I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nắm được khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa.
- Nắm được tác dụng chính của nhân hóa.
2. Kỹ năng:
- Phân tích giá trị biểu cảm của nhân hóa.
- Biết dùng các kiểu nhân hóa trong bài viết của mình.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng phép nhân hóa khi nói và viết.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Sách Ngữ văn lớp 6, tập 2.
- Giáo án.
- Máy chiếu, phiếu học tập.
2. Học sinh: - Sách Ngữ văn lớp 6, tập 2.
- Bài soạn.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
- Nhân vật thầy giáo Ha-men trong “Buổi học cuối cùng” được miêu tả như thế nào?
- Nhân vật thầy Ha-men gợi cho em cảm nghĩ gì?
3. Bài mới:(2’)
Cảm xúc về nhân vật Ha-men trong “Buổi học cuối cùng”, có một bạn học sinh viết như sau:
Ôi, buổi học cuối cùng
Được học bằng tiếng Pháp
Cây hồ đào trước lớp
Lưu luyến thầy Ha-men
Ở tiểu học, em đã học về nhân hóa. Em hãy tìm phép nhân hóa trong đoạn thơ trên?
lưu luyến giới thiệu bài
6 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 2405 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 23 – Tiết 91: NHÂN HÓA, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 – Tiết 91: B. NHÂN HÓA
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nắm được khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa.
- Nắm được tác dụng chính của nhân hóa.
2. Kỹ năng:
- Phân tích giá trị biểu cảm của nhân hóa.
- Biết dùng các kiểu nhân hóa trong bài viết của mình.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng phép nhân hóa khi nói và viết.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Sách Ngữ văn lớp 6, tập 2.
- Giáo án.
- Máy chiếu, phiếu học tập.
2. Học sinh: - Sách Ngữ văn lớp 6, tập 2.
- Bài soạn.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
- Nhân vật thầy giáo Ha-men trong “Buổi học cuối cùng” được miêu tả như thế nào?
- Nhân vật thầy Ha-men gợi cho em cảm nghĩ gì?
3. Bài mới:(2’)
Cảm xúc về nhân vật Ha-men trong “Buổi học cuối cùng”, có một bạn học sinh viết như sau:
Ôi, buổi học cuối cùng
Được học bằng tiếng Pháp
Cây hồ đào trước lớp
Lưu luyến thầy Ha-men…
Ở tiểu học, em đã học về nhân hóa. Em hãy tìm phép nhân hóa trong đoạn thơ trên?
_ lưu luyến " giới thiệu bài…
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: (7’)
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm nhân hóa, tác dụng của nghệ thuật nhân hóa.
" Học sinh đọc đoạn trích trong bài thơ “Mưa” của Trần Đăng Khoa?
? Đoạn thơ này miêu tả cảnh gì?
" Gợi ý: Quang cảnh trước cơn mưa.
? Trong đoạn thơ trên những sự vật nào được miêu tả?
" Gợi ý: Trời, cây mía, kiến.
? Các sự vật ấy được gọi hoặc tả bằng những từ ngữ nào?
"Gợi ý: Các sự vật ấy được gọi hoặc tả bằng những từ ngữ: ông, mặc áo giáp đen, ra trận, múa gươm, hành quân đầy đường.
? Những từ ngữ ấy thường được dùng để gọi hoặc tả đối tượng nào?
"Gợi ý: Những từ ngữ ấy thường được dùng để gọi hoặc tả con người.
? Cách gọi, tả sự vật như trên gọi là nhân hóa. Vậy, em hiểu nhân hóa là gì?
"Gợi ý: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.
_ Chuyển ý…Tác dụng của nhân hóa…
? So sánh hai cách diễn đạt sau, cách diễn đạt nào hay hơn, vì sao? (thảo luận theo bàn, thời gian 1 phút)
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Bầu trời đầy mây đen.
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới.
Kiến
Hành quân
Đầy đường
Kiến bò đầy đường.
"Gợi ý: Cách diễn đạt của đoạn thơ hay hơn. Nhờ phép nhân hóa đã làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật… trở nên gần gũi với con người.
? Bằng phép nhân hóa, Trần Đăng Khoa đã thể hiện suy nghĩ, tình cảm gì của mình đối với sự vật được miêu tả?
"Gợi ý: Bằng tài quan sát tinh tế, sự liên tưởng phong phú, Trần Đăng Khoa đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên vô cùng sống động (cảnh trời sắp mưa). Từ đó, bộc lộ suy nghĩ, tình yêu thiên nhiên, yêu loài vật hết sức sâu sắc.
? Sử dụng phép nhân hóa thích hợp sẽ có tác dụng gì?
"Gợi ý:
- Làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối… trở nên gần gũi với con người.
- Biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
? Nhân hóa là gì? Tác dụng của nhân hóa?
_ Học sinh đọc ghi nhớ, SGK/57.
Hoạt động 2: (7’)
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các kiểu nhân hóa.
" Học sinh đọc hệ thống ví dụ sau:
Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
(Thép Mới)
Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
(Ca dao)
Học sinh thảo luận theo bàn, thời gian 2 phút
- Trong các câu trên, những sự vật nào được nhân hóa?
- Các sự vật ấy được nhân hóa qua những từ ngữ nào?
- Dựa vào các từ ngữ đó, hãy cho biết mỗi sự vật trên được nhân hóa bằng cách nào?
"Gợi ý:
- Câu a:
+ Sự vật được nhân hóa: miệng, tai, mắt, chân, tay.
+ Từ ngữ: lão, bác, cô, cậu.
+ Nhân hóa bằng cách: Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
- Câu b:
+ Sự vật được nhân hóa: gậy tre, chông tre, tre.
+ Từ ngữ: chống lại, xung phong, giữ.
+ Nhân hóa bằng cách: Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
- Câu c:
+ Sự vật được nhân hóa: trâu.
+ Từ ngữ: ơi (ngoài từ “ơi”, sự vật được nhân hóa qua các từ ngữ: “bảo trâu này”, “cày với ta”.)
+ Nhân hóa bằng cách: Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
? Qua tìm hiểu ví dụ, em hãy cho biết có mấy kiểu nhân hóa?
_ Học sinh đọc ghi nhớ, SGK/58.
Bài tập nhanh: (4’)
Trò chơi “Nghe thấu, đoán nhanh”.
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội (đội A và đội B).
- Học sinh nghe một đoạn nhạc trong bài hát “Chú ếch con” (nhạc và lời: Phan Nhân): 2lần.
- Học sinh xác định phép nhân hóa được sử dụng trong đoạn nhạc đó sau 30 giây suy nghĩ.
- Đại diện mỗi đội trình bày đáp án.
- Giáo viên cho học sinh nghe lại đoạn, nêu đáp án.
- Giáo viên công bố kết quả của trò chơi.
? Hãy xác định có mấy kiểu nhân hóa trong đoạn nhạc đó?
"Gợi ý: Có hai kiểu nhân hóa:
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
Hoạt động 3: (17’)
Hướng dẫn học sinh luyện tập.
? Hãy xác định yêu cầu của bài tập1.
" Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập.
? Xác định yêu cầu bài tập 2.
- Giáo viên chia lớp thành hai đội (đội A và đội B).
- Mỗi đội lần lượt phát hiện sự khác nhau trong hai cách diễn đạt.
- Yêu cầu phải phát hiện nhanh, đúng, lần lượt từng câu.
" Tiến hành thực hiện.
"Gợi ý:
Đoạn 1
- Đông vui
- tàu mẹ, tàu con
- xe anh, xe em
- tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra
- bận rộn
Dùng phép nhân hóa nên đoạn văn sinh động, gợi được không khí nhộn nhịp nơi bến cảng.
Đoạn 2
- rất nhiều
- tàu lớn, tàu bé
- xe to, xe nhỏ
- nhận hàng về và chở hàng ra
- hoạt động bình thường
Miêu tả tường thuật một cách khách quan.
? Xác định yêu cầu bài tập 3.
? Trong hai cách diễn đạt, cách diễn đạt nào hay hơn? Vì sao?
"Gợi ý: Cách diễn đạt thứ nhất hay hơn vì có sử dụng phép nhân hóa làm cho đoạn văn có tính biểu cảm cao hơn, chổi rơm trở nên gần với con người, sống động hơn.
? Nếu viết văn biểu cảm, em sẽ dùng cách viết nào? Viết văn thuyết minh, em dùng cách viết nào?
"Gợi ý: Cách 1 dùng trong văn biểu cảm. Cách 2 dùng trong văn bản thuyết minh.
"Học sinh về nhà làm bài tập 3.
? Xác định yêu cầu bài tập 4?
" Hướng dẫn học sinh thực hiện câu a, b.
- Trò chuyện, xưng hô với vật (núi) như với người.
- Người nói mượn hình ảnh núi cao để thể hiện nỗi nhớ da diết, tâm trạng mong thấy người thương.
- Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
- Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
- Khung cảnh vùng đầm nước sinh động với các hoạt động của loài vật.
"Học sinh về nhà làm câu c, d.
_GV lưu ý: Trong 3 kiểu nhân hóa, kiểu thứ 2 thường được sử dụng nhiều hơn…
_ Giáo viên nêu yêu cầu bài tập 5.
"Học sinh viết đoạn văn (thời gian: 4 phút)
"Học sinh trình bày đoạn văn, chỉ ra phép nhân hóa, nêu tác dụng.
"Giáo viên nhận xét, sửa lỗi.
"Giáo viên giới thiệu đoạn văn có sử dụng phép nhân hóa:
“Một ngày mới sắp bắt đầu. Phía đông, ông mặt trời đội biển lên dần, tròn trĩnh, phúc hậu. Biển ửng hồng. Sóng vỗ về bờ cát… Bình minh trên biển Nha Trang tuyệt đẹp.”
? Hãy xác định phép nhân hóa, các kiểu nhân hóa trong đoạn văn trên?
"Gợi ý:
- Phép nhân hóa: Ông, ơi, dậy, đôi, tròn trĩnh, phúc hậu, ửng hồng, vỗ về.
- Kiểu nhân hóa:
+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.
I. Nhân hóa và tác dụng của nhân hóa:
gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người
1. Nhân hóa là gì? (Ví dụ: SGK/56.)
- (trời): ông
mặc áo giáp đen,
ra trận
- (cây mía): múa gươm
- (kiến): hành quân
Nhân hóa
2. Tác dụng:
Ví dụ: SGK/57
- Làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối… trở nên gần gũi với con người.
- Biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
* Ghi nhớ: SGK/57
II. Các kiểu nhân hóa:
Ví dụ: SGK/57.
a. => Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
b. => Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
c. => Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
* Ghi nhớ: SGK/58
III. Luyện tập
Bài tập 1: Xác định phép nhân hóa và tác dụng của nó.
- Phép nhân hóa: đông vui, (tàu) mẹ, (tàu) con, (xe) anh, (xe) em, tíu tít, bận rộn.
- Tác dụng: Gợi cho người đọc bức tranh nơi bến cảng: cảnh các phương tiện đang hoạt động nhộn nhịp, bận rộn
Bài tập 2: So sánh cách diễn đạt trong 2 đoạn văn.
- Đoạn 1: Phép nhân hóa làm cho đoạn văn sinh động, gợi được không khí nhộn nhịp nơi bến cảng.
- Đoạn 2: Miêu tả, tường thuật một cách khách quan.
Bài tập 3: So sánh hai cách diễn đạt:
(Bài tập về nhà)
Bài tập 4: Xác định kiểu nhân hóa và tác dụng của nó.
(Bâi tập về nhà)
Bài tập 5: Viết một đoạn văn ngắn (4 – 6 câu) miêu tả cảnh bình minh trên biển trong đó có dùng phép nhân hóa.
4. Củng cố: (3’)
- Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ ở SGK/56, 57
- Giáo viên liên hệ: phép nhân hóa được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ viết: ca dao, thơ, văn… Không những thế, phép nhân hóa còn xuất hiện trong hoạt động ngôn ngữ đời sống hàng ngày.
Yêu cầu học sinh đặt ví dụ có sử dụng phép nhân hóa trong ngôn ngữ hàng ngày của mình
" Giáo dục học sinh ý thức sử dụng tiếng Việt nói chung, phép nhân hóa nói riêng trong ngôn ngữ nói, viết, để đạt hiệu quả cao…
5. Dặn dò: (2’)
- Học bài: nắm khái niệm, tác dụng, các kiểu nhân hóa.
- Hoàn thành các bài tập.
- Soạn bài Phương pháp tả người.
+ Đọc các văn bản và trả lời các câu hỏi gợi ý SGK/61.
+ Nắm được các yêu cầu khi tả người và bố cục của bài văn tả người.
+ Chuẩn bị các bài tập 1,2,3 SGK/62.
File đính kèm:
- bai nhan hoa de thi.doc