Bài giảng : Văn bản- Khi con tu hú

Nhan đề của bài thơ chỉ là một vế phụ

của một câu trọn ý. Vế phụ này thường

mang ý gợi mở, khiến người đọc suy

nghĩ đến nhiều hình ảnh, liên tưởng đến

nhiều ý nghĩa khác. Có thể hiểu rằng:

khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đã

đến, người tù cách mạng càng cảm thấy

ngột ngạt trong phòng giam chật chội,

càng thèm khát cuộc sống tự do tưng

bừng ở bên ngoài. Tên bài thơ đã gợi

mở mạch cảm xúc của toàn bài.

 

ppt10 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng : Văn bản- Khi con tu hú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khi con tu hú Tố Hữu và vợ I. Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Bố cục Bài thơ được tác giả ngắt làm hai đoạn khá rõ ràng: 6 câu đầu: Tả cảnh 4 câu sau: Tả tình Cảnh trời đất vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng Tiếng chim tu hú đã làm thứ dậy trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ một khung cảnh mùa hè như thế nào? Sáu câu thơ lục bát thanh thoát mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống. Tiếng chim tu hú đã thức dậy, mở ra và bắt nhịp cho một mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, bầu trời khoáng đạt, tực do... Khi con tu hú gọi bầy Em có cảm nhận gì về bức tranh thiên nhiên mùa hè? Cảm nhận được mùa hè bên ngoài khung cửa nhà tù đẹp như vậy thì nhà thơ phải là người như thế nào? Bức tranh thiên nhiên đẹp, đầy sức sống được cảm nhận bởi một tâm hồn luôn thiết tha yêu đời, trẻ trung, sôi nổi. Có như vậy nhà thơ càng khát khao tự do, khát khao đến cháy ruột... 2. Tâm trạng người tù cách mạng Nhà thơ đã dùng những từ ngữ và cách ngắt nhịp như thế nào để thể hiện cảm giác ngột ngạt cao độ của mình? Cách ngắt nhịp bất thường 6/2 (câu 8); 3/3 (câu 9), với cách dùng những từ ngữ mạnh, những từ ngữ cảm thán- tất cả như truyền đến độc giả cảm giác ngột ngạt, uất ức của nhà thơ đồng thời nói lên khát vọng tự do cháy bỏng để được trở về với cuộc sống tự do ở bên ngoài. Câu đầu: Tiếng chim tu hú gọi hè, gợi ra cảnh tượng trời đất bao la, tưng bừng sự sống. Câu kết: Tiếng chim lại khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cảm thấy hết sức đau khổ, bực bội. Giống nhau: tiếng chim tu hú như tiếng gọi tha thiết của cuộc sống tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ đối với nhân vật trữ tình- người tù cách mạng trẻ tuổi. Kết luận chung

File đính kèm:

  • pptKhi con tu hu.ppt
  • doc5.2.To Huu - tieu su su nghiep.doc
  • doc5.3. chan dung To Huu.doc
  • doc5THU~1.DOC