mà lại là dâng? Dòng người đã tôn kính trang nghiêm dâng 79 mx lên Bác ? Tại sao không dâng cho Bác 79 tuổi mà lại dâng 79 mùa xuân? Vì mỗi 1 tuổi của Bác đều là mỗi mx rực rỡ huy hoàng. Tất cả đều rất đẹp, rất đáng đc trân trọng nâng niu. Vì 79 mx của Bác đã đem lại mx lớn cho dân tộc. 79 tuổi xuân trong sáng Vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay. ? Có cách nói gì đặc biệt trong câu thơ trên? ?Dụng ý của tg khi sử dụng bp ấy? Niềm nhớ thương, lòng kính yêu và sự tôn kính Bác Như vậy ở khổ thơ số 2 qua 1 loạt những h/a ẩn dụ, hoán dụ , các điệp từ, sự liên tưởng, h/a Bác Hồ đã hiện lên thật đẹp, to lớn, cao cả, vĩnh hằng.Qua đó nt cũng đã thể hiện niềm nhớ thương, lòng kính yêu và sự biết ơn Bác vô hạn. Đó chính là cảm xúc của tg khi đứng trước lăng Bác. Vậy khi vào trong lăng chúng ta sẽ bắt gặp h/a của Bác ra saoà * Gv trình chiếu ? Hình ảnh Bác nằm trong lăng được tg miêu tả qua những chi tiết nào? ? Em hiểu gì về h/a Bác nằm trong giấc ngủ bình yên? Bác Hồ nằm đấy mà như đang ngủ. Tg đã rất trân trọng giấc ngủ của Người. Vì cả cuộc đời Bác có ngủ yên đâu. Vì vậy đây là giấc ngủ bình yên của 1 con người sau cả một đời đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc. - Và ở trong lăng Bác dưới ánh đèn nêông dịu mát đã khiến cho tg cảm nhận như đó là ánh sáng của trăng. ? Trong câu thơ tg đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? ? Cách nói đó của tác giả có ý nghĩa gì? Lời thơ vừa như nâng niu giấc ngủ của Bác vừa gợi được tình cảm tri âm , tri kỷ của Bác với vầng trăng lúc sinh thời và lại nổi bật được sự cao khiết với vẻ đẹp tiên phong đạo cốt , ty thương bao la dịu hiền của Bác Bác sống như trời đất của ta. Yêu từng ngọn cỏ, mỗi nhành hoa Tự do cho mỗi đời nô lệ Sữa để em thơ, lụa tặng già. ? Từ cảnh tượng thiêng liêng đó, nt đã có suy nghĩ và cảm giác gì? ? Em hiểu gì về h/a trời xanh trong câu thơ trên? + H/a thứ nhất là h/a bầu ttrời tự nhiên, là vũ trụ vĩnh hằng + H/a thứ hai là h/a Bác Hồ. ? Có cách nói gì đặc biệt trong câu thơ trên? ? Tác dụng của bp Nt trên? Nhấn mạnh khẳng định Bác mãi còn sống như trời xanh bất diệt trong lòng người. Vẫn biết Bác còn sống mãi trong sự nghiệp của đn, vậy nhưng khi nhìn thấy Bác nằm trong lăng, nt đã thấy nhói trong tim. ? Nhói là cảm giác ntn? ? Cặp phụ từ’’ Vẫn biết- mà còn’’ có ý nghĩa gì trong việc biểu đạt tâm trạng của tg? + Lí trí cứ muốn khẳng định, thầm nhủ Bác còn sống mãi. + Còn trái tim thì cứ thổn thức, đớn đau, xót xa nhận ra một sự thực phũ phàng Bác đã ra đi mãi mãi. ? Qua đó em có nhận xét gì về tình cảm của nt đối với Bác? Thể hiện niềm đau xót vô hạn, sự tiếc thương trước nỗi mất mát to lớn của toàn dân tộc. Suốt mấy hôm rồi đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa. Như vậy cô và các em vừa tìm hiểu 3 khổ thơ đầu, ? Nhìn lại ba khổ thơ đầu, em thấy có những nét nghệ thuật gì đặc sắc? Thảo luận: Khái quát về cảm xúc của tg qua ba khổ thơ đầu. Nhóm 1: Khổ 1 Nhóm 2: Khổ 2 Nhóm 3+4: Khổ 3 Gv trình chiếu. * Như vậy từ sự bồi hồi xúc động, niềm tự hào, biết ơn và sau đó là sự thương tiếc khôn nguôi đói với Bác. Đó chính là những cảm xúc rất chân thành của nt kh đến với lăng Bác. Vậy trước lúc chia xa nt có những tình cảm và ước nguyện gì à - Gv trình chiếu khổ 4. ? Trước gìơ phút chia xa, yg đã bộc lộ cảm xúc của mình qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Giờ đây còn đang đứng trước Bác, đang gần Bác nhưng nghĩ đến ngày mai phải rời xa Bác tg thấy lòng mình thương trào nước mắt. ? Em hiểu gì về hình ảnh thương trào nước mắt? - ở đây là trào chứ không phải là ứa, là chảy.Bởi vì do cảm xúc bị kìm nén từ khi đứng trước lăng giờ đây nghĩ đến giờ phút phải rời xa Bác, không thể kìm nổi nước mắt cứ thế trào ra, chảy mãi tức tưởi không thôi. ? Vì sao tg lại có cảm giác ấy? Vì Bác ra đi mà không được chứng kiến ngày độc lập. Bác ra đi là một tổn thất lớn lao, sự mất mát to lớn của cả dân tộc.và vì phải rời xa Bác ? Thương nhớ Bác khôn nguôi, tg có ước nguyện gì ? ? Em có nhận xét gì về ước nguyện của nhà thơ? - Ước nguyện nhỏ bé, khiêm nhường nhưng chân thành tha thiết. - Tg ước muốn làm con chim để dâng cho Bác tiếng hót rộn ràng, làm bông hoa để dâng cho Bác hương thơm và vẻ đẹp. Ước làm cây tre để canh giấc ngủ cho Người. ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, nhịp thơ, lời thơ? - Nhịp thơ trở lên gấp gáp bởi những điệp từ, điệp ngữ. lời thơ giản dị, tự nhiên như lời nói thường. ? Tất cả những biện pháp nghệ thuật đó nhằm thể hiện tình gì của nt? Như vậy từ h/a thực của hàng tre bên lăng Bác ở đầu bt, nhà thơ đã hình tượng hoá thành hình tượng cả dân tộc kiên cường, bất khuất đang đứng quanh lăng Bác. Đó không phải chỉ là ước mong của riêng Viễn Phương mà của tất cả người dân vn với Bác. ? Em hãy khái quát về thể thơ, nhịp thơ, giọng thơ của bt Viếng lăng Bác? ? Bài thơ được tg sử dụng các bp nt nào? - Gv trình chiếu ? Qua đó tg muốn gửi gắm điều gì? I.Vài nét về tác giả, tác phẩm: 1. Tác giả: - Tên khai sinh: Phan Thanh Viễn Sinh năm 1928. Quê: An Giang. 2. Tác phẩm: -ST 1976 In trong tập:”Như mây mùa xuân” II. Tìm hiểu văn bản: - Thể thơ 8 chữ nhưng có một vài cây 7 chữ hoặc 9 chữ 1. Cảm xúc của tác giả khi đến viếng lăng Bác Con ở miền Nam - Gợi lên sự xa xôi cách trở về không gian và thời gian lại vừa gợi lên tình cảm thân thương. thăm …..hàng tre bát ngát. Ôi! Hàng tre xanh xanh Bão táp mưa sa…thẳng hàng Nhân hoá,ẩn dụ. Không khí trang nghiêm, thành kính, gần gũi. à Thiêng liêng, thành kính, xúc động bồi hồi, ấm áp, gần gũi, thân thương. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Giống nhau: to lớn, cao cả, vĩ đại, bất diệt, đem sự sống cho muôn loài. Khác nhau: 1 thực thể tự nhiên chỉ Bác. - Nhân hoá, ẩn dụ …dòng người Cứ hết lớp người này đến lớp người khác với những sắc phục của những dân tộc khác nhau, đất nước khác nhau đến viếng lăng Bác. đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy muơi chín mùa xuân. Ngợi ca, tôn vinh, lòng biết ơn vô hạn đối với Bác. Bác nằm…..giấc ngủ bình yên ……………vầng trăng sáng dịu hiền. ẩn dụ Vẫn biết trời xanh….. Mà sao nghe nhói… trong tim. ẩn dụ - Đau buốt, đột ngột, bất ngờ đến tận tâm can. Sự tương phản đối lập giữa lí trí và trái tim. - Niềm đau xót, sự tiếc thương vô hạn. Sử dụng điệp từ, hàng loạt h/a ẩn dụ tượng trưng. Giọng thơ trang nghiêm. 2. Ước nguyện của nhà thơ: Mai về miền Nam thương trào nước mắt. Muốn làm: con chim đoá hoa cây tre - Bối rối, xúc động, lưu luyến của nt III. Tổng kết: Nghệ thuật: Nội dung Củng cố: Trình chiếu câu hỏi trong bức tranh Hướng dẫn: Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Viết một đoạn văn theo lối tổng phân hợp phát biểu ngắn gọn chủ đề tư tưởng của bài thơ. Soạn bài: Sang thu Lời kết: Bài thơ Viếng lăng Bác đã trở thành nén tâm hương mà nhà thơ Viễn Phương thắp lên để tưởng nhớ, ngợi ca, tôn vinh Bác. Bài thơ đã được nhạc sỹ Trần Hoàn phổ nhạc và luôn được tất cả các thế hệ hát lên bằng tất cả niềm tôn kính, thiêng liêng.Bài học kết thúc nhưng cô tin rằng h/a của Bác vẫn luôn toả sáng và trở thành điểm tựa để các em tiến bước.

File đính kèm:

  • docVieng lang Bac.doc
  • pptGiao an Vieng lang Bac.ppt
  • mpgHoChiMinh'sFuneral6909.mpg
  • wmavienglangbac.wma
Giáo án liên quan