Bài giảng Văn bản- Nước đại việt ta trích "Bình Ngô đại cáo" _ Nguyễn Trãi

I Giới thiệu chung

I. Giới thiệu về thể Cáo

- Một thể văn nghị luận cổ, có tính hùng biện, lối văn biền ngẫu.

- Vua chúa hay thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp.

- Lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu mạch lạc.

Nếu như Hịch mở đầu một sự nghiệp, một phong trào thì Cáo là bản tổng kết, một bản tuyên ngôn

ppt24 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Văn bản- Nước đại việt ta trích "Bình Ngô đại cáo" _ Nguyễn Trãi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biên soạn và thực hiện Tăng Bá Hùng THCS Hoàng Tân, Chí Linh, Hải Dương * Đọc thuộc lòng đoạn “Ta thường tới bữa quên ăn…” trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. ** Đọc lại theo trí nhớ bản phiên âm chữ Hán bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt Tiết 97 I Giới thiệu chung I. Giới thiệu về thể Cáo - Một thể văn nghị luận cổ, có tính hùng biện, lối văn biền ngẫu. - Vua chúa hay thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp. - Lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu mạch lạc. Nếu như Hịch mở đầu một sự nghiệp, một phong trào thì Cáo là bản tổng kết, một bản tuyên ngôn. Trích “ Bình Ngô đại cáo” I Giới thiệu chung I. Giới thiệu về thể Cáo I Giới thiệu chung I. Giới thiệu về thể Cáo 2. Tác giả Nguyễn Trãi (1380 – 1442) Nhà văn, nhà thơ lớn. - Người có vai trò lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (Dâng “Bình Ngô sách” cho Lê Lợi; trực tiếp soạn thảo công văn, thư từ cho chủ tướng; là mưu thần số một của Lê Lợi; thừa lệnh vua Lê viết Bình Ngô đại cáo). - Là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Nguyễn Trãi anh hùng và Nguyễn Trãi đau thương đều ở mức tột cùng. Toàn cảnh đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn (Chí Linh) I Giới thiệu chung I. Giới thiệu về thể Cáo 2. Tác giả 3. Tác phẩm Ra đời năm 1428 (sau chiến thắng quân xâm lược nhà Minh). Nguyễn Trãi thừa lệnh vua Lê Thái Tổ chấp bút và công bố tại Miếu Nhạc (nơi dùng để tế lễ của vua). Bình: Dẹp yên Ngô: Chỉ giặc Minh Đại cáo: Công bố sự kiện trọng đại Bình Ngô đại cáo : Tuyên bố sự nghiệp đánh dẹp giặc Minh Nguyễn Trãi thừa lệnh vua Lê Thái Tổ viết Bình Ngô đại cáo Một số trang còn lưu giữ của Bình Ngô đại cáo (bản chép tay năm 1900) I Giới thiệu chung II. Tìm hiểu đoạn trích 1. Đọc - Chú thích 2. Bố cục đoạn trích + Bố cục đoạn trích: 3 phần - Hai câu đầu: Nguyên lí nhân nghĩa. - Tám câu tiếp: Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. - Sáu câu còn lại: Sức mạnh của nguyên lí nhân nghĩa, của chân lí dân tộc. I Giới thiệu chung II. Tìm hiểu đoạn trích 1. Đọc - Chú thích 2. Bố cục đoạn trích 3. Phân tích a. Nguyên lí nhân nghĩa “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” Nhân nghĩa (theo quan điểm Nho giáo): - Đạo lí, cách cư xử, cách ứng xử và tình thương giữa con người với nhau. Nhân nghĩa (theo quan điểm của tác giả) Yên dân: Đem lại cuộc sống yên ổn cho nhân dân Trừ bạo: Thương dân, đánh kẻ có tội (Điếu phạt) I Giới thiệu chung II. Tìm hiểu đoạn trích 1. Đọc - Chú thích 2. Bố cục đoạn trích 3. Phân tích a. Nguyên lí nhân nghĩa “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” Khởi nghĩa Lam Sơn Yên dân: Đem lại cuộc sống yên ổn cho nhân dân Trừ bạo: Thương dân, đánh kẻ có tội (Giặc Minh xâm lược) -Tính chất chính nghĩa, tính nhân dân, vì dân của cuộc kháng chiến Tư tưởng: Thân dân, tiến bộ I Giới thiệu chung II. Tìm hiểu đoạn trích 1. Đọc - Chú thích 2. Bố cục đoạn trích 3. Phân tích a. Nguyên lí nhân nghĩa “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” + Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yên dân và trừ bạo. Muốn yên dân thì phải trừ bạo. Ngược lại, trừ bạo, đánh đuổi giặc Minh xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc là để yên dân. Đó là lập trường chính nghĩa và cũng là mục đích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. + Mối quan hệ khăng khít ấy là một nguyên lí, một nguyên lí đúng với mọi thời đại: nguyên lí nhân nghĩa. b. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc I Giới thiệu chung II. Tìm hiểu đoạn trích 1. Đọc - Chú thích 2. Bố cục đoạn trích a. Nguyên lí nhân nghĩa 3. Phân tích Độc lập, chủ quyền nước Đại Việt Văn hiến Lãnh thổ Phong tục Lịch sử Nhiều ý kiến cho rằng, ý thức dân tộc ở đoạn trích “Nước Đại Việt ta” là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài “ Sông núi nước Nam”. Em có đồng ý với quan điểm trên không? Vì sao? 1. Tiếp nối : - Đoạn trích “ Nước Đại Việt ta ” cũng khẳng định dân tộc ta có lãnh thổ, chủ quyền như trong “Sông núi nước Nam”. - Cả hai văn bản đều thể hiện lòng tự tôn dân tộc ( “ Đế ”). 2. Phát triển : - Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” còn khẳng định dân tộc ta là một dân tộc có văn hiến, phong tục, lịch sử riêng. - Văn bản “Sông núi nước Nam” đề cao thần linh còn đoạn trích “Nước Đại Việt ta” đề cao vai trò của con người. Thảo luận nhóm Độc lập, chủ quyền nước Đại Việt Văn hiến Lãnh thổ Phong tục Lịch sử + Đưa yếu tố văn hiến lên hàng đầu và việc nhấn mạnh thêm nền văn hiến nước ta ở sự có mặt luôn của những người tài giỏi: “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có.’’, cũng là một cách đập thẳng vào luận điệu coi thường nước ta, gọi dân ta là man di, mọi rợ của bọn phong kiến phương Bắc. + Ngày nay, hội nhập là xu thế phát triển chung của mọi thời đại nhưng chúng ta vẫn phải giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Có thể nói, tư tưởng của Nguyễn Trãi dường như đi trước thời đại. Nghệ thuật + Sử dụng những từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời: “ từ trước’’, “ đã lâu’’, “vốn xưng’’, “đã chia’’, “cũng khác’’. + Liệt kê, so sánh đối lập: so sánh Đại Việt với phong kiến phương Bắc, đặt các triều đại ta ngang hàng với các triều đại Trung Quốc về: trình độ chính trị, tổ chức chế độ, quản lí quốc gia. + Các câu văn biền ngẫu dài, ngắn khác nhau. Tác dụng: - Tăng tính thuyết phục. - Tạo sự uyển chuyển nhịp nhàng cho lời văn. - Khẳng định tư cách độc lập của nước ta. Giọng văn hào sảng => thể hiện một cách sâu sắc niềm tự hào dân tộc. b. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc I Giới thiệu chung II. Tìm hiểu đoạn trích 1. Đọc - Chú thích 2. Bố cục đoạn trích a. Nguyên lí nhân nghĩa 3. Phân tích c. Sức mạnh của nhân nghĩa, của độc lập dân tộcdân tộc * Dẫn chứng: Lưu Cung Triệu Tiết Toa Đô Ô Mã Nhi Cùng chung một kết cục của những kẻ xâm lược ** Là những dẫn chứng tiêu biểu được trình bày theo thời gian làm nổi bật sự thật lịch sử như là một tất yếu không thể phủ nhận. b. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc I Giới thiệu chung II. Tìm hiểu đoạn trích 1. Đọc - Chú thích 2. Bố cục đoạn trích a. Nguyên lí nhân nghĩa 3. Phân tích c. Sức mạnh của nhân nghĩa, của độc lập dân tộcdân tộc Hàm Tử Bạch Đằng Chiến công chống ngoại xâm còn tươi mới Lòng tự hào dân tộc, giọng sảng khoái hào hùng của khúc khải hoàn trong ngày chiến thắng b. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc I Giới thiệu chung II. Tìm hiểu đoạn trích 1. Đọc - Chú thích 2. Bố cục đoạn trích a. Nguyên lí nhân nghĩa 3. Phân tích c. Sức mạnh của nhân nghĩa, của độc lập dân tộcdân tộc * Cách lập luận Mối quan hệ giữa các đoạn là quan hệ nhân-quả chặt chẽ, giàu tính thuyết phục Sức mạnh của chân lý, của chính nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc I Giới thiệu chung II. Tìm hiểu đoạn trích 1. Đọc - Chú thích 2. Bố cục đoạn trích 3. Phân tích 4. Tổng kết 1.Nghệ thuật: - Từ ngữ chuẩn xác trang trọng, giàu hình ảnh gợi cảm . - Câu văn biền ngẫu cân xứng, nhịp nhàng. - Giọng điệu hào hùng Biện pháp nghệ thuật: so sánh, liệt kê, đối - Cách lập luận ngắn gọn, chặt chẽ 2. Nội dung: Đoạn trích nước Đại Việt ta có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập : nước ta là nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử, kẻ xâm lược là kẻ phản nhân nghĩa, nhất định sẽ thất bại. - Một quan điểm mới, tiến bộ về “nhân nghĩa”, lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Sơ đồ khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta (1) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (2) Hãy chỉ ra những điểm chung giữa đoạn trích trên với “Nam quốc sơn hà” và “Bình Ngô đại cáo” - Đọc thuộc lòng đoạn trích Nước Đại Việt ta. - Phát biểu cảm nhận của em về đoạn trích trên. - Soạn bài: Bàn luận về phép học. Hướng dẫn tự học

File đính kèm:

  • pptNuoc Dai Viet tada chinh li.ppt