Hormone sinh dục là một nhóm các hợp chất dẫn xuất của steroid, do cơ quan sinh dục tiết ra hoặc tuyến thượng thận, có tác dụng lên sự hình thành và phát triển các đặc điểm giới tính. Gồm:
-Hormone sinh dục nữ
-Hormone sinh dục nam
Cơ chế: các hormone có bản chất là stereid tác động theo cách thứ nhất- ảnh hưởng đến quá trình biểu hiện gen, trung tâm đầu tiên bị tác động là nhân tế bào.
48 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tìm hiểu Hormone sinh dục, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu Hormone sinh dục. Sinh viên: Tống Thị Thúy Vân Lớp 46A Sinh- Đại học Vinh I.Khái niệmII.Hormone sinh dục nữIII.Hormone sinh dục nam I.Khái niệm: Hormone sinh dục là một nhóm các hợp chất dẫn xuất của steroid, do cơ quan sinh dục tiết ra hoặc tuyến thượng thận, có tác dụng lên sự hình thành và phát triển các đặc điểm giới tính. Gồm: -Hormone sinh dục nữ -Hormone sinh dục nam Cơ chế: các hormone có bản chất là stereid tác động theo cách thứ nhất- ảnh hưởng đến quá trình biểu hiện gen, trung tâm đầu tiên bị tác động là nhân tế bào. Hormone sinh dục nữ chủ yếu được tiết ra từ buồng trứng nên còn gọi là hormone của buồng trứng gồm 2 loại chính là estrogen và progesteron. Ngoài ra hoàng thể (thể vàng) còn bài tiết 1 loại hormone khác nữa là inhibin. II.Hormone sinh dục nữ: 1.Estrogen: 1.1. Nguồn gốc, bản chất hóa học và sinh tổng hợp: - Là 1 loại hormone do 1 số cơ quan sinh dục nữ tiết ra. - Ở phụ nữ bình thường không có thai, estrogen được bài tiết chủ yếu ở buồng trứng, chỉ 1 lượng rất nhỏ do tuyến vỏ thượng thận bài tiết. Khi có thai, rau thai bài tiết 1 lượng lớn estrogen. Ở buồng trứng, estrogen do các tế bào vỏ trong và các tế bào hạt của nang trứng bài tiết trong nửa đầu chu kì kinh nguyệt(CKKN) và nửa sau do hoàng thể tiết ra. Ở rau thai, estrogen do các tế bào lá nuôi bài tiết, nồng độ tăng dần, vào cuối thời kì có thai nồng độ có thể gấp 30 lần so bình thường. Hầu hết là estron (hoạt tính yếu nhất), được tổng hợp từ androgen tuyến thượng thận của mẹ và rau thai. Tế bào lá nuôi chỉ là bước chuyển hóa trung gian androgen thành estrogen. - Có 3 loại estrogen có mặt với 1 lượng đáng kể trong huyết tương đó là: 17beta-estradiol, estron và estriol, trong đó chủ yếu là 17beta-estradiol được bài tiết nhiều nhất và có tác dụng sinh học mạnh nhất. Tác dụng của 17beta-estradiol mạnh gấp 12 lần estron và gấp 80 lần estriol. Vì vậy estriol được xem là estrogen yếu nhất, nó là dạng chuyển hóa của 17beta-estradiol và estron. Cả 3 loại đều có bản chất hoá học là steroid và được tổng hợp ở buồng trứng từ cholesterol và cũng có thể từ acetyl coenzim A. - Công thức hóa học của 3 loại estrogen như sau: 1.2. Vận chuyển và thoái hóa: - Trong máu estrogen gắn lỏng lẻo chủ yếu với albumin của huyết tương và globulin gắn đặc hiệu với estrogen. Máu sẽ vận chuyển và giải phóng estrogen cho mô đích trong khoảng thời gian 30 phút. Tại gan estrogen sẽ kết hợp với glucuronid và sutfat thành những hợp chất bài tiết theo đường mật(khoảng 1/5 tổng lượng) và theo đường nước tiểu (khoảng 4/5). Gan cũng có tác dụng chuyển dạng estrogen mạnh là estradiol và estron thành dạng estriol yếu. Do vậy nếu chức năng gan yếu, hoạt tính estrogen sẽ tăng, có khi gây ra cường estrogen. 1.3.Tác dụng của estrogen: - Làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nữ thứ phát kể từ tuổi dậy thì bao gồm phát triển các cơ quan sinh dục, phát triển lớp mỡ dưới da, giọng nói trong, dáng mềm mại… Tác dụng lên tử cung: + Làm tăng kích thước tử cung ở tuổi dậy thì và khi có thai. + Kích thích sự phân chia lớp nền là lớp tái tạo ra lớp chức năng trong nửa đầu của CKKN. + Tăng tạo các mạch máu mới ở lớp chức năng và làm cho các mạch máu này trở thành động mạch xoắn cung cấp máu cho lớp niêm mạc chức năng. Tăng lưu lượng máu đến lớp niêm mạc chức năng. + Kích thích sự phát triển các tuyến niêm mạc. Tăng tạo glycogen chứa trong tuyến nhưng không bài tiết. + Tăng khối lượng tử cung, tăng hàm lượng actin và myosin trong cơ đặc biệt trong thời kì có thai. +Tăng co bóp tử cung. Tăng tính nhạy cảm của cơ tử cung với oxytocin. -Tác dụng lên cổ tử cung: Dưới tác dụng của estrogen,các tế bào biểu mô của niêm mạc cổ tử cung bài tiết 1 lớp dịch nhày, loãng, mỏng. Dịch này có thể kéo sợi dài khi được đặt vào lam kính. Khi để khô trên lam kính, dịch cổ tử cung có hiện tượng tinh thể hóa và soi lam kính dưới kính hiển vi thấy hình ảnh ”dương xỉ”. Những đặc điểm trên được dùng làm chỉ số đánh giá sự bài tiết estrogen trong nửa đầu của CKKN. -Tác dụng lên vòi trứng: + Làm tăng sinh mô tuyến của niêm mạc ống dẫn trứng. + Làm tăng sinh các tế bào tiểu mô lông. + Tăng hoạt động của các tế bào biểu mô lông rung theo 1 chiều, hướng về phía tử cung. Tất cả các tác dụng của estrogen lên ống dẫn trứng đều nhằm giúp trứng đã thụ tinh di chuyển vào tử cung dễ dàng. - Tác dụng lên âm đạo: + Làm thay đổi biểu mô âm đạo tư dạng khối thành biểu mô tầng vững chắc hơn do vậy tăng khả năng chống đỡ với các chấn thương và nhiễm khuẩn. + Kích thích các tuyến của âm đạo bài tiết dịch axid. - Tác dụng lên tuyến vú (gọi là hormone tăng trưởng tuyến vú): + Phát triển các hệ thống ống tuyến. + Phát triển mô đệm ở vú. + Tăng lắng đọng mỡ ở vú. + Tăng quầng vú và sậm màu lúc dậy thì. - Tác dụng lên chuyển hóa: + Tăng tổng hợp protein ở các mô đích như tử cung, tuyến vú, xương. + Tăng nhẹ quá trình sinh tổng hợp protein của toàn cơ thể ở 1 số mô (khác so testosteron tăng tổng hợp trên khắp cơ thể). + Tăng lắng đọng mỡ dưới da, đặc biệt ở ngực, mông, đùi để tạo dáng nữ. + Tăng nhẹ tốc độ chuyển hóa, bằng 1/3 tác dụng của testosteron. - Tác dụng lên xương: + Tăng hoạt động của các tế bào tạo xương (osteoblast).Vì vậy vào tuổi dậy thì tốc độ phát triển cơ thể nhanh. + Kích thích gắn đầu xương vào thân xương (mạnh hơn so testosteron nên phụ nữ ngừng cao sớm hơn so nam giới). + Tăng lắng đọng muối calci-phosphat ở xương (yếu hơn testosteron). + Làm nở rộng xương chậu.Do những tác dụng ở trên, nếu thiếu estrogen (ở người già) sẽ gây hiện tượng loãng xương. - Tác dụng trong thời kì có thai: + Tăng kích thước và trọng lượng cơ tử cung. + Phát triển ống tuyến vú và mô đệm. + Phát triển đường ống sinh dục ngoài. Giãn và làm mềm thành âm đạo, mở rộng lỗ âm đạo. + Giãn khớp mu,dây chằng. + Tăng tốc độ sản sinh các tế bào ở mô có thai. - Các tác dụng khác:+ Gần ngày hành kinh cơ thể phụ nữ tích đọng nước và muối khoáng nên cơ thể có hiện tượng tăng cân.+ Làm các tuyến nhờn ở da tiết nhiều dịch nhầy, có tác dụng chống mụn trứng cá.+ Estrogen làm giảm choslesteron trong huyết tương, giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch ở phụ nữ. + Tăng tác dụng giữ ion Na+ và giữ nước (yếu trừ khi có thai). 1.4. Điều hòa bài tiết: - Estrogen được bài tiết nhiều hay ít phụ thuộc nồng độ LH (Luteinizing Hormone) của tuyến yên. Nồng độ LH tăng kích thích các tế bào lớp trong nang trứng bài tiết estrogen, khi nồng độ LH thấp sẽ bài tiết ít. - Điều hòa theo nhịp sinh học: vào khoảng ngày 1-5 của CKKN nồng độ estrogen trong máu rất thấp, sau đó tăng dần và cao nhất vào giữa CKKN, sau khi phóng noãn nồng độ hơi giảm rồi lại tăng tiếp tục trong nửa sau CKKN, đến khoảng ngày 20-22 của CKKN nồng độ giảm xuống đột ngột. 2. Progesteron (hormone dưỡng thai): 2.1. Sinh tổng hợp và bản chất hóa học: - Ở phụ nữ không có thai,nửa đầu của CKKN nang trứng và tuyến vỏ thượng thận chỉ bài tiết 1 lượng nhỏ progesteron, nửa sau CKKN progesteron được bài tiết chủ yếu ở thể vàng. Ở phụ nữ có thai, rau thai bài tiết 1 lượng đáng kể (0,25 mg/ngày) progesteron cho tới cuối thời kì có thai. Cũng như estrogen, progesteron có bản chất hóa học là hợp chất steroid được tổng hợp từ cholesterrol hoặc từ acetyl-coenzim A. Công thức hóa học của progesteron như sau: 2.2. Vận chuyển và thoái hóa: - Progesteron trong máu được vận chuyển dưới dạng gắn chủ yếu với albumin huyết tương và globulin gắn đặc hiệu với progesteron. - Vài phút sau khi được bài tiết, progesteron được thoái hóa thành các steroid khác không có tác dụng của progesteron. Gan là 1 cơ quan đặc biệt tham gia vào sự chuyển hóa này. - Sản phẩm cuối cùng là pregnanediol được bài tiết theo nước tiểu (khoảng 10% bài xuất dưới dạng progesteron). Do vậy, người ta có thể đánh giá mức độ tạo progesteron trong cơ thể thông qua mức bài xuất progesteron qua đường nước tiểu. 2.3.Tác dụng của progesteron: - Tác dụng lên tử cung: + Kích thích sự bài tiết ở niêm mạc tử cung trong nửa sau của CKKN + Làm giảm co bóp cơ tử cung, ngăn cản việc đẩy trứng đã thụ tinh ra ngoài và tạo môi trường ổn định cho bào thai phát triển. - Tác dụng lên vòi trứng: + Kích thích niêm mạc vòi trứng bài tiết dịch chứa chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh thực hiện quá trình phân chia trong khi di chuyển vào buồng tử cung. - Tác dụng lên cổ tử cung: + Kích thích các tế bào tuyến niêm mạc tiết lớp dịch nhày, quánh,dày. - Tác dụng lên tuyến vú: + Làm phát triển thùy tuyến. + Kích thích các tế bào bọc tuyến vú tăng sinh, to lên và trở nên có khả năng bài tiết. - Tác dụng lên cân bằng điện giải: + Nồng độ progesteron cao có thể làm tăng tái hấp thu ion Na+, Cl- và nước ở ống lượn xạ. -Tác dụng lên thân nhiệt: + Làm tăng nhiệt độ của cơ thể có lẽ do progesteron tác dụng lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi. - Tác dụng trong thời kì có thai: + Làm phát triển tế bào màng rụng nội mạc ở tử cung. + Giảm co bóp cơ tử cung khi có thai, do đó ngăn cản sảy thai. + TĂng bài tiết dịch vòi trứng và niêm mạc tử cung để cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi. + Ảnh hưởng đến quá trình phân chia của trứug đã thụ tinh. +Phát triển thùy và bọc tuyến vú. 2.4. Điều hòa bài tiết: + Sự bài tiết progesteron chịu ảnh hưởng trực tiếp của hormone LH do tuyến yên bài tiết. Nồng độ LH tăng trong máu thể vàng đuợc nuôi dưỡng và bài tiết nhiều progesteron và ngược lại. Điều hòa theo nhịp sinh học: trong nửa đầu của CKKN progesteron được bài tiết rất ít, nhưng sau hiện tượng phóng noãn, progesteron được bài tiết tăng dần và cao nhất vào ngày 20-22 của CKKN rồi sau dó cũng giảm đột ngột như estrogen. - Hormone sinh dục nữ được bài tiết kể từ tuổi dậy thì và kéo dài khoảng 30 năm, sau đó buồng trứng không hoạt động nữ và lượng 2 hm này gần như bằng không. 3. Một số bệnh liên quan đến hormone buồng trứng: Thiếu estrogen làm xương dễ biến dạng và gãy, nhất là ở cột sống do giảm hoạt động các tế bào tạo xương, giảm khung protein ở xương, giảm lắng đọng calci và phosphat ở xương. Nhược năng: + do bẩm sinh làm các đặc tính sinh dục thứ phát không xuất hiện, cơ quan sinh dục mang tính trẻ con. + Hay do bị cắt bỏ buồng trứng dẫn đến không bài tiết được estrogen và progesterron làm cho cơ quan sinh dục teo nhỏ. - Trong thời kì mãn kinh,do giảm lượng estrogen, gây dễ mắc bệnh loãng xương, viêm âm đạo, viêm bàng quang, xơ vữa động mạch. Những bất thường của hormone sinh dục gây tổn thương não bộ. Gây ung thư vú. Ưu năng hormone buồng trứng ít gặp Vì khi dó nó sẽ gây ức chế ngược đến tuyến yên làm giảm bài tiết FSH và LH (cơ chế điều hòa ngược). Ưu năng gây u buồng trứng. *) Estrogen trong cơ thể nam: Được sản xuất tại dịch hoàn (khoảng bằng 1/9 ở nữ không có thai). Estrogen cũng có thể được tái hấp thu trở lại ở nước tiểu. Nguồn gốc:1) tế bào sertoli sản xuất; 2) được sản xuất từ testosteron hay androstenedione tại các mô khác. III.Hormone sinh dục nam: Hormone sinh dục nam được gọi với tên chung là androgen (gồm: testosteron, androstenedion và dihydrotestosstron, trong đó testosteron được xem là hormone quan trọng nhất), là nhóm các chất sinh học, kể cả các thuốc tác động đến giới tính nam, giúp phát triển và điều hòa hoạt động bình thường của cơ quan sinh dục nam giới. Đặc điểm hóa học và trao đổi: Tất cả androgen đều là các steroid 19C. Cả trong dịch hoàn và tuyến thượng thận androgen được tổng hợp từ cholesteron hay trực tiếp acetyl coemzim A. Sau khi được tiết ra từ dịch hoàn, phần lớn (97%) testosteron ở dang liên kết lỏng lẻo với albumin huyết tương hoặc chặt hơn với beta-globulin (gonadal steroid-binding globulin) và lưu thông trong máu tù 15 đến 30 phút rồi đến các cơ quan đích hoặc bị phân hủy và bài tiết. Tại mô đích, 1 lượng lớn testosteron biến đổi thành dihydrotestotron, 1 phần nhỏ biến đổi tạo 5-anpha-androstanediol (đặc biệt tại tuyến tiền liệt hay cơ quan sinh dục ngoài của bào thai). Một số tác dụng của testosteron phụ thuộc vào bước biến đổi này, trong khi đó 1 số tác dụng khác lại không. Nguồn gốc -. Tiết ra trong dịch hoàn: Do tế bào Laydig bài tiết, gồm cả 3 loại androgen, trong đó testosteron là thành phần chính, 1 phần lớn biến đổi thành dihydrotestostron là dạng hoạt động hơn để gây tác dụng tại tế bào đích. -Tiết ra ở tuyến thượng thận: bài tiết ít nên không có vai trò quan trọng. - Tiết ra ở buồng trứng: bình thường buồng trứng sản xuất 1 lượng nhỏ androgen. Trong 1 số trường hợp, các tế bào còn lại ở nang trứng sau khi các tế bào trứng chín đã rụng có thể phát triển thành u nang và có khả năng sản xuất androgen. Phân hủy và thải trữ: lượng testosteron không gắn với mô đích sẽ nhanh chóng bị biến đổi chủ yếu do tác dụng của gan tạo androsteron và dehydroepiandrosteron rồi kết hợp với glucuronid hoặc sulphat và được bài xuất ra khỏi cơ thể theo đường mật qua ruột rồi ra phân hoặc qua thận ra nước tiểu ra ngoài. Cơ chế tác dụng của testosteron: Sau khi được đưa đến các cơ quan đích, Testosteron tác dụng theo hai cơ chế: a) Testosrone có thể tác động trực tiếp lên các tế bào ở cơ quan đích, b) Dưới tác động của men 5-areductase, Testosrone chuyển thành Dihydrotestosterone, là một androgen mạnh, rồi cả Testosrone lẫn Dihydrotestosterone mới gắn lên thụ thể androgen ở cơ quan đích và phát huy tác dụng. Mặc dầu testosteron và dihydrotestosterone đều gắn với các thụ thể giống nhau, nhưng chức năng sinh lý của hai androgen này lại khác nhau. Phức hợp testosterone-thụ thể có chức năng điều hòa tiết các hormone hướng sinh dục (LH, FSH), thúc đẩy sự phát triển của các ống Wolff trong giai đoạn biệt hóa sinh dục, đồng thời kích thích quá trình sinh tinh. Phức hợp dihydrotestosterone-thụ thể lại có chức năng nam tính hóa thể hình trong giai đoạn phôi thai, thúc đẩy hoạt động các androgen lúc trưởng thành sinh dục, duy trì quá trình sinh sản tinh trùng. 2. Tác dụng của testosteron(T): Androgens rất cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của tinh hoàn, sự phát triển của các đặc tính sinh dục thứ phát của nam giới, hệ thống cơ-xương, libido và quá trình sinh tinh trùng. T là androgen quan trọng nhất. -. Trong thời kì bào thai : + Kích thích sự phát triển đường sinh dục ngoài của bào thai theo kiểu nam như tạo dương vật, tuyến tiền liệt, túi tinh, ống dẫn tinh. + Kích thích đưa tinh hoàn từ bụng xuống bìu.. - Làm xuất hiện và bảo tồn các đặc tính sinh dục nam thứ phát kể từ tuổi dậy thì gồm phát triển dương vật, túi tinh, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt, đường dẫn tinh, mọc lông, râu, giọng nói trầm, mọc mụn…. - Kích thích sự sản sinh tinh trùng: + Kích thích sự hình thành tinh nguyên bào và sự phân chia giảm nhiễm. +Kích thích sự tổng hợp protein và bài tiết dịch từ tế bào Sertoli. -Tác dụng trực tiếp lên chuyển hóa protein và cấu tạo cơ: Dưới tác dụng của testosteron khối cơ của cơ thể nam có thể tăng hơn 50% so nữ. Ngoài cơ, protein những vị trí khác của cơ thể cũng tăng. - Tác dụng lên xương: + Làm tăng tổng hợp khung protein của xương. + Phát triển và cốt hóa sụn liên hợp ở đầu xương dài. + Làm dày xương. + Tăng lắng đọng muối calci-phosphat ở xương do đó làm tăng sức mạnh của xương. - Tác dụng lên chuyển hóa cơ sở: Nồng độ testosteron tăng, mức chuyển hóa cơ sở tăng 15%. - Các tác dụng khác: + Làm tăng số lượng hồng cầu trong 1mm3 máu khoảng 20%. + Tăng nhẹ sự tái hấp thu Na+ ở ống lượn xa. 3. Điều hòa bài tiết: Mỗi ngày có khoảng 5 mg testosteron được đưa vào dòng máu và cũng có khoảng 5 mg testosteron bị phân hủy ở gan nhằn đảm bảo cho lượng testosteron luôn được cân bằng trong máu. + Thời kì bào thai: bài tiết ít dưới tác dụng của hormone HCG do rau thai bài tiết. + Thời kì trưởng thành: bài tiết dưới tác dụng của LH do t.yên bài tiết. + Sự bài tiết hormone thay đổi theo thời gian trong ngày, trong năm và suốt cuộc đời. + Được bài tiết kể từ tuổi dậy thì và kéo dài suốt đời. Điều hòa sản xuất testosteron theo cơ chế điều hòa ngược âm tính (cơ chế feedback âm tính). Nghĩa là sau khi được sản xuất ra, chính testosteron lại quay trở lại để tham gia điều hòa quá trình sản xuất nó. Cụ thể, khi nồng độ testosteron trong máu tăng lên trên mức sinh lý , nó được vận chuyển theo dòng máu đến vùng dưới đồi làm giảm bài tiết hormone GnRH, đồng thời nó cũng được đưa đến vùng tuyến yên làm giảm sự nhạy cảm của các tế bào hướng sinh dục của vùng này đối với hormone GnRH. Cả hai yếu tố này làm cho sự bài tiết LH của tuyến yên giảm đi, từ đó kéo theo sự bài tiết testosteron của tinh hoàn giảm theo, làm giảm nồng độ testosteron trong máu. Ngược lại khi nồng độ testosteron trong máu giảm dưới mức sinh lý thì nó kích thích vùng dưới đồi tăng cường sản xuất GnRH, đồng thời làm tăng tính nhạy cảm của các tế bào hướng sinh dục ở vùng dưới đồi đối với nhịp phóng GnRH để tăng sản xuất LH từ đó làm tăng nồng độ testosteoron trong máu. Một yếu tố khác là LH cũng có khả năng điều hòa sản xuất testosteoron bằng cách làm giảm độ nhạy của các thụ thể LH có trên bề mặt của tế bào Leydig, từ đó làm giảm sự bài tiết testosteron của tinh hoàn. Ngoài ra chính Testosterone cũng tự điều chỉnh bằng cách điều chỉnh cytochrome P-540 ở ty lạp thể để điều hoà tổng hợp testosterone. Cơ chế điều khiển sản xuất hormone sinh dục namDưới tác động của vỏ não, vùng dưới đồi sản xuất ra hormone GnRH. Hormone này có tác dụng kích thích thùy trước tuyến yên sản xuất ra LH và FSH. Hai hormone này có tác dụng tới tinh hoàn, kích thích tinh hoàn sản xuất tinh trùng và testosteron... 4. Các bệnh liên quan: Trong thời kì bài thai, thiếu testosteron dẫn đến sự rối loạn phát triển các cơ quan sinh dục phụ nam. Thay vào đó là cơ quan sinh dục nữ được tạo thành. Bào thai nữ có thể sinh ra với bộ phận sinh dục ngoài kiểu nam nếu tinh hoàn sản xuất quá nhiều androgen (đồng tính luyến ái). U tế bào Laydig do tiết quá nhiều testosteron. - U tế bào mầm - Estrogen ở nam bài tiết quá nhiều gây chứng u to ở đàn ông. -Thiếu testosteron gây nên chứng thiểu năng sinh dục nam, làm cơ và xương yếu, béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, teo cơ. - Tác dụng điều trị bệnh: + Đề phòng và điều trị bệnh xốp xương ở cả nam và nữ. + Dự phòng và điều trị bệnh tiểu đường. + Giúp điều hòa hệ thống miễn dịch. Ưu năng testosteron làm tăng khả năng tình dục và tính nóng nảy ở đàn ông cũng có liên quan đến nồng độ testosteron ở các mô khác nhau. Hormone sinh dục thay đổi theo tuổi tác. Nữ: tăng estrogen không làm tăng dục năng nhưng nếu cung cấp cho nam lại làm tăng ham muốn tình dục. Trong cơ thể hormone nam và nữ có thể chuyển hóa lẫn nhau: ** INHIBIN: Là 1 hợp chất glycopotein có trọng lượng phân tử 10.000 đến 30.000 dalton, do tế bào Sertoli bài tiết. Tác dụng điều hòa sản sinh tinh trùng thông qua cơ chế điều hòa ngược đối với sự bài tiết FSH của tuyến yên. Điều hòa bài tiết: khi ống sinh tinh sản sinh quá nhiều tinh trùng, tế bào Sertoli bài tiết inhibin. Cơ chế theo kiểu ức chế ngược. *)Tác hại của việc dùng thuốc chứa androgen: Thuốc là hormone có các androgen, đều thuộc loại nguy hiểm, cần được chỉ định và hướng dẫn sử dụng bởi các bác sĩ chuyên khoa. Nếu sử dụng không đúng sẽ gây các tác dụng phụ nặng nề, thậm chí rất nguy hiểm. Thuốc là hormone có các androgen, đều thuộc loại nguy hiểm, cần được chỉ định và hướng dẫn sử dụng bởi các bác sĩ chuyên khoa. Nếu sử dụng không đúng sẽ gây các tác dụng phụ nặng nề, thậm chí rất nguy hiểm.Testosteron và nhiều androgen khác dùng lâu dài có thể gây một số tác dụng phụ như chứng to vú ở đàn ông (theo cơ chế chưa được biết rõ vì thuốc kháng androgen như Cimetidin cũng có tác dụng phụ này), gây viêm gan tắc mật dẫn đến vàng da (dùng lâu dài có thể gây ung thư gan). Một androgen khác thường bị lạm dụng không chỉ ở nam giới mà còn ở nữ giới, đó là Durabolin. Durabolin là tên biệt dược của androgen phenylpropionat, thường bị lạm dụng làm “thuốc bồi dưỡng làm tăng cân, tăng lực”. Durabolin không dùng điều trị thiểu năng sinh dục nam mà tác dụng chủ yếu của nó là đồng hóa protein, tức giúp cơ thể hấp thu, biến dưỡng tốt chất đạm và vận chuyển các acid amin của chất đạm vào mô cơ, làm cho cơ thể tăng khối lượng cơ, tăng cân, tăng sức. Durabolin không chỉ có các tác dụng phụ của androgen nói chung đã kể trên; mà đối với phụ nữ, nếu không hiểu rõ, sử dụng liều cao và lâu ngày còn có thể bị triệu chứng nam tính hóa: rậm lông, giọng nói trầm, rụng tóc (nam giới bị hói đầu có thể do androgen), nổi trứng cá ở mặt, rối loạn rụng trứng và có thể mất kinh.
File đính kèm:
- Hormone Sinh duc.ppt