H? Tác phẩm “Những ngôi xao xa xôi ” được sáng tác vào thời kì nào?
A Chống Pháp.
B Chống Mỹ.
C Thời kì hoà bình sau kháng chiến chống Pháp.
D Từ sau năm 1975.
15 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 29- 142: Những ngôi sao xa xôi Lê Minh Khuê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H? Tác phẩm “Những ngôi xao xa xôi ” được sáng tác vào thời kì nào? A Chống Pháp. B Chống Mỹ. C Thời kì hoà bình sau kháng chiến chống Pháp. D Từ sau năm 1975. H? Ngôi kể của “Những ngôi sao xa xôi ” giống với ngôi kể của của tác phẩm nào sau đây? A Bến quê. B Cố hương. C Làng. D Lặng lẽ Sa Pa. H? Nói nhan đề “Những ngôi sao xa xôi” là một ẩn dụ, em thấy có đúng không? Vì sao? Kiểm tra bài cũ Thứ ba ngày 3/4/2007 Tuần 29- 142: Lê Minh Khuê H? Nhân vật Phương Định được khắc hoạ ở những phương diện nào? A Ngoại hình B Tâm trạng C Hành động D Cả A, B, C. Nhân vật Phương Định: *Về hình dáng, hoàn cảnh xuất thân: -là một cô gái khá, hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn, có cái nhìn sao mà xa xăm… -là con gái Hà Nội, có tuổi thơ bên người mẹ, một góc phố, những kỉ niệm… Cô gái Hà Nội, có ngoại hình đẹp, luôn hồi tưởng về tuổi thơ. H? Nhận xét về nhân vật Phương Định có người cho rằng: Cô cũng giống như những đồng đội của cô dù sống trong thử thách, nguy hiểm vẫn không làm mất đi sự hồn nhiên, mơ mộng, nhạy cảm…, đặc biệt là tình đồng đội gắn bó. Hãy tìm những chi tiết trong bài để chứng minh nhận định trên? Nhân vật Phương Định: *Về hình dáng, hoàn cảnh xuất thân: -là một cô gái khá, hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn, có cái nhìn sao mà xa xăm… -là con gái Hà Nội, có tuổi thơ bên người mẹ, một góc phố, những kỉ niệm… *Đời sống tâm hồn, tình cảm: -Thích ngắm mắt trong gương -rất điệu. -thích hát, thích ngồi bó gối mơ màng -bế Nho đặt lên đùi mình, rửa bằng nước đun sôi, pha sữa…yêu quý những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ… *Phẩm chất chiến sĩ: -tuân lệnh chị Thao, thể hiện qua lần phá bom… Cô gái Hà Nội, có ngoại hình đẹp, luôn hồi tưởng về tuổi thơ. Hồn nhiên, trong sáng, mơ mộng, nhạy cảm. yêu mến đồng đội Gan dạ, dũng cảm, nghiêm túc trong công việc. H? Cách khắc hoạ nhân vật Phương Định của nhà văn Lê Minh Khuê có gì đặc biệt? A Để nhân vật tự kể về mình. B Nhân vật được khắc hoạ trong nhiều thời gian, không gian. C Kết hợp miêu tả tâm lý với hành động, ngoại hình. D Cả A, B, C. Nhân vật chị Thao, Nho. Chị Thao: -nhai bánh bích quy, tỏ ra bình tĩnh đến phát bực… -Định ở nhà… -chị nghẹn ngào, không nước mắt… -có ba quyển sổ dày chép bài hát… -thấy máu, thấy vắt là nhắm mắt lại, mặt tái mét -áo lót cái nào cũng thêu chỉ màu, lông mày tỉa nhỏ như cái tăm *Nho: -thích ăn kẹo, thích thêu thùa… -đáng yêu như một que kem -không chết đâu… Can đảm, dứt khoát, dũng cảm trong công việc, mềm yếu trong tình cảm, thích làm đẹp hồn nhiên, đáng yêu, dũng cảm. Những điểm chung của ba cô gái: Phương Định, chị Thao, Nho -Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc -Dũng cảm không sợ hy sinh -Tình đồng đội gắn bó -Nhạy cảm, nhiều mơ ước, thích làm đẹp cho mình… Phẩm chất của lớp thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước. Lòng yêu nước Thảo luận nhóm (2 phút) H? Có ý kiến cho rằng: Khi kể về những cô gái thanh niên xung phong, tác giả đã thể hiện chân thực, sinh động và tự nhiên tâm lý của họ. Qua nhân vật Phương Định, đặc biệt qua các đoạn: -Nhân vật tự quan sát, đánh giá mình ở đầu truyện -Tâm trạng của cô trong một lần phá bom -Cảm xúc trước trận mưa đá Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? Tâm lý của Phương Định khi tự đánh giá về mình: Cũng giống như những cô gái mới lớn, cô nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá: “Tôi là con gái Hà Nội…có cái nhìn xa xăm”. Cô vui và tự hào về điều đó nhưng chưa dành tình cảm cho ai. Đặc biệt cô nhạy cảm nhưng lại kín đáo, nên tưởng như rất kiêu kì. Tâm lý của Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ. Mặc dù đã quen với công việc nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách với thần kinh cho đến từng cảm giác. Từ khung cảnh, không khí chưa đầy sự căng thẳng đến cảm giác “các anh cao xạ” đang theo dõi…để rồi, lòng dũng cảm như được kích thích: “Tôi đến gần quả bom…tôi không sợ nữa…” Rồi khi đến gần quả bom, cảm giác của con người cũng trở nên sắc nhọn hơn : “Thỉnh thoảng,…”. Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom… Tâm lý của Phương Định khi mưa đá: Cô giống như lũ trẻ, vui thích cuống cuồng khi có mưa đá, rồi khi mưa tạnh thì thẫn thờ, rồi tiếc, rồi những kỉ niệm tuổi thơ lại hiện về: căn nhà, mái phố, mẹ và những trò chơi thuở ấu thơ… Đáp án câu hỏi thảo luận nhóm H? Nhận xét nào sau đây không thuộc về nghệ thuật của đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi”? A Đưa ra chuỗi tình huống nghịch lý. B Chọn ngôi kể là ngôi thứ nhất cũng là nhân vật chính. C Cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động. D Miêu tả tâm lý nhân vật H? Nội dung chính được thể hiện qua đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi ” là gì? A Cuộc sống gian khó ở Trường Sơn trong những năm chống Mỹ. B Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn. C Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn. D Vẻ đẹp của những người lính công binh trên con đường Trường Sơn. Ghi nhớ *Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. *Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính, có cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà -Tóm tắt lại đoạn trích. -Tập phân tích nhân vật Phương Định theo các luận điểm sau: +Hình dáng, hoàn cảnh xuất thân +Đời sống tâm hồn, tình cảm. +Phẩm chất gan dạ, dũng cảm. -Soạn bài: Rô- Bin- Xơn ngoài đảo hoang, chú ý trả lời các câu hỏi trong SGK.
File đính kèm:
- Tiet 142 Nhung ngoi sao xa xoi(3).ppt