Bài giảng Truyện An Dương Vương Và Mị Châu - Trọng Thuỷ

Đặc trưng của truyền thuyết:

+ Phản ánh lịch sử một cách độc đáo: lịch sử được khúc xạ qua những hình tượng nghệ thuật mang đậm màu sắc thần kỳ

-> Truyền thuyết kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố lịch sử với yếu tố tưởng tượng

+ Yếu tố tưởng tượng, hoang đường là nơi dân gian gửi gắm cách lý giải, quan niệm, suy nghĩ về sự kiện và nhân vật lịch sử.

 

ppt11 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 2311 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Truyện An Dương Vương Và Mị Châu - Trọng Thuỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19- 20 Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ (Ngữ văn 10 – Nâng cao) Tiết 19-20: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ I – Tiểu dẫn: Những hình ảnh trên có liên quan gì đến “Truyện An Dương Vương và Mị Châu -Trọng Thuỷ”? - Cụm di tích lịch sử – văn hoá Cổ Loa là minh chứng lịch sử cho việc sáng tạo và lưu truyền truyền thuyết về sự ra đời và suy vong của nhà nước Âu Lạc -> Truyền thuyết có sự gắn bó chặt chẽ với môi trường lịch sử - văn hoá. - Đặc trưng của truyền thuyết: Tiết 19-20: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ Theo em, đâu là đặc trưng lớn nhất của truyền thuyết? + Phản ánh lịch sử một cách độc đáo: lịch sử được khúc xạ qua những hình tượng nghệ thuật mang đậm màu sắc thần kỳ -> Truyền thuyết kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố lịch sử với yếu tố tưởng tượng + Yếu tố tưởng tượng, hoang đường là nơi dân gian gửi gắm cách lý giải, quan niệm, suy nghĩ về sự kiện và nhân vật lịch sử. -> Đọc truyền thuyết cần quan tâm: Sự kiện, nhân vật lịch sử; Quan điểm, thái độ, đánh giá của dân gian II - Đọc – hiểu văn bản: Tiết 19-20: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ 1. Đọc, tìm hiểu bố cục và tóm tắt: * Bố cục: - Phần 1: Từ đầu … “xin hoà”: An Dương Vương xây thành, chế nỏ - Phần 2: Tiếp theo … “cứu được nhau”: Trọng Thuỷ đánh cắp nỏ thần - Phần 3: Tiếp theo … “đi xuống biển”: nước mất, nhà tan - Phần 4: Còn lại: Kết cục của Trọng Thuỷ 4 phần: -> 2 phần: + Phần 1 = Phần 1 + Phần 2 = Phần 2+ 3 +4: Bi kịch mất nước; Bi kịch tình yêu Văn bản có bố cục mấy phần? Nội dung của từng phần? * Tóm tắt: Tiết 19-20: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ - An Dương Vương xây thành cứ xây lại đổ. Rùa vàng giúp: xây được thành trong nửa tháng. Em hãy tóm tắt ngắn gọn truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ - Rùa vàng tặng vuốt. Chế được nỏ thần. Đánh thắng Triệu Đà. - Triệu Đà xin hoà, cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thuỷ. An Dương Vương gả Mị Châu. - Trọng Thuỷ đánh cắp nỏ thần. Triệu Đà tiến đánh Âu Lạc. - An Dương Vương thua trận. Cùng Mị Châu bỏ chạy - Rùa vàng kết tội Mị Châu. An Dương Vương chém đầu Mị Châu rồi đi xuống biển. Máu Mị Châu biến thành hạt châu - Trọng Thuỷ nhảy Xuống giếng tự vẫn 2. Tìm hiểu: Tiết 19-20: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ Có 2 lớp truyện: + Bi kịch mất nước: gắn với nhân vật An Dương Vương; + Bi kịch tình yêu: gắn với nhân vật Mị Châu và Trọng Thuỷ Văn bản Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ có mấy lớp truyện chính? Mỗi lớp truyện gắn với nhân vật nào? a. Nhân vật An Dương Vương: Câu hỏi thảo luận: Tìm các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương. 2. Phân tích và cảm nhận về các chi tiết đó theo đặc trưng thể loại truyền thuyết? Gợi ý: - Qua các chi tiết đó, em hiểu gì về nhân vật An Dương Vương? - Dân gian muốn gửi gắm điều gì ở An Dương Vương? * Xây thành, chế nỏ, đánh thắng giặc -> An Dương Vương có ý thức cao trong việc dựng nước và giữ nước - Rùa vàng = Sự ủng hộ của nhân dân đối với công cuộc dựng nước và giữ nước của An Dương Vương -> An Dương Vương được nhân dân ngưỡng mộ, yêu quí. Em suy nghĩ như thế nào về hình tượng Rùa vàng? * Chấp nhận giảng hoà, chấp nhận lời cầu hôn -> thất bại Tiết 19-20: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ - An Dương Vương là vị vua yêu chuộng hoà bình và cả tin vào kẻ thù - An Dương Vương quá chủ quan, ỷ lại vào nỏ thần Dân gian muốn gửi gắm bài học gì qua thất bại của An Dương Vương? -> Thất bại của An Dương Vương là bài học cay đắng về thái độ mất cảnh giác và chủ qua trước kẻ thù trong đấu tranh chống giạc ngoại xâm. * Chém đầu Mị Châu rồi đi xuống biển: Em đánh giá như thế nào về 2 hành động cuối cùng của An Dương Vương? Qua đó, dân gian muốn nói gì? - Chém đầu Mị Châu: thái độ nghiêm khắc của An Dương Vương đối với bản thân, đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết. - An Vương Vương đi xuống biển: Dân gian đã “bất tử hoá” Thục Phán, thể hiện sự yêu mến, kính trọng, tiếc thương: 2b. Nhân vật Mị Châu: Tiết 19-20: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ * Cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần, bị đánh tráo mà không biết Câu hỏi thảo luận: Tìm các chi tiết liên quan đến nhân vật Mị Châu. 2. Qua đó, em đánh giá như thế nào về Mị Châu và thái độ của dân gian đối với Mị Châu? * Đáng dấu đường chạy loạn mà không nghĩ đến hậu quả -> Mị Châu: mất cảnh giác, cả tin, ngây thơ trong tình yêu Mị Châu có tội hay không có tội? -> Chỉ biết nghĩ đến tình cảm riêng, xem nhẹ nghĩa vụ đối với quốc gia, dân tộc: Phạm tội một cách vô tình. * Bị Rùa vàng kết tội: Lời Rùa vàng kết tội Mị Châu cho thấy thái độ của dân gian như thế nào? -> Thái độ nghiêm khắc của nhân dân: Mang tội với nước đều bị trừng phạt. * Hậu thân của Mị Châu: Em suy nghĩ như thế nào về hậu thân củaMị Châu? - Máu biến thành hạt châu: Nỗi thông cảm của nhân dân đối với lỗi lầm vô tình của Mị Châu: kẻ “một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối…” - Xác thành ngọc thạch: bài học luôn luôn hiện hữu cho kẻ nào phạm tội với quốc gia, dân tộc; 2c. Nhân vật Trọng Thuỷ: Tiết 19-20: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ * Trọng Thuỷ vừa là kẻ thù, vừa là nạn nhân: Câu hỏi thảo luận: Em chọn ý kiến nào sau đây về nhân vật Trọng Thuỷ: Trọng Thuỷ là tên gián điệp và cũng là kẻ nặng tình. Trọng Thuỷ là nhân vật phức tạp, vừa là kẻ thù, vừa là nạn nhân. Trọng Thuỷ là kẻ kẻ lừa dối, là kẻ thù của nước Âu Lạc. + Vừa muốn chiếm Âu Lạc + Vừa muốn làm người chồng chung thuỷ -> Mâu thuẫn không thể dung hoà -> Cái chết: kết cục của nỗi ân hận, sự giày vò * Hình ảnh ngọc trai – nước giếng: - Là kết cục bi kịch của mối tình éo le + Ngọc trai = tấm lòng trong trắng của Mị Châu + Nước giếng = sự ân hận và mong muốn được hoá giải tội lỗi Hình ảnh ngọc trai – nước giếng có phải là biểu tượng của tình yêu chung thuỷ? -> Không phải ca ngợi tình yêu chung thuỷ mà tượng trưng cho mối oan tình được hoá giải: Ngọc trai sáng trong nước giếng = tấm lòng trong trắng của Mị Châu sáng thêm trong nỗi ân hận của Trọng Thuỷ. III. Tổng kết - Củng cố Tiết 19-20: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ - Về truyền thuyết: là cách đánh giá của dân gian về sự kiện và nhân vật lịch sử. 1. Tổng kết: Qua bài học, hãy nêu ra những những định chung về: Thể loại truyền thuyết ý nghĩa của truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ - Về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ: + Bài học về trách nhiệm của mỗi người đối với vận mệnh đất nước, dân tộc + Thái độ nghiêm khắc nhưng cũng đầy cảm thông, bao dung của nhân dân đối với Mị Châu và mối tình Mị Châu – Trọng Thuỷ 2. Củng cố: Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng: Tiết 19-20: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ 1. Theo quan niệm của dân gian, An Dương Vương được thần linh giúp đỡ vì: a. An Dương Vương là vua. b. An Dương Vương không biết xây thành c. An Dương Vương là một vị thần d. An Dương Vương có ý thức với sự an nguy của đất nước 2. Qua hậu thân của Mị Châu dân gian biểu hiện thái độ gì? a. Cho rằng nàng vô tội b. Cho rằng tội của nàng không đáng bị lên án c. Cho rằng nàng là người nặng tình riêng cho nên vô tình phạm tội tiếp tay cho giặc nên phải chịu hình phạt xứng đáng d. Cho rằng nàng là người trung hiếu nhưng bị lừa dối 3. Hình ảnh ngọc trai – nước giếng có ý nghĩa gì? a. Sự nghiêm khắc nhưng bao dung của nhân dân, chứng thực cho tấm lòng trong sáng của Mị Châu b. Sự nghiêm khắc nhưng bao dung của nhân dân, chứng nhận nỗi ân hận và mong muốn hoá giải tội lỗi của Trọng Thuỷ c. Ca ngợi mối tình Mị Châu – Trọng Thuỷ d. Cả A và B đều đúng

File đính kèm:

  • pptTruyen An Duong Vuong va Mi Chau Trong Thuy.ppt