Bài giảng Tiết141: những ngôi sao xa xôi_ Lê Minh Khuê

I/ Đọc và tìm hiểu chú thích:

 

1/ Tác giả: LÊ MINH KHUÊ.

-Lê Minh Khuê sinh năm 1949.

-Quê ở huyện Tĩnh Gia,Tỉnh Thanh Hoá.

-Sở trường về truyện ngắn.

-Viết về cuộc sống chiến đấu ở tuyến

đường Trường Sơn.

 

ppt11 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết141: những ngôi sao xa xôi_ Lê Minh Khuê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGD & ĐT TX DĨ AN TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH. Ngữ Văn 9 GVBM: VƯƠNG BÍCH THUỶ Chào mừng quý thầy cơ về dự tiết học! Giáo viên soạn giảng: Vương Bích Thuỷ Cảnh vận chuyển khí giới trên tuyến đường Trường Sơn Cảnh vận chuyển lương thực trên tuyến đường Trường Sơn Bộ đội hành quân trên tuyến đường Trường Sơn. -Các cơ gái thanh niên xung phong rất dũng cảm bất chấp mọi khĩ khăn, gian khổ. -Các cơ rất lạc quan yêu đời. Tin tưởng ở chiến thắng. Đường Trường Sơn ngày nay. Tiết141: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI LÊ MINH KHUÊ I/ Đọc và tìm hiểu chú thích: 1/ Tác giả: LÊ MINH KHUÊ. -Lê Minh Khuê sinh năm 1949. -Quê ở huyện Tĩnh Gia,Tỉnh Thanh Hoá. -Sở trường về truyện ngắn. -Viết về cuộc sống chiến đấu ở tuyến đường Trường Sơn. 2/ Tác Phẩm : Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay của tác giả, sáng tác 1971 lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc diễn ra ác liệt. 3/ Thể loại: Tác phẩm thuộc thể loại gì? Truyện ngắn. Đoạn 2: Phần còn lại. 4/ Bố cục: Hãy xác định bố cục của truyện?Nêu nội dung từng phần? Gồm hai đoạn. Đoạn 1: Từ đầuThường xuyên. Cuộc sống chiến đấu và hoàn cảnh riêng của từng nhân vật. Một lần phá bom và tâm trạng của họ. 5/ Đại ý: Truyện nhằm đề cập đến vấn đề gì? Truyện viết về cuộc sống chiến đấu gian khổ, hiểm nguy của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ cùng với những vẻ đẹp tâm hồn của họ. II/ Tìm hiểu bài: 1/ Tóm tắt truyện: Hãy tóm tắt ngắn gọn truyện những ngôi sao xa xôi? Ba nữ thanh niên xung phong làm thành tổ trinh sát mặt đường, tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do địch gây ra, đánh dấu vị trí những trái bom chưa nổ và phá bom .Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đấn bất cứ lúc nào …Họ sống trong một cái hang dưới chân cao điểm tách xa đơn vị .Cuộc sống của họ dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là họ rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính .Phương Định nhân vật chính là một cô gái giàu cảm xúc, hay mơ mộng, hồn nhiên và luôn nhớ về những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ .Ở phần cuối, truyện tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật, chủ yếu là Phương Định trong một lần phá bom, Nho bị thương và sự lo lắng, săn sóc của đồng đội. Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Truyện được trần thuật từ nhân vật nào?Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện? -Truyện gồm có 3 nhân vật: Phương Định,Nho và chị Thao (đội trưởng). -Phương Định là nhân vật chính trong truyện. -Truyện được trần thuật qua lời một nhân vật và cũng là nhân vật chính:Phương Định .Chính bằng sự lựa chọn vai kể ở ngôi thứ nhất này nhà văn đã tạo thuận lợi để biểu hiện đời sống nội tâm với nhiều cảm xúc,ấn tượng, hồi tưởng của nhân vật, làm thể hiện vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên của những cô gái thanh niên xung phong… 2/ Điểm khác nhau và giống nhau của ba nhân vật: Chị Thao: a/ Điểm khác nhau: Đội trưởng, sợ máu, áo nào cũng thêu, thích chép bài hát và tỉa lông mày. Nho: Cái cổ tròn, trông nhẹ và mát mẽ như một que kem. Phương Định: Con gái Hà Nội, loại khá, tóc dày, cổ cao, mắt có cái nhìn xa xăm, thích ngắm mình trong gương, hàng đêm say sưa hát ầm ĩ. Mỗi người có một hoàn cảnh và cá tính riêng. b/ Điểm giống nhau: Họ có những điểm gì giống nhau? Họ giống nhau về lòng dũng cảm và lý tưởng sống. Tiết học đến đây kết thúc. Chúc thầy cô và các em học sinh vui vẻ!

File đính kèm:

  • pptnhung ngoi sao xa xoi(3).ppt
Giáo án liên quan