Câu 1: Kim Lân
Câu 2: Chuyện kể về cuộc đời nhân vật Nhĩ: Một người có thể gọi là thành đạt trong sự nghiệp. Môt người mà đôi chân của mình đi khắp đó đây nhưng chưa một lần đặt chân qua phía bên kia của bờ sông quê hương. Một đời sống với vợ nhưng đến lúc gắn mình với giường bệnh mới thấy vợ mình mặc áo vá . . . Trong lúc này anh khát khao muốn được yêu thương, muốn cất bước đi dù chỉ là một bước nhưng . .
27 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tuần 31: Ôn tập truyện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31Bài: 30 ÔN TẬP TRUYỆN KIỂM TRA BÀI CŨ Nêu vài nét về tác giả Kim Lân? Hãy tóm tắt truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu? Đáp án (Câu hỏi kiểm tra bài) Câu 1: Kim Lân Câu 2: Chuyện kể về cuộc đời nhân vật Nhĩ: Một người có thể gọi là thành đạt trong sự nghiệp. Môt người mà đôi chân của mình đi khắp đó đây nhưng chưa một lần đặt chân qua phía bên kia của bờ sông quê hương. Một đời sống với vợ nhưng đến lúc gắn mình với giường bệnh mới thấy vợ mình mặc áo vá . . . Trong lúc này anh khát khao muốn được yêu thương, muốn cất bước đi dù chỉ là một bước nhưng . . . Bài mới. Yêu cầu. Thống kê truyện Việt Nam hiện đại theo mẫu sách gíao khoa. Nhận ra nét chung và nét riêng của văn học Việt Nam hiện đại ở từng giai đoạn. Nhận xét của cá nhân về nhân vật mà em thích trong truyện Việt Nam hiện đại. Phần I.Thống kê theo bảng. Sắp xếp thứ tự cho đúng trong bảng thống kê sau: Kết quả. Bảng thống theo mẫu Thống kê theo bảng (tiếp theo) Điền nội dung vào bảng thống kê sau: Kết quả Nội dung theo bảng thống kê Kết quả (tiếp theo) Kết quả (tiếp theo) Kết quả (tiếp theo) Kết quả (tiếp theo) Phần II.Câu hỏi nhận xét. Câu 1: Các tác phẩm trong bảng thống kê đã phản ánh được những nét gì về đất nước và con người Việt Nam giai đoạn đó? Gợi ý: + Chúng được xếp theo những thời kì nào? + Nó phản ánh những điều gì? Kết quả câu 1 + Chia làm ba thời kì: Chống Pháp: Làng Chống Mĩ: Chiếc lược ngà, Lặng lẽ Sa-pa, Những ngôi sao xa xôi. Sau 1975: Bến quê. + Nhìn chung các tác phẩm đã phản ánh được một phần những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người Việt Nam với những tư tưởng và tình cảm của họ trong những thời kì lịch sử có nhiều biến cố. Câu hỏi nhận xét (tiếp theo) Câu 2: Hình ảnh các thế hệ con người Việt Nam yêu nước trong hai cuộc chiến tranh (chống Pháp, chống Mĩ) đã được miêu tả qua những nhân vật nào? Gợi ý: + Kể tên các nhân vật chính trong các tác phẩm? Kết quả câu 2 Hình ảnh của các thế hệ người Việt Nam yêu nước được miêu tả qua các nhân vật: Ông Hai (Làng của Kim Lân) Người thanh niên (Lặng lẽ Sa-pa của Nguyễn Thành Long) Bé Thu (Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) Ông Sáu: (Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) Ba cô gái thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê) Câu hỏi nhận xét (tiếp theo) Câu 3: Hãy nêu những phẩm chất chung và tính cách nổi bật ở những nhân vật trong các tác phẩm trên? * Gợi ý: + Phẩm chất chung của các nhân vật trong các tác phẩm? + Nét nổi bật của các nhân vật trong từng tác phẩm? Kết quả câu 3 + Hình ảnh các nhân vật được miêu tả thuộc nhiều thế hệ đã được thể hiện sinh động qua một số nhân vật: Ông Hai: Tình yêu làng thật đặc biệt (Phải đặt trong tình yêu nước và tinh thần kháng chiến) Anh Thanh Niên: Yêu thích và hiểu ý nghĩa của công việc thầm lặng, có suy nghĩ và tình cảm tốt dẹp, trong sáng với công việc và mọi người. Kết quả câu 3 (Tiếp theo) Bé Thu: Tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha. Ông Sáu: Tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Ba cô gái thanh niên xung phong: Tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh, tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấùu ác liệt. Câu hỏi nhận xét (tiếp theo) Câu 4: Trong số các nhân vật trên nhân vật nào có ấn tượng sâu sắc đối với em? Nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật? Hướng dẫn: Phát biểu tự do cảm nghĩ của mình. (Nhưng phải có lập luận vững chắc có chiều sâu) Câu hỏi nhận xét (tiếp theo) Câu 5: Các tác phẩm trên được trần thuật theo ngôi nào? Những truyện nào nhân vật trực tiếp xuất hiện? Cách trần thuật này có ưu thế như thế nào? Kết quả câu 5 Ngôi trần thuật: + Ngôi thứ nhất: Nhân vật tự xưng tôi, ở các truyện: Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi. + Ngôi thứ ba: Người kể dấu mình đi, ở các truyện: Làng, Lặng lẽ Sa-pa, Bến quê. Nhận xét về ngôi kể: + Ngôi thứ nhất: Chân thực, dể kể, linh hoạt trong khi kể. + Ngôi thứ ba: Mang tính khách quan, ít linh hoạt trong sự diễn đạt. Câu hỏi nhận xét (tiếp theo) Câu 6: Ở những truyện nào tác giả sáng tạo được tình huống truyện đặc sắc? Kết quả câu 6 Tình huống đặc sắc của truyện: + Làng: Tâm trạng của ông Hai trước trong và sau khi nghe tin làng mình theo giặc. + Chiếc lược ngà: Tình huống éo le của hai cha con ông Sáu. + Bến Quê: Hiện tượng nghịch lí của cuộc sống (Các nghịch lí của nhân vật Nhĩ) Phần IIICâu hỏi tổng kết Câu 1: Hãy cho biết nội dung phản ánh của truyện Việt Nam hiện đại (lớp 9)? Câu 2: Nghệ thuật cơ bản truyện Việt Nam hiện đại (lớp 9) là gì? Kết quả tổng kết Câu 1: Miêu tả các thế hệ con người Việt Nam yêu nước trong tranh chống Pháp chống Mĩ. Câu 2: + Nghệ thuật kể chuyện độc đáo. + Tạo ra tình huống có vấn đề. + Miêu tả thành công diễn biến tâm lí nhân vật. Phần IV.Hướng dẫn chuẩn bị bài mới. Phần I: Văn học nước ngoài: Dựa vào phần ôn tập truyện hãy thống kê các tác phẩm (Đoạn trích) đã học trong chương trình THCS theo trục thời gian và phương thức biểu đạt theo mẫu: Phần I: Văn học Việt Nam (Tương tự phần I)
File đính kèm:
- On Tap Truyen.ppt