A- Mục tiêu.
Qua tiết học, giáo viên giúp học sinh:
Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết, thành kính, vừa tự hào, vừa đau xót của tác giả từ miền Nam mới được giải phóng ra viếng lăng Bác
Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: giọng điệu trang trọng, tha thiết, phù hợp với tâm trạng, cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị. Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc và lắng đọng.
6 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 24 – Tiết 117 Viếng lăng bác - Viễn Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 – Tiết 117 Viếng lăng bác A- Mục tiêu. Qua tiết học, giáo viên giúp học sinh: - Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết, thành kính, vừa tự hào, vừa đau xót của tác giả từ miền Nam mới được giải phóng ra viếng lăng Bác. - Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: giọng điệu trang trọng, tha thiết, phù hợp với tâm trạng, cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị. Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc và lắng đọng. 1. Thầy: Giáo án điện tử, tập thơ: “Như mây mùa xuân”, tham khảo tư liệu, tranh ảnh và những tác phẩm viết về Bác…. B- Chuẩn bị của thầy và trò. - Viễn Phương - C- tổ chức lớp. 1. Kiểm tra sĩ số: 2. Trò: Đọc và soạn trước bài học,vở ghi, SGK, các TLTK…. 2. Các hình thức tổ chức day học: - Nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận nhóm, cặp, cá nhân…. D- tổ chức các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ: Hãy lựa chọn một đáp án em cho là đúng nhất trong những câu sau: 1. Tác giả Thanh Hải đã thể hiện tình cảm gì qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” ? A- Tình yêu thiên nhiên, đất nước. B- Tình yêu cuộc sống. C- Khát vọng cống hiến cho đời. D- Cả ba ý trên. 2. Phép tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Một mùa xuân nho nhỏ” ? ở tiết trước, chúng ta đã hoà cùng dòng cảm xúc, tâm trạng xúc động, thân thương, kính trọng …của tác giả, của nhân dân miền Nam, của dân tộc Việt Nam đối với Bác khi đứng trước lăng Người. Tiết này chúng ta tìm hiểu tiếp tâm trạng, cảm xúc của tác giả khi ở trong lăng và trước giờ chia biệt. A- ẩn dụ B- So sánh C- Nhân hoá D- Hoán dụ. “Bác nhớ Miền Nam nỗi nhớ nhà .Miền Nam mong Bác nỗi mong cha .”Nỗi mong chờ và ao ước của đồng bào miền Nam được Bác vào thăm không còn nữa. Người đã ra đi mãi mãi, để lại bao niềm tiếc nuối trong lòng mỗi người dân Nam Bộ. Trong một lần cùng đồng bào, chiến sĩ từ miền Nam được vinh dự ra viếng Bác. Xúc động tận đáy lòng, nhà thơ trẻ Viễn Phương đã viết bài “Viếng lăng Bác” mà hôm nay cô cùng các em tìm hiểu tiếp. 3. Hãy chọn một đáp án đúng nhất. “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” Và: A- So sánh B- ẩn dụ C- Điệp ngữ D- Hoán dụ Tác giả đã sử dụng phép tu từ gì trong câu thơ: 2. Lựa chọn các từ: thành kính, đau xót, tự hào, trầm lắng để điền vào chỗ trống trong câu văn sau sao cho phù hợp: Cảm hứng bao trùm bài thơ “Viếng lăng Bác” là niềm xúc động thiêng liêng……., lòng biết ơn và ……. Pha lẫn …… khi tác giả tự miền Nam ra viếng Bác, cảm hứng đó đã tạo nên giọng thơ……, trang nghiêm. 1. Nối hình ảnh thơ ở cột A với nhận xét ở cột B cho đúng. III- Phân tích. 1. Cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác. 2. Cảm xúc của tác giả khi ở trong lăng. - HS đọc lại bài thơ. - GV yêu cầu HS quan sát SGK, chú ý khổ thơ thứ 3. ? Khung cảnh trong lăng được miêu tả ra sao? - Khung cảnh trong lăng yên tĩnh, thiêng liêng. - GV: Bác nằm thanh thản giữa một vùng ánh sáng dịu nhẹ như ánh sáng của vầng trăng… - HS trả lời. ? Vậy em cảm nhận như thế nào về câu thơ: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên” ? - HS: Đó là giấc ngủ thanh bình, vĩnh hằng của một người trọn đời hi sinh vì dân tộc. ? Không thể có vầng trăng thật trong lăng nhưng nhà thơ vẫn hình dung giấc ngủ của Người giữa một vầng trăng sáng dịu hiền. Nghệ thuật đặc sắc nào đã được tác giả sử dụng? Qua đó toát lên nội dung gì? - Học sinh trả lời. Nghệ thuật: ẩn dụ Bác được ví như sự dịu hiền của vầng trăng. Vầng trăng khiến ta liên tưởng đến tâm hồn cao đẹp và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của người. - Ca ngợi Bác, khẳng định niềm tôn kính biết ơn Người như sự trường tồn vĩnh hằng cuả thiên nhiên. - Giáo viên: Trăng còn là hình ảnh so sánh ngầm thú vị: ánh điện với vầng trăng. - Người có lúc rực sáng, ám áp như mặt trời, có lúc dịu hiền như vầng trăng. Nếu trước đó Hải Như muốn được canh giấc Bác ngủ thì giờ đây Viễn Phương lại nâng niu và để cho vầng trăng ôm ấp toả sáng giấc ngủ của Người. Bởi sinh thời Bác vốn sống gần gũi với thiên nhiên, yêu thiên nhiên, luôn coi trăng là người bạn tâm giao. Cảm xúc tăng dần theo từng bước chân vào lăng viếng Bác càng tôn kính Bác bao nhiêu thì khi đứng trước thi thể Người lòng tác giả lại càng xót xa, đau đớn: “Vẫn biết….trong tim”. Có một biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng rất thành công câu thơ này, em nào có thể chỉ ra được? - Nghệ thuật: ẩn dụ “trời xanh” mãi mãi để ví với Bác ? Tác giả ví Bác như vậy để gửi gắm thông điệp gì? Học sinh: trả lời ? Nhưng khi đứng trước mái tóc, chòm râu bạc phơ, vầng trán cao và vẻ mặt hiền từ của Bác, tấm lòng nhà thơ như thế nào? được biểu hiện cụ thể, trực tiếp qua từ nào? Giáo viên: Từ “nhói” như một nhãn tự có giá trị biểu cảm cao diễn tả một nỗi đau đột ngột như cắt ruột, cắt gan khi - “Trời xanh” tượng trưng cho sự vĩnh hằng của tên tuổi, công đức, sự nghiệp Hồ Chí Minh. - Người vẫn trường tồn cùng non sông đất nước và nhân dân như trời xanh kia còn mãi Tự trấn an lí trí của mình, Đứng trước thi thể Bác, tác giả không khỏi đau đớn, xót xa. Từ “nhói” bị mất đi một cái gì đó thiêng liêng. Giáo viên: Câu thơ đọc lên như một tiếng khóc nghẹn ngào, nức nở, một sự mất mát không gì bù đắp nổi dẫu biết rằng: sinh – lão – bệnh – tử là quy luật tạo hoá. Càng nhận ra cái bất tử vĩnh hằng của Người lại càng đau nỗi đau mất Bác. Đó không chỉ là nỗi đau của riêng ai mà là nỗi đau chung của cả dân tộc. Nỗi đau của người con mất cha khiến cả đất trời, con người đều nhỏ lệ: “Suốt……………………………mưa.” (Tố Hữu) ? Những lời thơ viếng lăng đã bộc lộ nỗi niềm gì của tác giả? Học sinh: trả lời - Thương mến, đau xót tột cùng về sự ra đi của Bác Giáo viên: Thời gian không cho phép nhà thơ lưu lại lâu bên Bác. Tác giả đành ngậm ngùi gửi gắm cảm xúc trước giờ chia biệt. Giáo viên: Thời gian không Học sinh: đọc khổ cuối ? Cảm xúc của tác giả khi nghĩ đến ngày mai phải rời xa lăng Bác để trở về miền Nam? Học sinh: trả lời ? Cùng với nước mắt thương trào, khi rời lăng, người con đã nguyện ước những gì? 3. Cảm xúc của tác giả trước giờ chia biệt. Mai về miền Nam thương trào nước mắt. Nghĩ đến ngày mai phải xa Bác, tình cảm xúc động, thương nhớ của nhà thơ trào dâng mãnh liệt ước muốn làm : + Chim hót - HS trả lời. + đoá hoa toả hương + Cây tre trung hiếu - GV: Lúc này chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật bên lăng. ? Em hãy phân tích ý nghĩa của những ước muốn đó? - HS trả lời - Muốn làm con chim dâng tiếng hót trong lành để làm vui bên lăng. - Muốn làm đoá hoa để toả hương thơm thanh cao, làm đẹp nơi Người yên nghỉ. - Làm cây tre trung hiếu để nhập vào hàng tre bên lăng đứng canh giấc ngủ bình yên cho Người. ? Theo em: “trung hiếu” nghĩa là như thế nào? - HS trả lời. ? Câu cuối bài thơ trở lại hình ảnh cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của loài cây này? - “Muốn làm cây tre trung hiếu”: là hình ảnh ẩn dụ sáng tạo, thể hiện đạo lí sáng ngời của con người việt nam, là chuẩn mực của người chiến sĩ cách mạng. - GV: Đây là hình thức kết cấu đầu cuối tương ứng của bài thơ. ? “Muốn làm” được nhắc lại 3 lần – có gì riêng trong việc thể hiện hình thức và nội dung ở đoạn thơ này? - HS trả lời. - ước muốn làm một con người bình dị, tận trung với nước, tận hiếu với dân để mãi noi gương cuộc đời Bác, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Người - Nghệ thuật: + giọng thơ dồn dập. + Điệp ngữ “muốn làm”. ước nguyện tha thiết, chân thành và khẳng định sự gắn bó thuỷ chung của miền Nam với Bác. ơn nghĩa sâu nặng, nỗi lưu luyến của tác giả. - HS trả lời. - GV: Bài thơ khép lại trong niềm thuỷ chung son sắt. Người bước chân ra đi nhưng lòng thì ở lại. Giọng thơ dồn dập kết hợp điệp ngữ “muốn làm” liên tiếp như lớp sóng dồi trong lòng tác giả. Như vậy mọi ước muốn đều hướng về Bác, quy tụ vào một điểm: mong được ở gần Bác mãi mãi để làm khuây, làm vui, làm đẹp thêm nơi yên nghỉ của Người. Đó cúng là tấm lòng thành kính, thiêng liêng của tác giả, của triệu con người Việt Nam đối với Bác. - Tóm lại: Qua bốn khổ thơ cô đọng, tác giả đã thể hiện chân thành niềm xúc động lớn lao, những tình cảm thành kính sâu sắc với Bác khi viếng lăng. Tâm tình cảu nhà thơ là tâm tình của tất cả chúng ta, của đồng bào miền Nam cũng như toàn dân tộc Việt nam. hoạt động 4: IV- tổng kết. 1. Nghệ thuật. ? Nhà thơ Viễn Phương đã rất thành công khi sử dụng những biện pháp NT nào trong bài thơ này? - Ngôn ngữ bình dị,trantg nghiêm, thành kính, lời thơ giàu cảm xúc, nhiều biện pháp NT đặc sắc: ẩn dụ, nhân hoá, so sánh…., hình ảnh thơ sáng tạo. ? Qua đó tác giả đã thể hiện những nội dung gì trong bài thơ ? 2. Nội dung. - Diễn tả chân thành, cảm động tình cảm yêu mến, thiết tha, ơn nghĩa sâu nặng của tác giả, của đồng bào miền Nam, cảu cả dân tộc đối với Bác. * Ghi nhớ (SGK – Trang 60). - HS đọc ghi nhớ. GV kết luận. hoạt động 5 V- Luyện tập - GV hướng dẫn HS thực hiện các Bài tập trong SGK.… Hoạt động 6: Củng cố GV:Có một con người mà tên tuổi là cả một niềm thơ.Các em có muốn biết đó là ai không ?Xin mời cả lớp cùng cô giải ô chữ này: trò chơi ô chữ câu hỏi cho các ô chữ 1. Đây là hình ảnh thân thuộc trong bài thơ, gợi hình ảnh quê hương, đất nước? 2. Nhận xét của em về ngôn ngữ, lời thơ ? 3. Đây là phương thức biểu đạt chính của tác phẩm này? 4. Đây là tâm trạng của tác giả khi vào lăng viếng Bác? 5. Đây là nghệ thuật đặc sắc được tác giả sử dụng nhiều nhất trong bài thơ ? Từ khoá của ô chữ: Bác Hồ Hoạt động 7: hướng dẫn về nhà Học thuộc lòng bài thơ - Sưu tầm tranh ảnh và các tác phẩm văn thơ viết về Bác. - Chuẩn bị: Bài… - Bài tập về nhà: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Viếng lăng Bác”.
File đính kèm:
- the.ppt