1. Mục đích, yêu cầu
- Nắm vững cơ sở hình thành, những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.
- Thấy rõ giá trị, ý nghĩa to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.
- Nắm vững sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế vào xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân hiện nay.
2. Thời gian: 04 tiết
3. Vật chất bảo đảm
- Vật chất bảo đảm: Giáo án, giáo trình, phim tư liệu về HCM
- Tài liệu tham khảo:
+ Giáo trình của Tổng cục chính trị, xuất bản 1996;2004
+ Giáo trình Quốc gia, xuất bản 2003;2008.
+ Giáo trình của Bộ giáo dục và đào tạo, xuất bản 2006,2008
4.Nội dung, phương pháp: Thuyết trình, Nêu vấn đề, đàm thoại và Dạy học nhóm.
25 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN HẢI QUÂNKHOA LÝ LUẬN MÁC LÊNINBÀI 05TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾGIẢNG VIÊN: NGUYỄN NGỌC QUÝ1. Mục đích, yêu cầu- Nắm vững cơ sở hình thành, những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.- Thấy rõ giá trị, ý nghĩa to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.- Nắm vững sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế vào xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân hiện nay.2. Thời gian: 04 tiết3. Vật chất bảo đảm- Vật chất bảo đảm: Giáo án, giáo trình, phim tư liệu về HCM- Tài liệu tham khảo:+ Giáo trình của Tổng cục chính trị, xuất bản 1996;2004+ Giáo trình Quốc gia, xuất bản 2003;2008.+ Giáo trình của Bộ giáo dục và đào tạo, xuất bản 2006,20084.Nội dung, phương pháp: Thuyết trình, Nêu vấn đề, đàm thoại và Dạy học nhóm.NỘI DUNG CỦA BÀICƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾII. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘCIII. TƯ TƯỞNG HCM VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾIV. ĐẠI ĐOÀN KẾT TRONG THỜI KỲ MỚI THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ* Thời gian: 10 phút* Phương pháp: Đàm thoại – trao đổi Nội dung: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế được hình thành trên những cơ sở nào? * Kết luận- Cơ sở lý luận+ Từ truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam:Từ truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam. Từ bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân của các triều đại phong kiến Việt Nam+ Từ quan điểm CNMLN về đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế- Cơ sở thực tiễn+ Từ kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam+ Từ thực tiễn, kinh nghiệm của phong trào cách mạng thế giới (các nước thuộc địa và phụ thuộc, các cuộc cách mạng tư sản, bài học của cách mạng tháng Mười Nga) Hồ Chí Minh đã tiếp thu và phát triển tư tưởng về Đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế từ chủ nghĩa Mác Lênin như thế nào? Quan điểm của Chủ nghĩa Mác về đại đoàn kết C.Mác: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” V. Lênin: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc đoàn kết lại” Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết “Đoàn kết là thắng lợi, đoàn kết là sức mạnh” “Đoàn kết,đoàn kết đại đoàn kết,thành công, thành công, đại thành công”II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC1.Vai trò, vị trí của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng* Thời gian: 35 phút* Phương pháp: Nêu vấn đề và đàm thoại trao đổi Vai trò, vị trí của đại đoàn kết dân tộc được Hồ Chí Minh xác định như thế nào? - Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng. - Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc.Kết luận của giảng viên về nội dung - Đại đoàn kết dân tộc là một trong những nội dung nổi bật trong TTHCM,nó trở thành nguồn sức mạnh, động lực vật chất bảo đảm mọi thắng lợi của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh đã trở thành chiến lược cách mạng của dân tộc Việt Nam. Trong cuộc đời hoạt động của mình, HCM đã sử dụng khoảng 2.000 lần cụm từ “đoàn kết”. “đại đoàn kết” trong các văn bản viết và khoảng 405 bài nói, bài viết về đại đoàn kết Vị trí, vai trò của Đ Đ K còn được thể hiện - Đoàn kết làm ra sức mạnh, đoàn kết là điểm mẹ. Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.Đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề sống còn, quyết định sự thành công của cách mạng - Để có được chiến lược đại đoàn kết dân tộc, trước hết phải có cương lĩnh đúng đắn phù hợp với thực tiễn của đất nước qua các thời kỳ cách mạng khác nhau, từ ngày đầu thành lập Đảng , HCM đã soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng, trong đó nêu cao khẩu hiệu “Việt nam độc lập, VN tự do” và chính sách đoàn kết dân tộc rộng rãi, uyển chuyển. -Thực tiễn lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng, nhờ có đại đoàn kết nên dân tộc ta đã dựng được nước và giữ được nước. - Ngày nay, đại đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, thực hiện thắng lợi chiến lược bền vững đất nước. Đại đoàn kết để giữ vững ổn định chính trị-xã hội, khai thác, phát huy nguồn lực vật chất và tinh thần của cả dân tộc, nhân gấp bội các thế mạnh, tạo ra sức mạnh tổng hợp vượt qua các khó khăn, thách thức nhằm đạt được các mục tiêu đề ra - Đoàn kết dân tộc không chỉ trong thời chiến để tạo ra sức mạnh giải phóng dân tộc mà trong thời bình nó là động lực, tạo ra sức mạnh cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.2 .Nội dung của đại đoàn kết dân tộc Thời gian: 25 phút Phương pháp: thuyết trình, trao đổi Nội dung: Đ/c hãy trình bày nội dung cơ bản trong tư tưởng HCM về đoàn kết dân tộc trên những vấn đề sau: - Mục đích của đại đoàn kết dân tộc theo TTHCM? - Lực lực đoàn kết dân tộc? - Nhiệm vụ của Đảng đối với vấn đề Đại đoàn kết dân tộc? - Về thực hiện Đ ĐKDT?Kết luận nội dung - Mục đích của đại đoàn kết dân tộc theo TTHCM: “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc, ta còn phải đoàn để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ” Kết luận nội dung- Lực lực đoàn kết dân tộc: Là toàn dân. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân rộng rãi nhưng phải xác định lực lượng nào là nền tảng của khối đại đoàn kết. HCM viết: “đại đoàn kết trước hết là phải đoàn kết đại đa số nhân dân mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết”Kết luận nội dung - Nhiệm vụ của Đảng đối với vấn đề Đại đoàn kết dân tộc: xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc – đoàn kết trong đảng, đoàn kết toàn dân. HCM khẳng định nhiệm vụ của Đảng không chỉ xây dựng khối đại đoàn kết mà còn phải giữ gìn đoàn kết.Trong di chúc HCM viết” đoàn kêt slaf một truyên fthoonsg cự kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta. Các đồng chí từ TƯ đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong đảng như giữ gìn con ngwoi của mắt mình” - Quan điểm của HCM về thực hiện khối đại đoàn kết dân tộc Thực hiện đại đoàn kết dân tộc toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước nhân nghĩa- đoàn kết dân tộc Phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người -HCM còn chỉ rõ xây dựng khối ĐĐK thật sự: Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thật sự là vừa đoàn kết vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau, phê bình trên lập trường nhân ái, vì nước, vì dân. HCM cổ vũ mọi người vào mặt trận Việt Minh: Dân ta phải nhớ chữ “đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”3 Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc Thời gian: 15 phút Phương pháp: nêu vấn đề đàm thoại, trao đổi Vấn đề học tập: Tổ chức nào thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc ? Vì sao? Vấn đề học tập: Tổ chức nào thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc ? Vì sao MTDTTN lại là tổ chức của ĐKDT? Tổ chức thể hiện khối đoàn kết dân tộc chính là Mặt trận dân tộc thống nhất. Vì mặt trận DTTN là nơi quy tụ mọ tổ chức và cá nhân yêu nước, tập hợp mọi người dân việt ở trong nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài phấn đấu vì mục tiêu chung là độc lập dân tộc thống nhất Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân. - MTDTTN là tổ chức chính trị to lớn nhất, cách mạng nhất. Đảng lãnh đạo xây dựng MTDTTN đòng thời cũng là một thành viên của mặt trận. Đảng lãnh đạo MT trước hết bằng việc xác đinh chính sách mặt trận đúng đắn . Chủ tịch HCM khẳng định “ Đảng ta có chính sách MTDT đúng đắn , cho nên đã phát huy được truyền thống đoàn kết và yêu nước rất vẻ vang của dân tộc ta” - Đại ĐK dân tộc và MTTN Là một bộ phận quan trọng của TTHCM. Là đường lối căn bản lâu dài, trước sau như một của Đảng và Nhà nước. Thực tiễn chúng minh:Khi nào Đảng vững và dương cao ngọn cờ đại ĐK DT, củng cố và mở rộng mặt trận DTTN thì phát huy được sức mạnh của dân tộc, khó khăn mấy cũng vượt qua, và cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ngược lại khi nào buông lỏng ngọn cờ dân tộc, coi nhẹ vấn đề đại ĐKDT, thậm chí sai lầm về chính sách dân tộc thì cách mạng gặp khó khăn.4. Quan điểm của Đảng ta trong việc thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc ( tham khảo tài liệu) III. TƯ TƯỞNG HCM VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ* Thời gian: 30 phút * Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề.a.Vai trò của đoàn kết quốc tế với cách mạng Việt Nam- Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng- Thực hiện đoàn kết quốc tế, nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thẳng lợi các mục tiêu cách mạngb.Nội dung và hình thức của khối đại đoàn kết quốc tế- Các lực lượng cần tập hợp, tranh thủ, thực hiện đoàn kết quốc tế.- Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết quốc tế.c.Nguyên tắc xây dựng khối đại đoàn kết quốc tế- Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình.- Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường. IV. ĐẠI ĐOÀN KẾT TRONG THỜI KỲ MỚI THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH* Thời gian: 1 tiết * Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề,trao đổi1 - Nhận rõ tầm quan trọng của chiến lược đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ cách mạng mới Thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua thể hiện sức sống kỳ diệu và sức mạnh vĩ đại của tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh Bước vào công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản ngày càng nhận thức đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn của tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Đặc biệt là gần 20 năm đổi mới vừa qua càng cho phép Đảng và nhân dân ta nhận thức rõ ràng lúc nào, nơi nào tư tuởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh được quán triệt và thực hiện đúng thì khi đó, nơi đó cách mạng phát triển mạnh mẽ, thuận lợi; lúc nào, nơi nào xa rời tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh thì khi đó, nơi đó cách mạng gặp nhiều khó khăn, tổn thất Từ đòi hỏi trực tiếp của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và những yêu cầu bức thiết của công cuộc đổi mới hiện nay đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân ta phải có sự nỗ lực, cố gắng vượt bậc, nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, đồng thời kết hợp sức mạnh thời đại nhằm thực hiện một cách có hiệu quả mục tiêu: " Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" Những vận hội và những thách thức mới đang tác động hàng ngày, hàng giờ tới khối đại đoàn kết dân tộc. Để tiến lên, chúng ta chỉ có một con đường là phải kiên trì, vững vàng, quán triệt và thực hiện tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Đồng thời chúng ta cũng phải đổi mới, phát triển những nội dung, phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh cho phù hợp với sự vận động, biến đổi của đời sống kinh tế-xã hội trong nước và thế giới. Kế thừa, phát triển tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sắc, toàn diện tất cả các vấn đề về kinh tế, xã hội và quốc tế. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần luôn quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết. 2 - Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tổ chức tập hợp lực lượng cho cách mạng trong thời kỳ mới. a. Mục tiêu: Thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết Đại hội IX và nghị quyết Trung ương Bảy ( khoá IX) đề ra mục tiêu đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới là: củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hộib. Quan điểm- Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.c. Nội dung cụ thể.- Có chủ trương, chính sách và pháp luật đúngTrước hết là xây dựng những định hướng chính sách chung nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Cùng vơi việc đề ra những định hướng xây dựng những chính sách chung còn phải có những định hướng, chính sách cụ thể đối với các giai tầng và cộng đồng xã hội: công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, người cao tuổi, các doanh nghiệp, các dân tộc thiểu số, đồng bào các tôn giáo, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.- Phát huy vai trò to lớn của Nhà nước trong việc thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc.Đối với việc thực hiện đại đoàn kết dân tộc, Nhà nước có vai trò cực kỳ to lớn. Đường lối chính sách của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc muốn đi được vào cuộc sống phải được nhà nước thể chế hoá thành chính sách, pháp luật.- Tiếp tục nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân
File đính kèm:
- tu tuong ho hcis Minh ve dai doan ket dan toc.ppt