Bài giảng Tổng kết từ vựng

1. Thế nào là biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ.

2. Thế nào là từ mượn? Nguồn gốc của từ mượn?

 

ppt22 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tổng kết từ vựng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Thế nào là biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ. 2. Thế nào là từ mượn? Nguồn gốc của từ mượn? Khác với từ toàn dân biệt ngữ xã hội là những từ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. Ví dụ: Biệt ngữ xh dùng cho tầng lớp hs, sinh viên: trúng tủ, quay cóp, cây gậy, con ngỗng, trứng vịt… Ngoài từ thuần việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,….mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Nguồn gốc của từ mượn: chiếm số lượng lớn là tiếng Hán, bên cạnh đó ta còn vay mượn của ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh, Nga… TổNG KếT Từ VựNG Giáo viên dạy: Nguyễn Trần Thúy An Ngày dạy: 12/12/2011 Lớp dạy: 92 Từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người là từ tượng thanh. Ví dụ: ồm ộp, lao xao, ầm ầm, rào rào, ù ù,… - Từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái, kích thước,… của sự vật, hiện tượng tự nhiên và con người là từ tượng hình. Ví dụ: mảnh mai, móm mém, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc,… 1. Khái niệm 2. Luyện tập BT2. Tìm tên những loài vật là từ tượng thanh. Tú hú, tắt kè, bò, chem chép, chích chòe, cú, ve, bìm bịp,… 2. Luyện tập BT3. Xác định từ tượng hình và giá trị của chúng trong đoạn trích: Đám mây lốm đốm, xám như đuôi con sóc nối nhau bay quấn sát ngọn cây, lê thê đi mãi, bây giờ cứ loáng thoáng nhạt dần, thỉnh thoảng đứt quãng, đã lồ lộ đằng xa một bức vách trắng toát. Đám mây lốm đốm, xám như đuôi con sóc nối nhau bay quấn sát ngọn cây, lê thê đi mãi, bây giờ cứ loáng thoáng nhạt dần, thỉnh thoảng đứt quãng, đã lồ lộ đằng xa một bức vách trắng toát.  Có tác dụng mô tả hình ảnh đám mây một cách cụ thể, sinh động. Cổ tay em trắng như ngà  Là sự xem xét, đối chiếu cái này với cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau, hơn kém nhau. Có tác dụng gợi hình giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được sinh động, cụ thể, biêu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. 1. Khái niệm So sánh Ví dụ: A B b. Nhân hóa VD: Ông trời mặc áo giáp đen ra trận.  Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của con người. Bầu trời lúc chuyển mưa được gọi bằng đại từ nhân xưng và mang những hành động của con người. c. Ẩn dụ VD: Thà rằng liều một thân con Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây  Thúy Kiều  Gia đình Thúy Kiều  Gọi tên hiện tượng, sự vật này bằng tên hiện tượng, sự vật khác có nét tương đồng với nó. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn, lời thơ. d. Hoán dụ VD: Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.  Cuộc đấu tranh của nông dân và công nhân  Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Nói quá VD: Thương em mấy núi cũng leo Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua.  Khẳng định tình cảm của chàng trai dành cho cô gái dù có bao nhiêu khó khăn gian khổ cũng có thể vượt qua.  Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. f. Nói giảm nói tránh VD: Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời.    Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; hoặc thô tục, thiếu lịch sự.  Giảm bớt nỗi đau của nhân dân trước sự ra đi của Bác. g. Điệp ngữ VD: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai. (Chinh phụ ngâm)  Lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.  Diễn tả sâu sắc cảm xúc lúc chia li h. Chơi chữ VD: Có tài mà cậy chi tài, Chữ tài liền với chữ tai một vần.  Tài năng và tai họa nhiều lúc đi liền với nhau.  Lợi dụng đặc sắc về ngữ âm, nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, thú vị. 2. Luyện tập BT2: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau: b. Trong như tiếng hạc bay qua, Đục như tiếng suối mới sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài, Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.  Những từ gạch chân được dùng để so sánh vơi tiếng đàn của Thúy Kiều, tiếng đàn như tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng mưa đổ. 2. Luyện tập BT2. c. Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một tài đành họa hai.  Nhờ biện pháp nói quá, Nguyễn Du đã thể hiện đầy ấn tượng nhân vật Thúy Kiều với tài sắc vẹn toàn. d) Gác kinh viện sách đôi nơi, Trong gang tấc lại gấp mười quan san.  Nói quá : sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Kiều với Thúc Sinh. Bài tập thảo luận nhóm: (2p) Ẩn dụ có gì giống và khác với so sánh?  Giống nhau: Cùng đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có những nét tương đồng. Khác nhau: So sánh là đối chiếu hai sự vật một cách công khai qua những từ so sánh như, tựa như, là… Ẩn dụ là so sánh ngầm, không có từ so sánh, người đọc phải tự tìm ra hình ảnh muốn nói đã được ẩn đi. Tập viết đoạn văn có sử dụng từ tượng thanh, tượng hình. Tập viết đoạn văn có sử dụng một trong các biện pháp tu từ từ vựng. Học bài, làm bài tập SGK. Chuẩn bị bài mới “Tập làm thơ tám chữ”.

File đính kèm:

  • ppttong ket tu vung tt lop 9.ppt
Giáo án liên quan