Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
? Em hãy cho biết cụm từ “ Người cha” để chỉ ai ?
Vì sao có thể ví Bác Hồ với người cha?
23 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 99- Tiếng việt: Ẩn dụ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN 6 TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT Kiểm tra bài cũ: - Nhân hoá là gì ? Hãy nêu các kiểu nhân hoá ? Cho ví dụ mỗi kiểu ? - Viết đoạn văn ngắn 3 câu có sử dụng phép nhân hoá ? Nêu tác dụng ? Tiết 99- Tiếng việt ẨN DỤ I- Bài học: 1) Ẩn dụ là gì ? Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm. ? Em hãy cho biết cụm từ “ Người cha” để chỉ ai ? Vì sao có thể ví Bác Hồ với người cha? “ Người là cha, là Bác, là Anh Quả tim lớn lọc trămdòng máu nhỏ” ( Tố Hữu ) “Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm” (Minh Huệ) Hãy so sánh cách diễn đạt của hai câu thơ của Tố Hữu với hai câu thơ của Minh Huệ có gì giống và khác nhau ? Giống: đều so sánh Bác Hồ với người cha Khác: Câu thơ của Tố Hữu: sự so sánh có 2 vế A và B Câu thơ của Minh Huệ chỉ có 1 vế.Vế kia lược bỏ. Khi lược bỏ 1 vế thì phép so sánh đó gọi là so sánh ngầm hay gọi là ẩn dụ.Vậy ẩn dụ là gì? Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Quan sát ví dụ: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.” ( Nguyễn Khoa Điềm) Mặt trời của mẹ là gì? Cu Tai ( của mẹ) đang nằm trên lưng mẹ. So sánh 2 câu in đậm theo em câu nào hay hơn ? Vì sao ? Đáp án: Câu thơ Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng là câu thơ hay hơn. Vì hình ảnh mặt trời của mẹ là ẩn dụ ( chỉ con của mẹ. Con là niềm vui, là lẽ sống, là tình yêu, là hy vọng của mẹ) Vậy ẩn dụ có tác dụng gì trong câu thơ, câu văn? Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. ? Cho ví dụ câu thơ hay ca dao có dùng ẩn dụ? VD: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” 2. Các kiểu ẩn dụ: Về thăm nhà Bác làng Sen, Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. ? “ Thắp” chỉ hoạt động nào của hoa râm bụt? Chúng giống nhau ở điểm gì? Trả lời: Hoạt động nở của hoa - giống về cách thức. Kiểu thứ 1 ?Lửa hồng dùng để chỉ hiện tượng và sự vật nào? Trả lời:Màu đỏ của hoa và hình ảnh ngọn lửa.Giống về hình thức.Kiểu thứ 2 Đọc lại câu thơ của Minh Huệ. Cho biết điểm giống nhau giữa người cha và Bác là ở điểm nào? Trong các điểm đó, điểm nào là nổi trội hơn cả? *- người đàn ông lớn tuổi đáng kính yêu thương, dịu dàng, chăm sóc các con.Tình yêu thương là nổi trội hơn cả. Đó là ẩn dụ phẩm chất.Kiểu thứ 3. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau cơn mưa, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. (Nguyễn Tuân) Giòn tan nêu đặc điểm của sự vật nào? Giòn tan là cảm giác của giác quan nào ? Nắng có thể dùng vị giác để cảm nhận không? Trả lời: Giòn tan là đặc điểm của bánh. Cảm giác của vị giác.Đây là sự chuyển đổi cảm giác. Kiểu thứ 4. 2) Các kiểu ẩn dụ: Có 4 kiểu là: Ẩn dụ hình thức Ẩn dụ cách thức Ẩn dụ phẩm chất. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. II. Luyện tập: Bài 1/69: So sánh đặc điểm& tác dụng của 3 cách diễn đạt sau: C1: Bác Hồ mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm C2: Bác Hồ như người Cha Đốt lửa cho anh nằm C3: Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm. So sánh đặc điểm, tác dụng. Cách 1: miêu tả trực tiếp – cách diễn đạt bình thường. Cách 2: sử dụng so sánh , có tác dụng định danh lại. - Cách 3: ẩn dụ ,có tác dụng hình tượng hoá, hàm súc hơn phép so sánh. Bài 2/70: Tìm các ẩn dụ hình tượng trong các ví dụ sau. Nêu nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau. a/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. “ăn quả”: hưởng thụ thành quả lao động : ẩn dụ cách thức. “kẻ trồng cây”: người lao động : ẩn dụ phẩm chầt. b)Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng . Mực, đen có nét tương đồng về phẩm chất với hoàn cảnh xấu, phẩm chất xấu. Đèn và sáng có nét tương đồng về phẩm chất với cái tốt, cái hay. Bài 3/70: Tìm các ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong các ví dụ sau. Nêu tác dụng trong việc miêu tả sự vật , hiện tượng. a/Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng cao đầu lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt. ( Tô Hoài) Mùi hồi ( khứu giác ) thấy mùi hồi ( thị giác) chảy qua mặt ( xúc giác) IV- Củng cố: - Phép ẩn dụ là gì ? Có mấy kiểu ẩn dụ ? -Cho một số ví dụ thơ văn có các kiểu ẩn dụ? Cho biết các câu sau đây có sử dụng ẩn dụ không? a)Mỗi ngày mặt trời đều mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây. b)Chiếc thuyền im, bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thứ vỏ. V- Dặn dò: - Học thuộc bài. - Làm tiếp bài tập 3 (câu c,d) / 70. - Chuẩn bị bài mới : " Luyện nói về văn miêu tả "
File đính kèm:
- bai giang TV an du.ppt