Bài giảng Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng )

- Bí danh: Tô

- Ông là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn, quê ở tỉnh Quảng Ngãi.

Ông tham gia cách mạng và giữ nhiều cương vị trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước Việt Nam, từng là thủ tướng Chính phủ trên 30 năm.

Là học trò và là người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

ppt21 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng ), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kính chào các thầy cô giáo về dự giờ Ngữ văn với lớp 7A Tháp Mười đẹp nhất bông sen, Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng ) Người dạy: Phạm Thị Thanh Thúy Trường THCS Nam Khê ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm 1. Tác giả: Phạm Văn Đồng (1906-2000) - Ông là nhà cách mạng nổi tiếng. - Là nhà văn hóa lớn của dân tộc. Hãy giới thiệu vài nÐt khái quát về tác giả? ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ - Bí danh: Tô - Ông là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn, quê ở tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng và giữ nhiều cương vị trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước Việt Nam, từng là thủ tướng Chính phủ trên 30 năm. Là học trò và là người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. ĐỨC TÍNH GiẢN DỊ CỦA BÁC HỒ I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả : (SGK) 2. Tác phẩm: (SGK) - Xuất xứ: Văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" trích từ bài: "Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại". (Diễn văn trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.) Em hãy nêu xuất xứ của văn bản? ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ I. Gới thiệu tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả.( SGK) 2. Tác phẩm.(SGK) 3. Đọc và tìm hiểu chú thích. a. Đọc văn bản. b. Tìm hiểu chú thích.( SGK) - Thanh bạch: trong sạch, giản dị trong lối sống. - Tao nhã: thanh cao và lịch sự. - Ẩn dật: Ở ẩn, xa lánh xã hội và vui với cảnh sống an nhàn. ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm. II. Phân tích văn bản. 1. Thể loại: Nghị luận chứng minh 2. Bố cục: 2 phần Phần 1: Hai đoạn đầu Nhận định khái quát về đức tính giản dị của Bác Hồ. Phần 2: Phần còn lại Chứng minh đức tính giản dị và khiêm tốn của Bác Hồ. - Luận điểm: Đức tính giản dị của Bác Hồ. Văn bản thuộc thể loại gì? Qua phần soạn bài, em hãy nêu bố cục của văn bản? Em hãy nêu luận điểm chính trong bài? ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả.(SGK) 2. Tác phẩm.(SGK) II. Phân tích văn bản. 1. Thể loại. 2. Bố cục: 2 phần 3. Phân tích. - Đọc 2 đoạn văn đầu. ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ a. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác Hồ. - Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị và đời sống bình thường. - Giản dị, khiêm tốn, thanh bạch, trong sáng, tuyệt đẹp. "Rất lạ lùng, rất kì diệu". => Dùng lí lẽ để chứng minh, kết hợp bình luận, đánh giá. b. Đức tính giản dị của Bác. b1.Bác giản dị trong tác phong sinh hoạt. Tác giả nhận định về đức tính giản dị của Bác trong những lĩnh vực nào? Theo tác giả nhận định về cuộc đời hoạt động của Bác như thế nào? Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những khía cạnh nào? Bác giản dị trong sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong làm việc, trong nói và viết. Bức tranh sau giúp em nhận ra cảnh sinh hoạt của Bác như thế nào? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong 2 đoạn văn đầu? Trong sinh hoạt của Bác, tác giả đề cập đến viêc ăn, ở . ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ * Trong bữa cơm: - Đạm bạc, tiết kiệm. - Ở việc làm nhỏ đó,chúng ta càng thấy Bác quí trọng biết bao kết quả sản xuất của con người. Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong bữa ăn qua những chi tiết nào? - Bữa cơm chỉ có vài ba món. - Lúc ăn Bác không để rơi vãi một hạt. - Ăn xong bát bao giờ cũng sạch. - Thức ăn cßn được sắp xếp tươm tất. Câu văn nào là lời bình về sự tiết kiệm của Bác sâu sắc nhất? Theo em, bữa cơm của vị chủ tịch nước thế nào? * Nơi ở: Căn nhà đơn sơ nhưng tâm hồn Bác luôn lạc quan, yêu đời. Qua bức tranh em thấy nơi ở của Bác thế nào? - Cái nhà sàn vẻn vẹn vài ba phòng. - Luôn lộng gió, ánh sáng, phảng phất hương thơm. Ngôi nhà sàn đó nói lên điều gì về Bác? Em có nhận xét gì về những sinh hoạt của Bác qua phần chứng minh của tác giả? Giản dị, tiết kiệm, thanh cao. Để kết lại ý này, tác giả đã đưa ra một lời bình thật sâu sắc:" Một đời sống như vậy thanh bạch, tao nhã biết bao! Bác Hồ nói chuyện với các kĩ sư, công nhân. Bác với các cháu thiếu nhi. ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ b2. Bác trong quan hệ với mọi người. Hai bức tranh chứng minh về phương diện nào ở Bác? Tác giả chứng minh phương diện này qua những chi tiết nào? - Bác nói chuyện với các cháu thiếu nhi. - Bác đi thăm nơi ở, bếp ăn của công nhân. - Bác đặt tên cho những người giúp việc thật ý nghĩa... Em thấy tình cảm của Bác với mọi người như thế nào? Bình dị, gần gũi, chan hòa, không có sự cách biệt. ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ b3. Bác trong công việc: Quan sát bức tranh em thấy Bác đang làm gì? Trong công việc,Bác là người thế nào? - Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc. -Bác làm từ việc lớn đến việc nhỏ. -Việc gì Bác tự làm được thì không cần đến người gúp việc... Bác làm việc suốt đời, suốt ngày, tự làm mọi việc. ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ b4. Bác trong cách nói, cách viết: - Bác nói, viết cho quần chúng hiểu được, nhớ được, làm được => Rất giản dị, trong sáng. - Là những câu nói mang tính chân lí, có nội dung ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc. III. Tổng kết. 1. Nội dung. - Bác giản dị trong mọi lĩnh vực đời sống: Ăn, ở, làm việc.. - Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, tư tưởng và tình cảm cao đẹp. 2. Nghệ thuật. Đọc thầm đoạn văn cuối và nhận xét cách nói, viết của Bác. “Không có gì qúi hơn độc lập tự do.” "Nước Việt Nam là một, Dân tộc Việt Nam là một, Sông có thể cạn, núi có thể mòn, Song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.” Em đọc, có nhận xét gì về những câu nói của Bác? Chúng ta vừa chứng minh đức tính giản dị của Bác qua mấy phương diện? Đó là những phương diện nào? - Bác giản dị trong sinh hoạt. - Bác giản dị trong quan hệ với mọi người. - Bác giản dị trong công việc. - Bác giản dị trong cách nói và viết. Qua phần chứng minh về đức tính giản dị của Bác, em có suy nghĩ gì về Bác? Vấn đề nghị luận: Đức tính giản dị của Bác Hệ thống lập luận: Chặt chẽ, phong phú, giàu sức thuyết phục Giản dị trong sinh hoạt Giản dị trong quan hệ Giản dị trong công việc Giản dị trong cách nói cách viết Nêu nhận xét về cách lập luận trong văn bản? 3. Ghi nhớ.( SGK) Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Bài văn vừa có chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân thành. Em cảm thụ được những gì sau khi học xong văn bản? Qua văn bản giúp em hiểu gì về tình cảm của tác giả đối với Bác Hồ? - Sự ngưỡng mộ, lòng kính trọng của tác giả đối với Bác Hồ. - Tự hào, ca ngợi vị lãnh tụ kính yêu. ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm. II.Phân tích văn bản. III.Luyện tập. Thảo luận: Tác giả nói về cuộc sống của Bác: Đó là cuộc sống thực sự văn minh. Em đồng ý không? Vì sao? Bài tập: - Đọc những bài thơ của Bác hoặc viết về Bác mà em sưu tầm được. - Nghe đọc truyện về Bác. Bài tập về nhà: Phát biểu cảm nghĩ của em về Bác Hồ. * Củng cố, dặn dò. Vì: Đó thực sự là cuộc sống bình dị, phong phú, cao đẹp về tinh thần, tình cảm. Bác không màng đến hưởng thụ vật chất, không vì cái riêng. Bác sống vì mọi người... ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ Máy chữ thôi reo, nhớ ngón đàn Thong dong chiếc gậy gác bên bàn Còn đôi dép cũ mòn quai gót Bác vẫn còn đi giữa thế gian. (Trích Theo chân Bác - Tố Hữu)

File đính kèm:

  • pptDuc tinh gian di cua Bac Ho(14).ppt
Giáo án liên quan