Bài giảng Văn bản : Bánh trôi nước. (Hồ Xuân Hương)

I. Đọc - hiểu chú thích.
1.Đọc.

Bánh trôi nước.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

 

ppt17 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Văn bản : Bánh trôi nước. (Hồ Xuân Hương), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHềNG GIÁO DỤC ĐỨC THỌ TRƯỜNG THCS YấN TRẤN NGƯỜI THỰC HIỆN: Đặng Thị Hồng Nguyờn Văn bản : Bánh trôi nước. (Hồ Xuân Hương) I. Đọc - hiểu chú thích. 1.Đọc. Bánh trôi nước. Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Văn bản : Bánh trôi nước. (Hồ Xuân Hương) *Hồ Xuân Hương ( ? - ? ) . *Bà sống khoảng cuối nữa thế kỉ XVIII và nữa đầu thế kỉ XIX. *Gia đình Hồ Xuân Hương từng sống ở phường Khán Xuân, gần Hồ Tây, Hà Nội. *Thơ Hồ Xuân Hương sắc sảo: -Trào phúng mà sắc nhọn. -Trữ tình mà tái tê. *Bà để lại 50 bài thơ chữ Nôm và tập thơ chữ Hán “Lưu hương kí” -> Hồ Xuân Hương là bà chúa thơ Nôm. 2. Tác giả - tác phẩm a.Tác giả. b. Tác phẩm. -> Bài thơ “Bánh trôi nước” được rút trong tập thơ “Vịnh vật, vịnh cảnh” của Hồ Xuân Hương Văn bản : Bánh trôi nước. (Hồ Xuân Hương) 2. Tác giả - tác phẩm a.Tác giả. II. Cấu trúc văn bản. 1. Thể thơ. - > Thất ngôn tứ tuyệt. Bánh trôi nước. Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nỗi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Sông núi nước Nam. ( Lí Thường Kiệt) Phiên âm: Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư 2. Phương thức biểu đạt chính. -> Biểu cảm. III. Hiểu văn bản. 1. Đặc điểm chiếc bánh trôi. - Chất liệu: Làm bằng bột nếp. Nhân bằng đường phên. - Màu sắc: Màu trắng. - Hình dáng: Viên tròn. -Cách chế biến: Cho vừa nước vào bột, nhồi cho nhuyễn, nặn thành hình tròn, có nhân đường phên ở giữa, đun sôi nước bỏ bánh vào, cho tới khi bánh nổi là chín, thì vớt ra. -> Hồ Xuân Hương Viết về món ăn dân tộc với cả tấm lòng niềm tự hào về bản sắc văn hoá Việt Nam. Văn bản : Bánh trôi nước. (Hồ Xuân Hương) 2. Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ. a. Hình thể người phụ nữ. - “ Thân em vừa trắng lại vừa tròn...” - “ Thân em”- > gợi sự mảnh mai, nét đẹp của người phụ nữ. - Phụ từ, điệp từ “...vừa... vừa...”- > chỉ sự tiếp diễn tương tự của vẻ đẹp. - Phụ từ “...lại..” nhấn mạnh cho ý diễn ra trước nó là nét đẹp. - Tính từ “...trắng...tròn...”- > tôn lên vẻ đẹp đầy đặn. -> Vẻ đẹp hoàn mĩ và tự hào về vẻ đẹp của mình. Văn bản : Bánh trôi nước. (Hồ Xuân Hương) III. Hiểu văn bản. 1. Đặc điểm chiếc bánh trôi. b. Thân phận người phụ nữ. “...Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn...” - Thành ngữ “bảy nổi ba chìm”- > chỉ sự lênh đênh, trôi nổi. - Đảo thành ngữ không kết thúc ở “ nổi” mà kết thúc ở “ chìm”- > càng làm cho thân phận người phụ nữ càng cay cực, xót xa hơn. - ẩn dụ “ nước non”- > non sông- > cuộc đời. “ rắn nát” sướng khổ tuỳ thuộc vào “ tay kẻ nặn” của người khác. -> Ngậm ngùi, xót xa thân phận lênh đênh, chìm nỗi. Cuộc đời phụ thuộc vào sự quyết định của người khác, trong xã hội trọng nam khinh nữ. 2. Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ. a. Hình thể người phụ nữ. III. Hiểu văn bản. 1. Đặc điểm chiếc bánh trôi. c. Phẩm chất người phụ nữ. “...Mà em vẫn giữ tấm lòng son” - “...mà...”- > chỉ đối lập giữa cuộc đời > chỉ sự bất biến, kiên dịnh. - “... tấm lòng son.”- > tấm lòng trong trắng, son sắt, thuỷ chung tình nghĩa. -> Giọng thơ khẳng định, dứt khoát, thể hiện sự kiêu hãnh tự hào. -> Mặc dầu cuộc đời phải phụ thuộc vào sự quyết định của người khác, song người phụ nữ ấy có vẻ đẹp hoàn hảo từ hình thể bên ngoài, lẫn phẩm chất bên trong. 2. Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ. a. Hình thể người phụ nữ. b. Thân phận người phụ nữ. Bánh trôi nước. Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nỗi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Văn bản : Bánh trôi nước. (Hồ Xuân Hương) * Ghi nhớ. Với ngôn ngữ bình dị, bài thơ Bánh trôi nước cho thấy Hồ Xuân Hương vừa rất trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, và cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ. Văn bản : Bánh trôi nước. (Hồ Xuân Hương) IV. Luyện tập. Bài tập 1: Trắc nghiệm ( làm nhanh) * Nhóm 1: Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là gì ? A. Thần thơ thánh chữ. B. Nữ hoàng thi ca. C. Nữ sĩ thơ Nôm. D. Bà chúa thơ Nôm. * Nhóm 2: Qua bài “Bánh trôi nước”, chúng ta thấy Hồ Xuân Hương rất trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa và cảm thương sâu sắc cho số phận chìm nổi của họ. A. Đúng. B. Sai. D A Bài tập 2: Ngoài những câu hát than thân và “ Bánh trôi nước” em có biết những tác phẩm văn học nào nói về vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội cũ nữa không? -“ Vũ Nương”- “Chuyện người con gái Nam xương” Nguyễn Dữ. -“ Kiều” - “Truyện Kiều” - Nguyễn Du. - “Chị Dậu” -“Tắt đèn” - Ngô Tất Tố. ...................................... IV. Luyện tập. Bài tập 3 . b . Các em sẽ là người con gái, người phụ nữ hiện đại của thế kỉ XXI, khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường em ý thức được điều gì về người phụ nữ trong thời kì ngày này? Bài tập 3 . a . Em thấy người phụ nữ hiện nay có vai trò gì trong xã hội? Bình đẳng, được hưởng mọi quyền lợi, có địa vị quan trọng trong xã hội. Phẩm chất, năng lực, trí tuệ, hình thể IV. Luyện tập. - Tìm đọc thơ Hồ Xuân Hương. - Học thuộc, ngâm bài thơ. - Viết bài văn nói lên cảm xúc của em về người phụ nữ trong xã hội cũ. - Chuẩn bị bài “ Sau phút chia li” ( Tự học có hướng dẫn). Văn bản : Bánh trôi nước. (Hồ Xuân Hương) Tiết học đến đây là kết thúc,chúc các em học tập tốt, thân ái chào các thầy giáo, cô giáo và tất cả các em. XIN CHÂN THàNH CảM ƠN

File đính kèm:

  • pptNgu van 7 - T25.ppt
Giáo án liên quan